Tỷ phú Elon Musk kiếm được gần 34 tỷ USD ngay trong phiên giao dịch đầu năm 2022

Tài sản của siêu tỷ phú Elon Musk tăng thêm 33,8 tỷ USD sau phiên giao dịch hôm qua, lên 304,2 tỷ USD.

Elon Musk đã bắt đầu năm 2022 theo một cách vô cùng ấn tượng. Cổ phiếu Tesla tăng 13,5% lên 1.199,78 USD trong phiên giao dịch ngày hôm qua (3/1) do báo cáo quý IV năm ngoái vượt kỳ vọng của các nhà phân tích.

Nhờ đó, tài sản của Elon Musk – người nắm giữ 18% cổ phần Tesla – đã tăng thêm 33,8 tỷ USD. Theo Chỉ số Tỷ phú của Bloomberg, CEO 50 tuổi này hiện sở hữu khối tài sản trị giá 304,2 tỷ USD. Musk hiện hơn người xếp thứ hai – nhà sáng lập Amazon, Jef Bezos hơn 100 tỷ USD.

Ty phu Elon Musk kiem duoc gan 34 ty USD ngay trong phien giao dich dau nam 2022

Tài sản của Elon Musk vượt 300 tỷ USD ngay đầu năm 2022. Ảnh: Reuters

Hôm 2/1, Tesla công bố giao được 308.600 xe trong quý IV/2021, thiết lập kỷ lục mới về số xe được giao cho khách hàng trong một quý và vượt xa dự báo trước đó của giới phân tích. Theo tin từ CNBC, cũng trong quý cuối cùng của năm cũ, hãng xe điện Mỹ sản xuất được 305.840 xe – mức cao chưa từng thấy trong lịch sử công ty.

Cả năm 2021, Tesla giao được 936.172 xe, tăng 87% so với năm 2020. Dữ liệu từ FactSet cho thấy giới phân tích ở Phố Wall kỳ vọng Tesla giao được 267.000 xe trong quý IV và 897.000 xe trong cả năm 2021.

Vốn hóa của Tesla đã trở lại mức trên 1.000 tỷ USD vào tháng trước sau khi giảm trong tháng 11 và đầu tháng 12. Trước đó, Elon Musk đã tạo một cuộc thăm dò ý kiến trên Twitter về việc bán 10% số cổ phiếu Tesla mà ông nắm giữ. Kể từ đó đến nay, tỷ phú giàu nhất thế giới đã bán ra hơn 10 tỷ USD cổ phiếu.

Giá trị tài sản ròng của Musk, bao gồm cả cổ phần của ông trong nhà sản xuất tên lửa SpaceX, đạt mức cao nhất 340 tỷ USD vào năm ngoái. Con số này vượt qua giá trị tài sản ròng được điều chỉnh theo lạm phát của John D. Rockefeller và đưa CEO Tesla thành người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.

Giải mã bí ẩn ngọn đèn cháy sáng ngàn năm trong cổ mộ

Giới khảo cổ đã đưa ra một lời giải thích vô cùng bất ngờ trước hiện tượng những ngọn đèn trong các ngôi mộ cổ vẫn luôn sáng dù hàng nghìn năm đã trôi qua.

Giai ma bi an ngon den chay sang ngan nam trong co mo
 “Ánh sáng vĩnh hằng trong những ngôi cổ mộ hàng ngàn năm tuổi sẽ không bao giờ tắt”, câu nói này bắt nguồn từ những kẻ trộm mộ.

3 con giáp may mắn tột đỉnh từ tháng 1/2022

Thời gian từ tháng 1/2022 đến Tết âm Nhâm Dần 2022, ba con giáp sau đây sẽ có khoảng thời gian may mắn tột độ.

3 con giap may man tot dinh tu thang 1/2022
 Người tuổi Dậu giỏi giao tiếp, vô cùng khéo léo nên con giáp này có duyên kết giao được với rất nhiều quý nhân.

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Quyết những giải pháp kịp thời để phục hồi phát triển kinh tế

Quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách...

Ky hop bat thuong lan thu nhat, Quoc hoi khoa XV: Quyet nhung giai phap kip thoi de phuc hoi phat trien kinh te

Chủ tịch Quốc hội cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khoá XV, sáng 4/1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có phát biểu quan trọng.

Vì sao cần triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất?

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong năm 2021 và nhất là quý III/2021, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta tại hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã lây lan nhanh, mạnh, diễn biến hết sức phức tạp, tác động nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, nhờ vào sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc chuyển hướng chiến lược nhiệm vụ phòng, chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tình hình kinh tế-xã hội những tháng cuối năm đã có chuyển biến tích cực. Lạm phát tiếp tục được giữ ở mức thấp; các cân đối lớn được bảo đảm. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính vượt kế hoạch. Cán cân thương mại duy trì thặng dư. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định. Dự trữ ngoại hối Nhà nước tiếp tục được củng cố.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường cả ở trong nước và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 ước chỉ đạt 2.58%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và thấp hơn rất nhiều mục tiêu kế hoạch. Rủi ro tín dụng, nguy cơ nợ xấu tiếp tục gia tăng.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế, đời sống của nhân dân, người lao động gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao, lao động thiếu hụt, tốc độ phục hồi kinh tế còn chậm, có nguy cơ lỡ nhịp với kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội không chỉ trong năm 2022 mà còn đối với cả nhiệm kỳ giai đoạn 2021-2025.

Chính vì vậy, Chủ tịch Quốc hội cho biết: “Trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của đất nước và công tác chuẩn bị, căn cứ quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các nghị quyết kỳ họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách, để hỗ trợ kịp thời cho Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội”.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, với quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc khẩn trương, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan hữu quan, thường xuyên lắng nghe ý kiến của cử tri, nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước để chuẩn bị tốt nhất các nội dung cho kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Quyết định nhiều nội dung quan trọng

Tại phiên họp trù bị, Chủ tịch Quốc hội cho biết các đại biểu đã thống nhất rất cao thông qua nội dung, thời gian, chương trình và phương thức tiến hành kỳ họp theo tinh thần tiếp tục đổi mới, sáng tạo, khoa học, hợp lý, vừa tiết kiệm thời gian, vừa bảo đảm để các nội dung được xem xét, thảo luận và quyết định kỹ lưỡng, thấu đáo, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Theo đó, tại kỳ họp bất thường này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định những nội dung quan trọng.

Thứ nhất, Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Nghị quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đối phó với dịch COVID-19, khắc phục những thiệt hại, phục hồi và phát triển bền vững kinh tế-xã hội, phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội.

Đây là chính sách bổ sung, ngoài khung khổ chính sách tài chính, tiền tệ đã được Quốc hội quyết định trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; kế hoạch tài chính, kế hoạch vay và trả nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Thứ hai, Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025. Tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông có phạm vi từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau, tổng chiều dài khoảng 2,063 km, quy mô từ 4-10 làn xe, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua chủ trương đầu tư giai đoạn 2017-2020 gồm 11 dự án thành phần và đã được điều chỉnh lại gồm 8 dự án thành phần được đầu tư bằng vốn đầu tư công, chỉ còn 3 dự án theo hình thức đối tác công-tư.

Giai đoạn 2021-2025, Chính phủ dự kiến đầu tư 729 km cao tốc trên các đoạn Bãi Vọt (tỉnh Hà Tĩnh)-Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị), Quảng Ngãi-Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Cần Thơ-Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 146,990 tỷ đồng. Do khó khăn trong việc huy động vốn ngoài ngân sách, Chính phủ kiến nghị triển khai dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước.

Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, việc sớm triển khai thực hiện dự án càng có ý nghĩa thiết thực, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tác dụng lan tỏa, củng cố liên kết vùng.

Thứ ba, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Dự án đã được cả các cơ quan Quốc hội và Chính phủ chuẩn bị công phu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp.

Thứ tư, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ nhằm kịp thời thể chế hóa các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ. Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận về từng chính sách, nhất là các chính sách lần đầu tiên được áp dụng thí điểm nhằm góp phần khơi dậy tiềm năng, tạo động lực để xây dựng và phát triển Cần Thơ thành thành phố trung tâm vùng, sinh thái, văn minh, hiện đại, là đô thị hạt nhân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, tại kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ gửi báo cáo bổ sung: Về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, nhất là việc ứng phó với biến chủng mới Omicron; những vấn đề liên quan đến công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm, tiêu cực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói chung và tại Công ty Việt Á. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần báo cáo bổ sung về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Tại kỳ họp bất thường này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, hiến kế và đóng góp thật nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng; đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan liên quan tổng hợp đầy đủ, nghiêm túc, cầu thị trong tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết đảm bảo chất lượng cao nhất để Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua và sớm ban hành để kỳ họp thành công thực chất, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri và nhân dân cả nước.