Tuyển sinh 2020: Cân nhắc đăng ký để cơ hội trúng tuyển Đại học cao

Từ ngày 15/6, các học sinh lớp 12 trên cả nước đã bắt đầu làm hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng.

Từ ngày 15/6, các học sinh lớp 12 trên cả nước đã bắt đầu làm hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng. Năm nay có một số thay đổi trong đăng ký hồ sơ dự thi, như mỗi thí sinh chỉ được đăng ký một tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội và đặc biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo không phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh như mọi năm, nên cả thí sinh và giáo viên cũng vất vả hơn trong việc tìm hiểu thông tin, hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi.
Tuyen sinh 2020: Can nhac dang ky de co hoi trung tuyen Dai hoc cao
(Ảnh minh họa) 
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 với mốc thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi là từ 15/6 đến hết ngày 30/06, các trường trung học phổ thông đã tổ chức các buổi hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi và xét tuyển đại học năm 2020. Mặc dù được giáo viên hướng dẫn chi tiết cách ghi các mục trong phiếu đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, nhưng các học sinh vẫn có nhiều thắc mắc cần được giải đáp.
"Em cũng có rất nhiều băn khoăn liên quan đến việc các hồ sơ xét tuyển, nguyện vọng, thủ tục đăng ký có ảnh hưởng gì đến việc học tập trong thời gian tới hay không. Liệu sau kỳ thi, chúng em phải làm những gì để có thể xét tuyển vào các trường mà mình mong muốn"- một học sinh chia sẻ.
Một học sinh khác băn khoăn về chứng chỉ ngoại ngữ sẽ chỉ sử dụng cho doanh nghiệp hay được cả xét tuyển đại học.
Sau khi giải đáp những vướng mắc của học sinh, giáo viên và cán bộ tuyển sinh của các trường lại tiếp tục hướng dẫn học sinh ghi hồ sơ, trong đó trọng tâm là những thông tin dễ xảy ra sai sót trên phiếu đăng ký dự thi những năm trước, những điểm thay đổi trong phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay so với kỳ thi THPT quốc gia 2019. Bà Văn Lê Na, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Thanh Trì nêu thực tế, mọi năm, học sinh được quyền thi cả Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên, nhưng năm nay thì chỉ được chọn 1 trong 2 nên các em sẽ phải chú ý.
Không chỉ giải đáp từng thắc mắc của học sinh trong quá trình khai hồ sơ mà giáo viên và cán bộ tuyển sinh các trường cũng tư vấn cho các em trong việc lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở thích của các em. Các em vẫn được đăng ký số nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn như tuyển sinh năm 2020. Tuy nhiên, các giáo viên đều khuyến cáo học sinh cần tính đến việc lựa chọn ngành, trường sao cho có cơ hội trúng tuyển cao nhất thay vì đăng ký dàn trải quá nhiều nguyện vọng, để từ đó sắp xếp các nguyện vọng xét tuyển theo thứ tự ưu tiên phù hợp.
"Khuyến nghị với học sinh là việc làm các nguyện vọng thì không phải là có quá nhiều nguyện vọng. Số lượng nguyện vọng sẽ tập trung vào năng lực, niềm đam mê và mong muốn của mình. Theo quy định, còn có thể điều chỉnh nguyện vọng sau khi học sinh có điểm xét tuyển, lúc đó học sinh cũng có thể điều chỉnh một cách phù hợp hơn"- bà Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết.
Cùng với hướng dẫn ghi hồ sơ, sắp xếp thứ tự các ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp, các trường cũng tư vấn cho học sinh về những phương thức xét tuyển của các trường đại học trong mùa tuyển sinh năm nay. Hiện hầu hết các trường đại học đều sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh như xét học bạ, kiểm tra năng lực, kết hợp giữa điểm thi tốt nghiệp với đánh giá năng lực… nên ngoài lựa chọn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh có thể cân nhắc chọn nhiều phương thức xét tuyển cùng lúc để có cơ hội trúng tuyển vào đại học cao nhất.

Thi tốt nghiệp THPT 1,5 ngày, ĐH tự chủ tuyển sinh: Hợp tình hợp lý?

(Kiến Thức) - Nhiều học sinh, chuyên gia giáo dục đồng tình với việc kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ đổi thành thi tốt nghiệp THPT, với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, trong khi các trường ĐH tự chủ tuyển sinh. Tuy nhiên, yêu cầu đề thi có trọng tâm, trọng điểm, không đánh đố thí sinh.

Chiều ngày 22/4, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 mà Bộ GD&ĐT đề xuất. Thủ tướng yêu cầu Bộ tổ chức ra đề thi trên tinh thần “không đánh đố học sinh, học gì thi nấy nhưng phải đảm bảo chất lượng”.
Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ đổi thành thi tốt nghiệp THPT, với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp. Kỳ thi dự kiến diễn ra vào tháng 8/2020 trong 1,5 ngày với 3 buổi thi. Các trường ĐH,CĐ có thể sử dụng kết quả của kỳ để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ, cũng có thể tổ chức kỳ thi riêng để phù hợp với chất lượng đào tạo.

Ấn định ngày thi tốt nghiệp THPT 2020 vào 9-10/8

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 9-10/8 với 4 buổi thi tương ứng với 4 bài thi, trong đó 3 bài thi bắt buộc và 1 bài thi tự chọn.

Đáng chú ý, Chính phủ giao chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc.

Vụ xác người trong bê tông: Hành trình buồn từ du học sinh thành kẻ giết người

(Kiến Thức) - Thiên Hà - nữ bị cáo cầm đầu trong vụ án “thi thể trong bê tông” từng đi du học và trở về nước làm thông dịch viên nhưng được một thời gian thì bắt đầu hành trình du mục để “tu luyện” nhiều phương pháp kỳ dị.

Vu xac nguoi trong be tong: Hanh trinh buon tu du hoc sinh thanh ke giet nguoi

Ngày 25/6, HĐXX Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương tiếp tục mở phiên xét xử sơ thẩm 4 nữ bị cáo trong vụ "thi thể trong bêtông" với phần xét hỏi bị cáo cầm đầu vụ án là Phạm Thị Thiên Hà (32 tuổi, hộ khẩu thường trú tại quận Tân Phú, TP HCM). 

Vu xac nguoi trong be tong: Hanh trinh buon tu du hoc sinh thanh ke giet nguoi-Hinh-2

Thiên Hà bình tĩnh trả lời, có lúc giọng khá gay gắt, thậm chí còn đặt câu hỏi chất vấn lại đại diện VKS và tiếp tục phản đối nhiều nội dung của cáo trạng.