Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Tường tận bào ngư vành tai “độc” sắp tuyệt chủng ở VN

21/09/2017 19:51

(Kiến Thức) - Loài bào ngư vành tai độc đáo, phân bố ở vùng biển các tỉnh miền Trung, kéo dài đến Côn đảo, Phú Quốc tới quần đảo Trường sa... đang trong tình trạng báo động tuyệt chủng.

Lưu Thoa (TH)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
 Bào ngư vành tai có dạng vành tai vì vậy mới có tên gọi như trên, mặt ngoài láng nhẵn và thường có 3 tầng xoắn ốc. Loài bào ngư này có danh pháp khoa học là Haliotis asinina, là một loài bào ngư trong họ Haliotidae. Vị trí đỉnh vỏ của bào ngư vành tai nằm sát mép ngoài vỏ, mặt ngoài vỏ có 6-7 lỗ mở hô hấp. Vòng sinh trưởng rõ nét ở mặt ngoài và mặt trong vỏ. Lớp xà cừ mặt trong vỏ óng ánh.
Bào ngư vành tai có dạng vành tai vì vậy mới có tên gọi như trên, mặt ngoài láng nhẵn và thường có 3 tầng xoắn ốc. Loài bào ngư này có danh pháp khoa học là Haliotis asinina, là một loài bào ngư trong họ Haliotidae. Vị trí đỉnh vỏ của bào ngư vành tai nằm sát mép ngoài vỏ, mặt ngoài vỏ có 6-7 lỗ mở hô hấp. Vòng sinh trưởng rõ nét ở mặt ngoài và mặt trong vỏ. Lớp xà cừ mặt trong vỏ óng ánh.
Bào ngư vành tai ở Việt Nam phân bố ở vùng biển các tỉnh miền Trung, kéo dài đến Côn đảo, Phú Quốc tới quần đảo Trường sa. Cá thể lớn nhất có chiều dài vỏ 112 mm. Chúng có trọng lượng cơ thể lớn (dài 112 mm, nặng 167 gam) và tốc độ tăng trưởng năm nhanh (55 mm).
Bào ngư vành tai ở Việt Nam phân bố ở vùng biển các tỉnh miền Trung, kéo dài đến Côn đảo, Phú Quốc tới quần đảo Trường sa. Cá thể lớn nhất có chiều dài vỏ 112 mm. Chúng có trọng lượng cơ thể lớn (dài 112 mm, nặng 167 gam) và tốc độ tăng trưởng năm nhanh (55 mm).
Vỏ hình tai kéo dài có thể tới 80mm, mỏng, nhẹ, chắc. Mặt ngoài vỏ láng bóng, màu xanh sẫm hoặc vàng sẫm, các vân phóng xạ và đồng tâm mờ và thường cắt nhau. Mặt trong sáng bóng với lớp xà cừ láng bóng và có các vân mờ đan chéo nhau.
Vỏ hình tai kéo dài có thể tới 80mm, mỏng, nhẹ, chắc. Mặt ngoài vỏ láng bóng, màu xanh sẫm hoặc vàng sẫm, các vân phóng xạ và đồng tâm mờ và thường cắt nhau. Mặt trong sáng bóng với lớp xà cừ láng bóng và có các vân mờ đan chéo nhau.
Bào ngư vành tai có giá trị dinh dưỡng, giá trị y dược và giá trị xuất khẩu cao. Thịt bào ngư vành tai thơm ngon, độ đạm cao (22-24%) là thức ăn được ưa chuộng ở các nước. Tuy nhiên, hiện tình trạng khai thác một số nguồn gen một cách tự phát thiếu quy hoạch, sự thay đổi khí hậu và nạn ô nhiễm biển ngày càng trầm trọng dẫn đến nhiều loài động, thực vật nói chung và loài bào ngư vành tai nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bào ngư vành tai có giá trị dinh dưỡng, giá trị y dược và giá trị xuất khẩu cao. Thịt bào ngư vành tai thơm ngon, độ đạm cao (22-24%) là thức ăn được ưa chuộng ở các nước. Tuy nhiên, hiện tình trạng khai thác một số nguồn gen một cách tự phát thiếu quy hoạch, sự thay đổi khí hậu và nạn ô nhiễm biển ngày càng trầm trọng dẫn đến nhiều loài động, thực vật nói chung và loài bào ngư vành tai nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Theo Bộ NN&PTNT đã xác định từ năm 2008, loài bào ngư vành tai tại vùng biển Cù Lao Chàm là loài có nguy cơ bị tuyệt chủng lớn, và trong suốt thời gian từ tháng 3 đến tháng 9/2014, nghiên cứu không bắt gặp cá thể bào ngư vành tai nào. Điều này cho thấy mức độ suy giảm nghiêm trọng đối với loài bào ngư này trong tự nhiên. Để phục hồi và bảo tồn loài bào ngư vành tai ở Cù Lao Chàm, cần nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen đối với loài bào ngư này. Ngoài ra cần lặp lại nghiên cứu về bào ngư vành tai để xác định chính xác loài này có còn trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm hay không.
Theo Bộ NN&PTNT đã xác định từ năm 2008, loài bào ngư vành tai tại vùng biển Cù Lao Chàm là loài có nguy cơ bị tuyệt chủng lớn, và trong suốt thời gian từ tháng 3 đến tháng 9/2014, nghiên cứu không bắt gặp cá thể bào ngư vành tai nào. Điều này cho thấy mức độ suy giảm nghiêm trọng đối với loài bào ngư này trong tự nhiên. Để phục hồi và bảo tồn loài bào ngư vành tai ở Cù Lao Chàm, cần nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen đối với loài bào ngư này. Ngoài ra cần lặp lại nghiên cứu về bào ngư vành tai để xác định chính xác loài này có còn trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm hay không.
TS.Chu Mạnh Trinh (Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm) nói: “Để phục hồi và bảo tồn loài bào ngư vành tai ở Cù Lao Chàm, cần nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen đối với loài bào ngư này. Ngoài ra cần lặp lại nghiên cứu về bào ngư vành tai trong thời gian tới để xác định chính xác loài này có còn trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm hay không”.
TS.Chu Mạnh Trinh (Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm) nói: “Để phục hồi và bảo tồn loài bào ngư vành tai ở Cù Lao Chàm, cần nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen đối với loài bào ngư này. Ngoài ra cần lặp lại nghiên cứu về bào ngư vành tai trong thời gian tới để xác định chính xác loài này có còn trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm hay không”.
Độ mặn và dòng thủy triều cũng như chuyển động sóng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của bào ngư. Độ mặn bào ngư ưa thích từ 30-34 ‰. Bào ngư ưa thích các vật bám cứng, do vậy thường bám vào san hô chết và mặt dưới của các rặng đá san nhô ra biển, nơi có sóng vỗ và lượng ô xy hòa tan cao.
Độ mặn và dòng thủy triều cũng như chuyển động sóng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của bào ngư. Độ mặn bào ngư ưa thích từ 30-34 ‰. Bào ngư ưa thích các vật bám cứng, do vậy thường bám vào san hô chết và mặt dưới của các rặng đá san nhô ra biển, nơi có sóng vỗ và lượng ô xy hòa tan cao.
Nghiên cứu cho thấy mùa vụ sinh sản của bào ngư vành tai kéo dài quanh năm, nhưng thời gian đẻ rộ từ tháng 3-4 đến tháng 8-9 hàng năm. Trên thế giới có khoảng 100 loài bào ngư, Việt Nam có 4 loài (riêng vùng biển Quảng Nam có 3 loài), đa số hiện nằm trong Danh lục động vật sách đỏ Việt Nam 2007 và đang trong tình trạng nguy cấp.
Nghiên cứu cho thấy mùa vụ sinh sản của bào ngư vành tai kéo dài quanh năm, nhưng thời gian đẻ rộ từ tháng 3-4 đến tháng 8-9 hàng năm. Trên thế giới có khoảng 100 loài bào ngư, Việt Nam có 4 loài (riêng vùng biển Quảng Nam có 3 loài), đa số hiện nằm trong Danh lục động vật sách đỏ Việt Nam 2007 và đang trong tình trạng nguy cấp.
Bào ngư vành tai đang bị khai thác quá mức trong những năm qua và hiện nay. Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp thì nguy cơ cạn kiệt loài hải sản này là không thể tránh khỏi. Cần có nghiên cứu về tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động sống của bào ngư, kích thước bào ngư dài được phép khai thác phải lớn hơn 34mm. Đối với bào ngư vành tai, cần nghiêm cấm khai thác trong khu bảo tồn.
Bào ngư vành tai đang bị khai thác quá mức trong những năm qua và hiện nay. Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp thì nguy cơ cạn kiệt loài hải sản này là không thể tránh khỏi. Cần có nghiên cứu về tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động sống của bào ngư, kích thước bào ngư dài được phép khai thác phải lớn hơn 34mm. Đối với bào ngư vành tai, cần nghiêm cấm khai thác trong khu bảo tồn.

Bạn có thể quan tâm

MC Hoàng Linh trước lùm xùm bị phạt

MC Hoàng Linh trước lùm xùm bị phạt

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Top tin bài hot nhất

Hé lộ danh tính gái xinh được ví như thiên thần sân cầu lông

Hé lộ danh tính gái xinh được ví như thiên thần sân cầu lông

17/07/2025 07:00
Xuất thân bần nông, Chu Nguyên Chương trị quốc thế nào?

Xuất thân bần nông, Chu Nguyên Chương trị quốc thế nào?

17/07/2025 06:42
NASA tung ảnh Mặt trời gần nhất từng có, gây choáng ngợp

NASA tung ảnh Mặt trời gần nhất từng có, gây choáng ngợp

16/07/2025 14:40
Hóa thạch lười đất khổng lồ có thể khiến lịch sử viết lại

Hóa thạch lười đất khổng lồ có thể khiến lịch sử viết lại

16/07/2025 12:20
Câu cá vớt được thanh kiếm cổ nghìn năm, cần thủ giật mình

Câu cá vớt được thanh kiếm cổ nghìn năm, cần thủ giật mình

16/07/2025 12:50

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status