Từ vụ cháy chung cư ở Khu đô thị Mỹ Đình: Chủ đầu tư có đang “nhờn” luật?

(Kiến Thức) - Hệ thống chuông báo cháy ở tòa nhà A1 khu đô thị Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn trong tình trạng hư hỏng ở nhiều tầng chưa được sửa chữa. Khi các cơ quan chức năng lập biên bản thì chủ đầu tư nhất định không ký.

Mặc dù vụ cháy căn hộ ở tầng 19 tòa nhà A1 khu đô thị Mỹ Đình 1 nằm trên đường Nguyễn Cơ Thạch thuộc địa bàn phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) tối ngày 27/3 không gây thiệt hại lớn về tài sản, cũng như con người, nhưng đến nay, cư dân ở đây vẫn đang hoang mang, lo lắng về các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy vì đã bị hư hỏng rất lâu nhưng không được chủ đầu tư khắc phục, sửa chữa. Đặc biệt là công tác quản lý, giám sát về phòng cháy chữa cháy của các cơ quan chức năng liên quancòn quá lỏng lẻo.
Ngoài công tác phòng cháy chữa cháy, thì tại một số vị trí của tòa nhà này đang xuất hiện nhiều vết rạn nứt chạy dài trên tường, nền gạch bị bật tung hư hỏng… cũng không được khắc phục sửa chữa.
Tòa nhà A1 khu đô thị Mỹ Đình 1 (thuộc phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
 Tòa nhà A1 khu đô thị Mỹ Đình 1 (thuộc phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Dân nói “không biết sử dụng thiết bị chữa cháy tại chỗ”
Chiều ngày 2/4, thông tin với phóng viên Kiến Thức anh L. (một cư dân sinh sống tại tầng 7 của tòa nhà A1, khu đô thị Mỹ Đình 1 ) cho biết: Từ trước đến nay chưa xảy ra vụ hỏa hoạn nào cho đến tối ngày 27/3. Trước kia, người dân thỉnh thoảng có nghe thấy tiếng chuông báo cháy kêu reng reng nhưng khi tháo chạy ra bên ngoài thì đơn vị quản lý lại bảo không phải cháy mà do lỗi chuông. Chúng tôi chả bao giờ được diễn tập gì về phòng cháy chữa cháy cả, dân ở đây cũng chả biết sử dụng những trang thiết bị chữa cháy tại chỗ.
Người dân nhiều lần làm đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng liên quan, cũng như chủ đầu tư và có đề cập đến việc sửa chữa hệ thống báo cháy. Mặc dù cơ quan chức năng có tới lập biên bản, nhưng sau đó chủ đầu tư lại không sửa chữa gì cả, họ để đó một thời gian lại quên mất. Mỗi lần đấy, các cơ quan chức năng cũng không giám sát hay kiểm tra chủ đầu tư nên thấy sự vào cuộc chưa quyết liệt từ phía cơ quan chức năng.
Ngoài hệ thống chuông báo cháy ở tòa nhà A1 bị hư hỏng, người dân còn cho hay, họ chưa bao giờ được tập huấn về phòng cháy chữa cháy. Mặc dù có bình chữa cháy tại chỗ nhưng không biết sử dụng thế nào.
 Ngoài hệ thống chuông báo cháy ở tòa nhà A1 bị hư hỏng, người dân còn cho hay, họ chưa bao giờ được tập huấn về phòng cháy chữa cháy. Mặc dù có bình chữa cháy tại chỗ nhưng không biết sử dụng thế nào.
Cũng theo chia sẻ của anh L. từ hôm xảy ra hỏa hoạn (27/3) đến nay, cư dân chưa tiếp nhận được thông báo nào từ phía chủ đầu tư về việc đơn vị này đã khắc phục, sửa chữa xong hệ thống báo cháy trong tòa nhà A1 này, nên vẫn thấp thỏm lo sợ. “Tối qua (1/4), chúng tôi vừa họp và tiếp tục làm đơn kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng”, anh L. thông tin.
Bên cạnh hệ thống chuông báo cháy ở tòa nhà A1 bị hư hỏng, người dân còn cho hay hệ thống đèn điện ở hai lối cầu thang bộ dẫn lên xuống tòa nhà, và hành lang ở một số tầng cũng đang trong tình trạng “tê liệt”. Thậm chí, nhiều chỗ đèn điện bị hư hỏng, bóng chập chờn người dân buộc phải móc tiền túi ra để lắp đặt. “Hôm xảy ra cháy chúng tôi sợ lắm! Lúc cứu hỏa vác loa lên thông báo chúng tôi mới biết. Nhưng khi chạy xuống thì đèn điện hành lang, cầu thang đều tắt vì hư hỏng từ trước nên chúng tôi chỉ biết lấy tay mò đường mà chạy trong bóng tối”, người dân tòa nhà A1 sợ hãi kể lại.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào chiều ngày 2/4, một số hệ thống bóng đèn điện ở hành lang các tầng và cầu thang bộ của tòa nhà A1 đã bị hư hỏng vẫn không được sửa chữa. Đặc biệt, cánh cửa thoát hiểm ở tầng 1 tòa nhà này thì bị chèn kín bằng thanh gỗ ở mặt trong. Thời điểm PV ghi nhận một nam nhân viên trực ban dưới tòa nhà cho biết “hệ thống báo cháy ở tầng một chưa hoạt động vì dây diện bị chuột cắn hỏng”.
Người dân còn cho biết, họ phải tự móc tiền túi ra mua bóng đèn điện về tự lắp ở hành lang vì chủ đầu tư không sửa chữa khi bóng hỏng.
 Người dân còn cho biết, họ phải tự móc tiền túi ra mua bóng đèn điện về tự lắp ở hành lang vì chủ đầu tư không sửa chữa khi bóng hỏng.
Chủ đầu tư có đang “nhờn" luật?
Có thể thấy những thông tin phản ánh và nỗi bức xúc của cư dân sinh sống tại tòa nhà A1 khu đô thị Mỹ Đình 1 về công tác phòng cháy chữa cháy không đảm bảo an toàn đang đe dọa đến mạng sống, tài sản của người dân là hoàn toàn có cơ sở.
Hơn nữa, thông tin với PV Kiến Thức trước đó, một lãnh đạo Phòng cảnh sát PCCC số 3 Hà Nội khẳng định, tòa nhà A1 khu đô thị Mỹ Đình 1 đi vào hoạt động và được nghiệm thu PCCC từ năm 2007. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành sử dụng, chủ đầu tư không bảo trì, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy định kỳ dù liên tục bị nhắc nhở.
Sau khi xảy ra vụ cháy tối 27/3, Phòng cảnh sát PCCC số 3 tiếp tục kiểm tra và thấy hệ thống PCCC ở tòa nhà A1 vẫn chưa được chủ đầu tư sửa chữa nên ngày 28/3/2018, tiếp tục lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đại diện đều ký vào biên bản trừ phía đại diện chủ đầu tư.
Cánh cửa thoát hiểm tại tầng 1 lối cầu thang bộ của tòa nhà A1 đang trong tình trạng bị chèn chặt bằng thanh gỗ bên trong.
 Cánh cửa thoát hiểm tại tầng 1 lối cầu thang bộ của tòa nhà A1 đang trong tình trạng bị chèn chặt bằng thanh gỗ bên trong.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên vào chiều ngày 2/4, bà Vũ Thị Hoài Thu - Phó Chủ tịch UBND phường Cầu Diễn (Hà Nội) cho biết: Đến thời điểm hiện tại, ngoài công tác phòng cháy chữa cháy của cư dân ở tòa nhà A1, UBND phường Cầu Diễn chưa nhận được bất kỳ đơn thư phản ánh nào về các vấn đề khác. Phường cũng chưa nhận được phản hồi từ phía Phòng cảnh sát PCCC số 3, chủ đầu tư tòa nhà A1 về việc khắc phục, sửa chữa hệ thống phòng cháy chữa cháy sau vụ hỏa hoạn.
Hiện tòa nhà A1 khu chung cư Mỹ Đình 1 vẫn chưa có Ban quản trị nên công tác quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại đây đều do chủ đầu tư chịu trách nhiệm. UBND phường Cầu Diễn chỉ quản lý hành chính.
Cư dân sinh sống tại tòa nhà A1 khu đô thị Mỹ Đình 1 đang hoang mang lo lắng trong khi nhiều các thiết bị báo cháy, đèn điện ở đây bị hư hỏng vẫn chưa được chủ đầu tư sửa chữa. Đáng nói khi cơ quan chức năng tiến hành làm việc thì chủ đầu tư không ký biên bản, điều này dấy lên hồ nghi: Chủ đầu tư có đang “nhờn luật”, hay vì “tiếc tiền mà coi rẻ mạng sống người dân”?

Kinh hãi nhóm thanh niên dùng súng hỗn chiến ở Đồng Nai

(Kiến Thức) - Theo đoạn clip được đăng tải trên mạng, ít nhất hai nhóm thanh niên sử dụng súng, mã tấu hỗn chiến ngay trên đường 25C, đoạn qua xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) gây kinh hãi cho người dân hai bên đường. 

Trả lời báo chí, Công an huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cho hay, các đơn vị nghiệp đang tích cực khẩn trương điều tra vụ việc hai băng nhóm sử dụng súng, mã tấu hỗn chiến trên đường 25C, đoạn thuộc xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch).
Kinh hai nhom thanh nien dung sung hon chien o Dong Nai
Vụ hỗn chiến giữa hai nhóm thanh niên khiến người đi đường kinh hãi.

Tình tiết mới về vụ cây “khủng” bị đồn của thiếu tướng CSGT

(Kiến Thức) - Lực lượng kiểm lâm đang vào cuộc để xác minh, nguồn gốc cũng như chủng loại ba thân cây cổ thụ khổng lồ bị đồn của thiếu tướng CSGT. Ngoài ra, chủ xe đầu kéo chở cây bị phạt 82 triệu, tước bằng lái. 

Theo Tuổi Trẻ, ngày hôm nay (2/4), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế và Hạt kiểm lâm thị xã Hương Thủy đã đến hiện trường nơi đặt ba cây cổ thụ "khủng" bị CSGT tỉnh tạm giữ để xác minh nguồn gốc và chủng loại của ba cây này.

Trong khi đó, trao đổi với Zing, Y Sy H’Đơk, Chi cục trưởng Cục kiểm lâm Đắk Lắk cho biết lực lượng kiểm lâm đã xác định được vị trí các cây trên trước khi di chuyển được trồng ở xã Tam Giang, huyện Krông Năng.

Cụ thể, một cây có nguồn gốc tại vườn nhà ông Nguyễn Ngọc Chung (thôn Giang Hà, xã Tam Giang, huyện Krông Năng). Ông Chung thừa nhận, gốc gỗ trên là cây đa sộp, có chiều cao 14 m và rộng 1,3 m.

Ngày 5/3, ông Chung xin phép UBND xã Tam Giang khai thác cây đa này để tặng cho một ngôi chùa ở Hà Nội. Hai cây còn lại vẫn chưa xác định được nguồn gốc.