Tự vệ Crimea bắt giữ tướng Hải quân Ukraine

(Kiến Thức) - Sau khi xông vào sở chỉ huy Hải quân Ukraine đóng tại quân cảng Sevastopol, lực lượng dân quân tự vệ thân Nga đã bắt giữ Tư lệnh Hải quân Sergiy Gayduk.

Phát ngôn viên Hải quân Ukraine Sergiy Bogdanov đã cung cấp thông tin này cho hãng thông tấn AFP.
Sau khi đột kích trụ sở hải quân ở Sevastopol mà không nổ phát súng nào, nhóm quân tự vệ gồm 200 người đàn ông đã bố giáp nơi này đồng thời “đem theo” Tư lệnh Gayduk.
“Họ (nhóm tấn công) đã đưa ông ấy đi đâu đó”, đại diện lực lượng Ukraine Igor Yeksin có mặt tại hiện trường nói với các phóng viên.
Lực lượng vũ trang lạ mặt bắt giữ các binh lính Hải quân Ukraine trong một cuộc đột kích ở Simferopol.
 Lực lượng vũ trang lạ mặt bắt giữ các binh lính Hải quân Ukraine trong một cuộc đột kích ở Simferopol.
Một báo cáo do hãng tin Itar-Tass cho biết, nhóm lực lượng thân Nga đã cắm quốc kỳ Nga lên nóc tòa trụ sở Hải quân Ukraine ở Sevastopol.
Ngoài ra, theo các nguồn tin của giới chức Ukraine, ông Gaiduk đã tới các đơn vị quân đội để truyền đạt lệnh từ Kiev cho phép các binh sĩ sử dụng vũ khí để bảo vệ bản thân.
Trước đó, tờ Itar-Tass cho biết, Tư lệnh Sergei Gaiduk đã cùng 50 sĩ quan khác rời trụ sở của mình mà không bị cản trở, và còn mang theo tất cả đồ đạc và tài liệu liên quan.
Vào sáng 18/3, đại diện của lực lượng tự vệ Crimea đã tổ chức biểu tình gần phạm vi căn cứ quân sự này. Chưa kể, Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Nga Aleksandr Vitko Phó Đô Đốc Alexander Vitko đã đến đàm phán với ông Gaiduk trong khoảng thời gian 15 phút. Cả hai kết thúc cuộc thảo luận mà không để lại bất cứ bình luận nào với các phóng viên.

Mikhail Gorbachev: Crimea "trở về" Nga để sửa chữa sai lầm lịch sử

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bày tỏ, Crimea trở lại Nga là một việc làm để sửa chữa “sai lầm lịch sử” từ thời Liên Xô.

Theo đó, ban đầu Crimea là một phần lãnh thổ của Liên Xô. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm Hiệp ước Pereiaslav (nhằm khẳng định sự trung thành của Ukraine với Nga), ngày 19/2/1954, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đã “tặng” món quà Crimea cho phía Ukraine. Sau sụ sụp đổ của Liên Xô, mọi vấn đề này sinh. Do Ukraine tuyên bố độc lập, vì thế Crimea đương nhiên sẽ nằm dưới sự quản lý của Kiev.
“Áp lệnh trừng phạt lên khu vực đó cần phải có một lý do chính đáng. Họ (người dân Crimea) cần phải được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ. Việc đưa Crimea sáp nhập Nga không phải là một lý do”, cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev trả lời phóng viên tờ Interfax hôm 17/3.

Ukraine quyết tâm không rút quân khỏi Crimea

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Ukraine khẳng định, quân đội của họ vẫn sẽ hiện diện ở Crimea ngay cả sau 21/3, hạn chót bản thỏa hiệp giữa chính quyền lâm thời ở Kiev và Nga.

Các lãnh đạo Ukraine đều từ chối nhượng lại bất kỳ phần đất của bán đảo tự trị Crimea. Đồng thời, họ kêu gọi binh sĩ nước nhà sẵn sàng tinh thần chiến đấu.
“Crimea đã, đang thuộc về chúng tôi”, quyền Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ihor Tenyukh phát biểu hôm 17/3.