Tư lệnh IRGC: Mỹ không dám khai chiến với Iran

(Kiến Thức) - Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami khẳng định Mỹ sẽ không dám khơi mào một cuộc chiến tranh nhằm vào Iran, trong bối cảnh Washington tuyên bố triển khai các tàu sân bay đến Vịnh Ba Tư.

Theo hãng Fars (Iran), Tư lệnh IRGC Hossein Salami cho rằng Mỹ sẽ không dám phát động một cuộc chiến tranh nhằm vào Iran. Ông cho rằng hoạt động triển khai chỉ là "một cuộc chiến tâm lý" nhằm đe dọa nước này.
"Việc Mỹ triển khai các tàu sân bay đến khu vực chỉ là 'chiến tranh tâm lý'. Họ muốn dọa người dân đất nước chúng tôi", Mohammad Ali Pourmokhtar, một nhà lập pháp cấp cao Iran, dẫn lời Tướng Salami cho biết trong một phiên họp kín hôm 12/5.
Tu lenh IRGC: My khong dam khai chien voi Iran
 Tư lệnh IRGC Hossein Salami. Ảnh: FNA.
"Tư lệnh IRGC nói rằng cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran không thể xảy ra. Mỹ thiếu sức mạnh và sẽ không dám khơi mào một cuộc chiến chống lại Iran", ông Pourmokhtar nói với FNA.
Theo ông Pourmokhtar, Tướng Salami đã nhấn mạnh khả năng phòng thủ cao của Iran cũng như "điểm yếu" của các tàu sân bay Mỹ là lý do vì sao Washington không dám mạo hiểm khai chiến với Tehran.
Trước đó, ngày 5/5, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton thông báo Washington sẽ điều động tàu sân bay USS Abraham Lincoln và đội tàu tác chiến đến khu vực Vịnh Ba Tư nhằm "gửi" thông điệp" tới Tehran cũng như đáp trả cái mà ông gọi là mối đe dọa mơ hồ.

Mời độc giả xem thêm video về Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami (Nguồn: TVV)

Giới chuyên gia quân sự cho rằng việc Mỹ triển khai tàu sân bay tới vùng biển áp sát Iran có thể đã được lên kế hoạch từ lâu. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuần trước khẳng định chính quyền Tổng thống Trump không muốn chiến tranh với Iran.

Rùng mình trong khu trại tị nạn tồi tệ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos, Hy Lạp, hiện là nơi sinh sống của khoảng 9.000 người nhập cư. Các vụ cưỡng hiếp, bạo lực,...thường xảy ra khiến Moria trở thành một trong những khu trại tị nạn tồi tệ nhất thế giới.

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi
Theo The Sun, Moria là một trong những khu trại tị nạn tội tệ nhất thế giới. Khu trại chỉ đủ chỗ cho 3.000 người nhưng hiện tại có khoảng 9.000 di dân đang sinh sống ở đây. (Nguồn ảnh: The Sun) 

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi-Hinh-2
Trong trại tị nạn Moria, các gia đình sống chen chúc trong những túp lều nhỏ, điều kiện vệ sinh không đảm bảo và các vụ tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ, trẻ em và cả nam giới thường xảy ra. 

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi-Hinh-3
 Những người tị nạn phải xếp hàng nhiều giờ để nhận đồ ăn 3 lần mỗi ngày. Không có nước nóng và thiếu điện.

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi-Hinh-4
 Một di dân tìm kiếm trong đống đổ nát sau khi một túp lều bị đốt cháy trong vụ đụng độ giữa những người nhập cư tại trại Moria vào tối hôm trước.

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi-Hinh-5
 Một bé gái chơi đùa trước túp lều của gia đình cô.

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi-Hinh-6
 Khu trại không có chỗ nấu nướng riêng nên các gia đình không thể tự nấu ăn.

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi-Hinh-7
 Một số người đã bị đâm chết trong lúc xếp hàng chờ nhận đồ ăn.

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi-Hinh-8
 Người đàn ông cạo râu bên ngoài túp lều của anh trong khu trại Moria.

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi-Hinh-9
 Các em nhỏ chơi đùa trong trại tị nạn Moria. Được biết, hàng nghìn trẻ nhỏ đang sống cùng cha mẹ chúng trong khu trại này.

Rung minh trong khu trai ti nan toi te nhat the gioi-Hinh-10
Các em nhỏ trong trại Moria mỉm cười trước ống kính.  

Sửng sốt cuộc sống hiện đại ở quốc gia Hồi giáo Iran

(Kiến Thức) - Bạn sẽ ngạc nhiên trước một cuộc sống hiện đại, mang hơi hướng phương Tây ở quốc gia Hồi giáo Iran vốn nổi tiếng với những luật lệ hà khắc.

Sung sot cuoc song hien dai o quoc gia Hoi giao Iran
 Hai bạn trẻ đạp xe đạp ở Nhà thờ Hồi giáo Shah, Quảng trường Naqsh-e-jahan, thành phố Esfahan. 

Nhìn lại cuộc khủng hoảng con tin khiến Mỹ-Iran trở mặt 40 năm trước

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng con tin Iran xảy ra vào năm 1979 đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Iran rơi vào trạng thái căng thẳng từ đó cho đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển tích cực nào.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc
Thậm chí, mối quan hệ Mỹ-Iran càng trở nên xấu đi khi mới đây Washington tuyên bố tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran sẽ được Mỹ khôi phục và có hiệu lực từ ngày 5/11. Cụ thể, hơn 700 cá nhân và thực thể đã bị liệt vào danh sách trừng phạt liên quan đến Iran. Ảnh: Tổng thống Trump (trái) và người đồng cấp Iran Rouhani. Ảnh: CNN. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-2
Có thể thấy, mối quan hệ Mỹ - Iran liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng con tin Iran gần 40 năm trước. Theo đó, ngày 4/11/1979, một nhóm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt giữ 56 nhà ngoại giao và công dân Mỹ làm con tin. Ảnh: Sputnik. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-3
 Về nguyên nhân vụ tấn công, Iran cho rằng Đại sứ quán Mỹ tại Tehran là một “ổ tình báo” khi các nhân viên ở đây đều làm việc cho CIA. Ngày 22/10/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã cho phép Quốc vương Iran bị phế truất, ông Shah Mohammed Reza Pahlavi, tị nạn chính trị và chữa bệnh tại Mỹ. Hành động này của Washington được cho là giọt nước tràn ly, dẫn đến vụ Iran tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Tehran 39 năm trước. Ảnh: Các nữ sinh Iran tập trung bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 27/11/1979 yêu cầu Washington phải dẫn độ Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi về nước (Iran) để xét xử. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-4
 Ông Ayatollah Hossein Ali Montazeri, một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Iran vào năm 1979, phát biểu trước đám đông tại Đại học Tehran ngày 23/11/1979. Ông Montazeri tuyên bố, các con tin Mỹ sẽ không được trả tự do cho tới khi Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi bị dẫn độ về nước. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-5
Đáp trả, cũng trong tháng 11/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã ký một sắc lệnh hành pháp đóng băng toàn bộ tài sản của chính phủ Iran tại Mỹ và bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Ảnh: Daily Kos. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-6
 52 con tin Mỹ đã bị giam giữ trong tổng cộng 444 ngày mới được thả. Ảnh: 3 con tin Mỹ Kathy Gross, Ladell Maples, và William Quarles được trả tự do và đưa tới sân bay sau khi dự một buổi họp báo. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-7
 Một sinh viên Iran mang theo súng đứng canh gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 29/11/1979. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-8
Các sinh viên tại thủ đô Washington, Mỹ, biểu tình phản đối việc Iran bắt giữ con tin Mỹ. Ảnh: Sputnik. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-9
 Hai con tin người Mỹ bị bắt giữ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-10
 Bức ảnh chụp nhóm con tin Mỹ tại bệnh viện. Họ đã được đưa tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi được Iran thả tự do trước khi trở về Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-11
 Những người Mỹ được thả tự do vẫy chào mọi người khi bước xuống chiếc Freedom One tại căn cứ ở Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-12
Richard Morefield hôn mẹ của anh, bà Maria, khi trở về nước Mỹ ngày 27/1/1981. Ảnh: Sputnik.