TS.BS Lê Quốc Hùng - BV Chợ Rẫy khuyến cáo “chốt chặn” chống lây COVID-19

Trong phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, một nút chặn sau cùng đặc biệt quan trọng nhưng thường được thực hiện chưa đúng, chưa đủ.

Zing.vn đăng tải bài viết của TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - người trực tiếp điều trị thành công cho hai cha con người Trung Quốc mắc COVID-19, về chốt chặn cuối cùng trong việc phòng chống lây nhiễm COVID-19.
Cũng giống như các loại virus gây viêm đường hô hấp khác, COVID-19 có cơ chế nhiễm và gây bệnh như sau: Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Đến một lúc nào đó, tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.
Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.
TS.BS Le Quoc Hung - BV Cho Ray khuyen cao “chot chan” chong lay COVID-19
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, điều trị cho hai cha con người Trung Quốc bằng cách súc họng hàng ngày. Ảnh: Lê Quân. 
Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2 m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay... như Bộ Y tế đã thông báo. 
Tuy nhiên, kinh nghiệm của bản thân tôi thì còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua. Đây là nút chặn vô cùng quan trọng, mặc dù cũng đã được nhắc tới nhưng có thể việc thực hiện chưa đúng và đủ.
Nút chặn này là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó.
Các virus sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để tiêu diệt nó. Như vậy, kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm, dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng để phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh.
Việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ.
Các bạn chú ý xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cơ bản sau:
1. Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
2. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
3. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.
4. Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
5. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
6. Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.

Khám phá món pizza hủ tiếu vừa độc vừa lạ ở Cần Thơ

(Kiến Thức) - Nếu có dịp về vùng đất "gạo trắng nước trong" Cần Thơ, bạn có cơ hội thưởng thức một phiên bản pizza hủ tiếu độc đáo và mới lạ mang đậm hương vị miền Tây.

Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho

Xuất hiện từ vài năm trước, món ăn này được “phát minh” bởi một quán ăn ở Cần Thơ. Do nhận thấy sự tương đồng trong hình thức với pizza mà người ta đã đặt cho chúng cái tên rất độc đáo là pizza hủ tiếu.

Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-2
Nếu những chiếc pizza truyền thống mang đặc trưng với phần đế là bột nướng thì người miền Tây lại sáng tạo bằng một loại nguyên liệu rất quen thuộc, sợi hủ tiếu.
Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-3
Người ta dùng loại hủ tiếu bột lọc, trụng chín rồi chiên nhanh trong chảo dầu nóng đến khi chúng vàng đều thì vớt ra. Thú vị là phần hủ tiếu chiên có hình tròn to và giòn rụm trông rất giống pizza.
Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-4
Điều đặc biệt của món pizza hủ tiếu chính là công đoạn chiên để sợi hủ tiếu được vàng giòn.
Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-5
Trước khi chiên, người đầu bếp sẽ tẩm ướp sợi hủ tiếu tươi cùng một ít bột nêm và tiêu xay nhuyễn, sau đó cuộn lại thành bánh rồi đem chiên trên chảo dầu sôi. Đó là bí quyết để làm nên sợi hủ tiếu thơm giòn, có vị mằn mặn, rất vừa ăn.
Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-6
Mặt khác, sợi hủ tiếu đem chiên cũng phải được lựa chọn kỹ, không bị chua, có độ dai nhất định, màu trắng ngà, hơi trong và có mùi gạo tự nhiên.
Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-7
Hủ tiếu khi chiên xong cho vào dĩa. Rắc một ít rau thơm lên trước và kế đến là thịt khìa (hoặc chả, trứng chiên), sau cùng là rưới nước cốt dừa sữa, rắc một ít đậu phộng rang giã giập lên.
Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-8
Món này ăn kèm với nước mắm chua cay hoặc tương cay tùy thích. Dùng đũa bẻ một miếng bánh hủ tíu chiên giòn thịt khìa sữa, nước cốt dừa cho vào miệng nhai chậm rãi, bạn sẽ “ngậm mà nghe” cái giòn tan của hủ tíu, vị béo của nước cốt dừa; vị ngọt, dai, đậm đà của thịt.
Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-9
Phần ăn hoàn chỉnh nhìn bắt mắt, đặc sắc không kém gì món pizza hảo hạng của phương Tây. Giá bán hiện nay: 20.000 – 30.000 đồng/đĩa.
Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-10
Bẻ miếng bánh hủ tiếu chiên giòn cho vào miệng nhai giòn tan. Vị mặn mặn, béo béo, chua chua, cay cay, lan tỏa trong vòm miệng thất hấp dẫn.
Kham pha mon pizza hu tieu vua doc vua la o Can Tho-Hinh-11
Khách du lịch, mỗi khi đến Cần Thơ, đều rất thích thú khi được vừa ăn pizza hủ tiếu giòn tan vừa ngắm vườn cây trái xanh tươi rợp bóng.  Ảnh: Internet.

Bác sĩ thông tin tình trạng sức khỏe bé gái 3 tháng tuổi nhiễm virus Corona

(Kiến Thức) - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, sức khỏe của bé gái 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19 ở Vĩnh Phúc đã ổn định. Bé không ho, không sốt và ăn uống tốt.

Đại diện Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, để cháu bé N.G.L (3 tháng tuổi) bị nhiễm Covid-19 (nCoV) được điều trị trong điều kiện tốt nhất, tối 11/2, cháu bé đã được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Sáng 13/2, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi được chuyển lên Bệnh viện, cháu bé được nằm trong phòng cách ly cẩn thận. Đây là 1 trong 5 phòng cách ly tiêu chuẩn của cả nước, đảm bảo không lây nhiễm được ra môi trường, không lây nhiễm cho cán bộ y tế, đảm bảo tốt nhất về phòng hộ.