Trước khi nợ tới 2 triệu USD, web hàng hiệu Leflair làm ăn thế nào?

(VietnamDaily) - Sau khi bị tố “ôm” nợ 2 triệu USD khiến các nhà cung cấp lẫn nhân viên làm việc tại Leflair Việt Nam, dư luận không khỏi thắc mắc trước đó web này làm ăn thế nào?

Sự việc trang thương mại điện tử Leflair (Công ty CP Leflair) đột ngột thông báo đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh tại thị trường Việt Nam từ đầu tháng 2/2020 đã khiến nhiều nhà cung cấp lẫn nhân viên doanh nghiệp này phải điêu đứng.
Đáng chú ý là trong khi công nợ cũng như tiền lương, thưởng Tết đang được hai bên giải quyết thì ngày 1/3, các nhà cung cấp lại phát hiện văn phòng của Leflair ở quận 10, TP.HCM đã tạm thời đóng cửa im lìm và không còn hoạt động.
Trả lời VTC News, chị Thanh Hằng (nhà cung cấp của Leflair) cho biết, trong buổi làm việc với các nhà cung cấp mới đây, đại diện Leflair thông tin rằng số công nợ mà đơn vị chưa xử lý với hàng trăm nhà cung cấp lên đến 2 triệu USD. Trớ trêu, tiền mặt còn lại trong tài khoản của công ty chưa nổi 50.000 USD.
Trước đây, Leflair nhiều lần chậm giải quyết công nợ, sau nhiều hứa hẹn, chị Hằng vẫn tiếp tục cho Leflair thêm cơ hội và hợp tác. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì chị Hằng đang bắt đầu cảm thấy lo lắng thực sự.
"Do đó, áp lực về nguồn vốn đối với Leflair ngày càng lớn theo sự phát triển của chúng tôi, cùng với áp lực mục tiêu tạo lợi nhuận", thông báo của Leflair viết.
Truoc khi no toi 2 trieu USD, web hang hieu Leflair lam an the nao?
Trên website của Leflair không còn bất kỳ thông tin nào về các sản phẩm. (Ảnh chụp màn hình).
Dư luận hiện đang đặt dấu hỏi: Web hàng hiệu Leflair làm ăn thế nào trước khi bị tố "ôm" nợ 2 triệu USD?
Theo tìm hiểu của PV, Leflair được thành lập vào năm 2015 bởi Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun (là 2 doanh nhân người Pháp). 
Là dự án triển khai theo mô hình flash-sales đã khá thành công tại châu Âu và Trung Quốc, trang thương mại điện tử này chuyên bán các loại hàng hiệu hàng đầu thế giới từ mỹ phẩm cho đến thời trang, với mức giá hấp dẫn cho khách hàng, cùng với đó là các ưu đãi giảm giá lên tới 70% trong một khoảng thời gian có hạn.
Leflair chọn mô hình kinh doanh giữ hàng qua kho (inventory) thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" (marketplace) nhằm giữ niềm tin với khách hàng.
Truoc khi no toi 2 trieu USD, web hang hieu Leflair lam an the nao?-Hinh-2
 Hai đồng sáng lập startup Lefair Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun.
Trong thông báo gửi đến nhà cung cấp, Leflair cho biết đã 4 năm hoạt động, phục vụ hơn 120.000 khách hàng, doanh thu mỗi năm ước tính hàng chục triệu USD với giá trị đơn hàng trên mỗi khách được đánh giá cao nhất trên thị trường.
Truoc khi no toi 2 trieu USD, web hang hieu Leflair lam an the nao?-Hinh-3
Văn phòng của Leflair ở quận 10, TP.HCM đã tạm thời đóng cửa im lìm và không còn hoạt động. (Ảnh: VTC News).
Năm ngoái, Leflair công bố vòng gọi vốn Series B từ 2 quỹ đầu tư GS Shop và Belt Road Capital Management có trị giá 7 triệu USD, đưa tổng giá trị các vòng gọi vốn của công ty từ lúc thành lập đến nay đạt gần 12 triệu USD. Một phần tiền gọi vốn được ban điều hành tập trung trả nợ, phần còn lại đầu tư cho hệ thống vận hành.

Con Cưng làm ăn thế nào mà cổ phiếu được định giá gần 485.000 đồng?

Người sở hữu có thể thực hiện quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của Con Cưng với giá chuyển đổi là 484.629 đồng/cổ phần.

Công ty Cổ phần Đầu tư Con Cưng vừa thông báo đã phát hành thêm 41 tỉ đồng trái phiếu kì hạn một năm. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền. Mệnh giá mỗi trái phiếu là một triệu đồng, với lãi suất phát hành thực tế là 8%/năm.

Đơn vị tư vấn, đại lý cho đợt phát hành là Công ty chứng khoán SSI. Vì đây là dạng trái phiếu chuyển đổi, người sở hữu có thể thực hiện quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của Con Cưng theo quy định, giá chuyển đổi là 484.629 đồng/cổ phần.

Con Cung lam an the nao ma co phieu duoc dinh gia gan 485.000 dong?
 

Kết quả phát hành cho thấy, lượng trái phiếu được mua bởi các nhà đầu tư tổ chức, bao gồm tổ chức trong nước mua 12,8 tỉ đồng (tỉ lệ 31,23%) và tổ chức nước ngoài mua 28,2 tỉ đồng (tỉ lệ 68,77%).

Đây là đợt huy động vốn qua kênh trái phiếu thứ 2 của Con Cưng. Trước đó, hồi giữa năm 2019, Con Cưng cũng đã huy động thành công 98 tỉ đồng trên kế hoạch 100 tỷ đồng trái phiếu kì hạn 18 tháng. Trái phiếu huy động là loại không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền. Lãi suất trái phiếu 11%/năm.

Con Cưng là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm cho mẹ và bé theo mô hình chuỗi lớn nhất Việt Nam. Tốc độ mở cửa hàng của hãng tăng vọt trong 2 năm trở lại đây: năm 2016 đạt 100 cửa hàng và năm 2018 đạt hơn 414 cửa hàng với hơn 2.000 mặt hàng tại 45 tỉnh của Việt Nam.

Tính tới cuối năm 2019, Con Cưng có 458 siêu thị với thương hiệu Con Cung, Toycity & CF (Con Cưng Fashion). Công ty đặt mục tiêu đến năm 2021 sẽ có 1.000 cửa hàng trên cả nước.

Trong báo cáo gần nhất thống kê 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của Con Cưng đạt trên 1.030 tỷ, tăng 37,3% cùng kỳ năm trước, biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ đạt gần 30%.

Tuy nhiên gánh nặng chi phí lãi vay và việc đẩy mạnh mở rộng hệ thống khiến chi phí bán hàng tăng vọt lên 255 tỷ (tăng 46,8% cùng kỳ năm trước) đã khiến cho lợi nhuận của Con Cưng chỉ còn 1,2 tỷ đồng, giảm 84% cùng kỳ năm trước.

Tổng tài sản của Con Cưng hiện tại đạt gần 895 tỷ đồng, vốn điều lệ chỉ ở mức 26,25 tỷ đồng. Trong cơ cấu cổ đông của Con Cưng, hai cổ đông sáng lập là Nguyễn Quốc Minh và Lưu Anh Tiến nắm giữ cổ phần ngang nhau 17,3%.

Quỹ Asia Design Company nắm giữ 19,7%, Seedcom không đứng tên mà chuyển sang tên cá nhân ông Đinh Anh Huân nắm giữ 11%, các cổ đông liên quan đến SSI bao gồm công ty quản lý quỹ SSIAM và Daiwa SSIAM Vietnam Growth Fund II LP nắm giữ tổng cộng 20% cổ phần.

Trước khi về tay tỷ phú Thái, Nguyễn Kim làm ăn thế nào?

(VietnamDaily) - Trước khi về tay người Thái, nhiều năm trước, Nguyễn Kim từng là chuỗi bán lẻ điện máy chính hãng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.

Trong các bản công bố thông tin tài chính mới đây nhân sự kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Thái Lan, Central Retail Corp, công ty con của Tập đoàn Central Group, xác nhận đã hoàn tất việc mua lại 100% chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.

Yeah1 góp 250.000 USD vào liên doanh tại Campuchia, phát triển nền tảng làm đẹp

(Vietnamdaily) - Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) vừa thông qua việc thành lập liên doanh với vốn điều lệ 642.000 USD, song song đó Yeah1 cũng công bố phát triển nền tảng quản lý người dùng ở mảng làm đẹp,…
 

Cụ thể, Hội đồng quản trị Yeah1 thông qua việc thành lập liên doanh của đơn vị thành viên Tập đoàn (CTCP Giải trí Rồng) với YAK Capital PLC tại Campuchia trong lĩnh vực truyền thông, công nghệ, quảng cáo với vốn điều lệ là 642.000 USD.

Trong đó, CTCP Giải trí Rồng đóng góp và sở hữu 40% vốn điều lệ, tương đương 256.800 USD. Điều kiện tiên quyết là liên doanh này sẽ mua lại nền tảng phát triển bở Yeah1 với giá mua không thấp hơn 200.000 USD.