Trung Quốc triệu tập đại sứ Mỹ để phản đối lệnh trừng phạt

Bắc Kinh vừa có một loạt động thái ngoại giao thể hiện sự phản đối sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt việc Trung Quốc mua tiêm kích Su-35 và tên lửa S-400 của Nga.

Theo SCMP, Trung Quốc hôm 22/9 đã triệu tập đại sứ Mỹ Terry Branstand để phản đối lệnh trừng phạt của Washington nhắm vào cục Phát triển Thiết bị thuộc quân đội và người đứng đầu cơ quan này.
Trung Quốc cũng tuyên bố triệu hồi tư lệnh hải quân, Phó đô đốc Shen Jinlong, khi ông này đang ở Mỹ tham gia một diễn đàn về an ninh hàng hải quốc tế. Cùng với đó, Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động đối thoại quân sự với Mỹ, dự kiến diễn ra từ ngày 25/9 tại Bắc Kinh.
Trung Quoc trieu tap dai su My de phan doi lenh trung phat
Phó đô đốc Shen Jinlong được Trung Quốc triệu hồi nhằm phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: Xinhua. 
Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu Mỹ "ngay lập tức sửa chữa các sai lầm, hủy bỏ lệnh trừng phạt", đồng thời tuyên bố "quân đội Trung Quốc có quyền" và sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả nếu lệnh trừng phạt không sớm được thu hồi, theo CCTV.
Bộ Quốc phòng Mỹ và Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đều không phản hồi trước đề nghị bình luận về các động thái đáp trả ngoại giao mà Bắc Kinh vừa thực hiện.
Cũng trong ngày 22/9, Trung Quốc thông báo hủy bỏ chuyến thăm Mỹ và tham gia đàm phán vấn đề thương mại của Phó thủ tướng Lưu Hạc. Động thái này được đưa ra một ngày sau khi Bắc Kinh yêu cầu Mỹ "sửa chữa các sai lầm" trong cuộc chiến thuế quan giữa hai nước.
Hôm 20/9, Mỹ công bố lệnh trừng phạt nhắm vào cục Phát triển Thiết bị thuộc quân đội Trung Quốc và người đứng đầu cơ quan vì mua chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 và tên lửa phòng không S-400 từ Nga, với cơ sở là Đạo luật chống đối thủ Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt (CAASTA).
Đạo luật này ngăn chặn một quốc gia, tổ chức hay công ty thuộc bên thứ ba giao dịch hoặc có liên đới với các cá nhân, tổ chức hay công ty Nga bị liệt vào danh sách đen.
Trung Quoc trieu tap dai su My de phan doi lenh trung phat-Hinh-2
Tên lửa S-400 là một trong các loại vũ khí Trung Quốc mua từ Nga. Ảnh: RT. 
Quan chức Mỹ cho biết lệnh trừng phạt được đưa ra do lô hàng được mua từ Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí chính của Nga đã ở trong danh sách đen CAASTA vì ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al Assad.
"Các lệnh trừng phạt của CAASTA không nhằm phá hoại năng lực phòng thủ của bất kỳ quốc gia nào. Những biện pháp này đáp trả trực tiếp sự hung hăng của Nga nhắm đến nước Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ", Guardian dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ.

Tổng thống đắc cử Donald Trump làm đảo lộn quan hệ Mỹ-Trung?

(Kiến Thức) - Quan hệ Mỹ-Trung có nguy cơ bị đảo lộn sau một cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump với người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan Thái Anh Văn.

Nhà phân tích Philipp Bilsky - tác giả bài bình luận sau đây đăng trên Deutsche Welle ngày 4/12 – cho rằng qua động thái này, ông Donald Trump đã tái khẳng định danh tiếng của mình là “một đối thủ không thể đoán trước”.

Bật mí Tết Trung thu ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Chuseok là Tết Trung thu ở Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm. Cùng là dịp lễ để tưởng nhớ người đã khuất nhưng Tết Chuseok ở hai miền Triều Tiên vẫn có những nét khác biệt.

Theo hãng thông tấn Yonhap, Chuseok hiện nay là một trong 18 ngày lễ quan trọng nhất năm của người dân Triều Tiên. Tuy nhiên, dịp Tết Trung thu ở "quốc gia bí ẩn" này dường như được tổ chức theo cách khiêm tốn hơn so với Hàn Quốc.
Được biết, lễ Chusekok ở Triều Tiên chỉ có một ngày chính trong khi ở nước láng giềng phía Nam, dịp lễ này kéo dài nhiều ngày, trong đó năm 2017 kỳ nghỉ lễ này kéo dài tới 10 ngày.

Kinh tế thế giới ra sao khi Mỹ áp thuế 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Việc Tổng thống Trump áp thêm thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc có thể đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục rơi vào vòng xoáy căng thẳng và gây tác động xấu tới nền kinh tế toàn cầu.

Theo CNBC, ngày 17/9, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ áp thêm thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 24/9, và mức thuế sẽ tăng lên 25% vào đầu năm sau.

Trong thông báo ngày 17/9, Tổng thống Trump tuyên bố mức thuế sẽ tăng lên 25% từ ngày 1/1/2019 và rằng “nếu Trung Quốc có hành động trả đũa nhằm vào những người nông dân và các ngành công nghiệp khác của chúng tôi, chúng tôi sẽ ngay lập tức tiến hành giai đoạn ba, với việc áp thuế bổ sung xấp xỉ 267 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc”.

Kinh te the gioi ra sao khi My ap thue 200 ty hang hoa Trung Quoc?
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: BBC. 
Việc Mỹ áp thuế lên 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc khiến dư luận lo ngại có thể làm leo thang cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong các cuộc đàm phán trước đó, hai bên đã không đạt được thỏa thuận để giải quyết xung đột thương mại giữa hai nước.
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết Tổng thống Trump “không hài lòng về các cuộc đàm phán với Trung Quốc về vấn đề này”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tình hình “cuối cùng sẽ được giải quyết, bởi chính tôi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình người mà tôi rất tôn trọng”.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp dụng mức thuế quan này.