Trung Quốc thử nghiệm giàn khoan Sea Bull ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo trang tin Duowei News, Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công giàn khoan nước sâu tự chế tạo Sea Bull ở Biển Đông.

Giàn khoan Sea Bull rời thành phố cảng Hạ Môn ở phía đông nam tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc để bắt đầu hành trình đến Biển Đông vào ngày 10/6/2015.
Trung Quốc là quốc gia thứ tư trên thế giới tự đóng được giàn khoan nước sâu, sau Mỹ, Đức và Australia.
Trung Quoc thu nghiem gian khoan Sea Bull o Bien Dong
Ảnh minh họa.
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc  (CCTV) nói đây là một thành tựu khoa học, một bước đột phá kỹ thuật trong việc thiết kế chế tạo giàn khoan biển sâu.
Các thử nghiệm trên giàn khoan Sea Bull đã được tiến hành vào ngày 12/6, khi giàn khoan này khoan  60 mét vào đáy biển có độ sâu 3.000 mét nước để thu thập mẫu.
Ông Wan Buyan, trưởng chuyên gia của dự án, nói giàn khoan “Sea Bull” nhẹ hơn 20-30%  so với các giàn khoan khác có cùng một công suất của các nước khác”. Nó có thể khoan sâu 60 mét dưới đáy biển với trọng lượng chỉ có 8 tấn và còn có thể khoan sâu hơn nữa trong tương lai.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phải đối mặt với thách thức là  làm thế nào để kiểm soát các thiết bị cách mặt nước biển tới 3.000 mét. Họ đã giải quyết vấn đề này bằng cách kết nối  giàn khoan Sea Bull với một tàu nghiên cứu khoa học bằng hàng ngàn mét cáp quang.
Chuyên gia Luo Bowen của Đại học Khoa học Kỹ thuật Hồ Nam nói:  "Chúng tôi đã thiết kế một hệ thống điều khiển đặc biệt cho phép các mệnh lệnh được thực hiện gần như ngay lập tức. Hệ thống này cho phép truyền các tín hiệu cảm biến đến boong tàu nghiên cứu khoa học rất nhanh chóng".

Vũ khí hạt nhân Mỹ sát nước Nga: “Lợi bất cập hại”

(Kiến Thức) - Khó có thể bảo vệ vũ khí hạt nhân Mỹ triển khai sát biên giới Nga, trong khi người Đức lại không muốn có chúng trên lãnh thổ của họ.

Đó là nhận định của nhà sử học người Anh Martin McCauley,  giảng viên cao cấp về Đông Âu, Trung Quốc và chủ nghĩa khủng bố tại Đại học London.
Vu khi hat nhan My sat nuoc Nga: “Loi bat cap hai”
Vũ khí hạt nhân Mỹ.
Giáo sư Martin  McCauley nói với Đài phát thanh Sputnik: “Đặt vũ khí hạt nhân ở các nước nhỏ như Estonia, Latvia và Lithuania thì rất khó khăn trong việc bảo vệ. Sẽ là có ý nghĩa hơn khi để chúng ở nước lớn như Đức, không biên giới chung với Nga”.

Trung Quốc gây sức ép quân sự-chính trị đối với Myanmar

(Kiến Thức) - Với việc tập trận bắn đạn thật sát biên giới và mời thủ lĩnh đối lập sang thăm, Trung Quốc đang gây sức ép quân sự-chính trị đối với chính phủ Myanmar.

Một cuộc đụng độ đã xảy ra sát biên giới Trung Quốc-Myanmar giữa phiến quân Kokang - chủ yếu là người sắc tộc thiểu số Trung Hoa - và quân chính phủ, sau chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
Trung Quoc gay suc ep quan su-chinh tri doi voi Myanmar
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp nhà lãnh đạo đối lập 
Aung San Suu Kyi của Myanmar ở Bắc Kinh.
Khi chuyến thăm Trung Quốc của bà Suu Kyi mới bắt đầu, quân nổi dậy Liên minh Dân tộc Dân chủ Myanmar ở Kokang đã công bố thỏa thuận ngừng bắn đơn phương với các đơn vị chính phủ. Tuyên bố nêu rõ rằng một trong những lý do chính cho động thái này là lời kêu gọi của Trung Quốc lập lại hoà bình.