Trung Quốc “tàng trữ” linh kiện xe khổng lồ

Trong một tai nạn không ngờ ở Quảng Châu, một tay đua drift người Mỹ đã vô tình phát hiện kho linh kiện xe lớn đến kinh ngạc.

Phát hiện này được tìm ra từ Ross Petty vào tháng 12 vừa rồi. Anh là một tay đua drift chuyên nghiệp người Mỹ sang tham gia sự kiện World Drift Series China tại Quảng Châu. Tại một góc cua, chiếc xe độ có tên S15 trượt một vết dầu và đâm vào tường. Cuối tuần đó, tay đua phải tham dự một sự kiện khác ở Thâm Quyến, vì thế anh cần phải sửa xe ngay lập tức.
Ross Petty trên đường vào khu chợ chuyên bán linh kiện ôtô.
 Ross Petty trên đường vào khu chợ chuyên bán linh kiện ôtô.
Ross nghĩ rằng sẽ tìm thấy một cửa hàng linh kiện thông thường, giống với những gì anh vẫn gặp ở Los Angeles, Mỹ. Nhưng thực thế thì khác xa. Khi đến nơi, những vị khách không biết miêu tả cảm giác của họ khi đó ra sao. Có lẽ là sự sửng sốt.
Những gì mà họ chứng kiến khác xa những thứ họ vẫn nhìn thấy ở Mỹ.
 Những gì mà họ chứng kiến khác xa những thứ họ vẫn nhìn thấy ở Mỹ.

Tại một trong những cửa hàng đầu tiên họ dừng chân, những đường ống dẫn nhiên liệu treo kín trần nhà, hàng trăm bộ bướm ga lủng lẳng trên đầu chủ cửa hàng. Cách phân bố và hoạt động ở đây cũng gây ấn tượng lớn với những vị khách. Mỗi một cửa hàng chỉ chuyên về một loại linh kiện.

Một thứ khác khiến các vị khách tò mò, là làm thế nào để lấy được đúng thứ cần tìm. Bởi có đến hàng trăm loại đường ống dẫn nhiên liệu treo trên trần nhà, hàng trăm loại đầu phun nhiên liệu bày trên sạp, hay hàng trăm chiếc cảm biến ôxy túm thành bó... 
Không ai để tâm đến việc bị quay phim hay chụp ảnh.
 Không ai để tâm đến việc bị quay phim hay chụp ảnh.

Ngoài ra, người ở đây không bận tâm tới việc vị khách ngoại quốc đang giơ máy ảnh lên chụp. Trong khi ở Mỹ, người bạn của Ross cho biết anh không được phép làm điều tương tự khi tới bất cứ cửa hàng linh kiện hay phế liệu nào.

Trong khu chợ linh kiện, cửa hàng chuyên bán bộ xử lý trung tâm ECU có lẽ là nơi sạch sẽ nhất. Ở đây có đủ loại ECU, mọi mẫu mã và mọi thương hiệu. Còn có cả một cửa hàng bày một loạt phần đầu xe Audi, như lưới tản nhiệt và ba-đờ-sốc trước. Rồi cửa hàng chuyên về hệ thống treo, chế hòa khí, ống xả... Trong số đó có cửa hàng chuyên đèn pha mà Ross cần tìm.
Logo Audi nổi tiếng bày bán "thoải mái" trong một cửa hàng.
Logo Audi nổi tiếng bày bán "thoải mái" trong một cửa hàng. 
Nhiều bộ đèn pha là loại đã được phục chế, lắp hoàn chỉnh từ những linh kiện đã qua sử dụng nhưng trông rất hoàn hảo và được bán chỉ bằng một phần nhỏ so với đồ chính hãng. Nhưng cũng có nhiều linh kiện khác là đồ chính hãng, đã được sửa chữa và sơn lại.
Chiếc Porsche Cayenne dường như đang được tân trang.
 Chiếc Porsche Cayenne dường như đang được tân trang.

Trên đường đi, Ross và bạn anh còn bắt gặp một chiếc Porsche Cayenne, thứ mà thực ra chỉ còn phần thân bởi có lẽ trước đó nó từng bị cháy trụi. Nhưng với những gì mà hai vị khách ngoại quốc vừa chứng kiến, mẫu xe thể thao Đức rất có thể sẽ xuất hiện trên một chiếc bục trưng bày ở một nơi nào đó, hoàn toàn bóng bẩy và mới mẻ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Đường đua F1 truyền cảm hứng cho xe cảnh sát

Chiếc Caparo T1 được truyền cảm hứng từ đường đua F1 với vận tốc 320 km/h vừa được cảnh sát Anh giới thiệu.

 
Chiếc xe này đã tham gia vào buổi diễu hành tại giải đua Le Mans, trong bộ dạng một chiếc xe cảnh sát và gây ấn tượng khi có thể tăng tốc lên tới 100km/h trong chỉ 2,5 giây.
 
Caparo T1 cũng đã được trưng bày ở Autosport International. Paul Keasy, sở trưởng sở cảnh sát Central Motorway Police Group hy vọng rằng chiếc xe sẽ truyền tải các thông điệp ý nghĩa về an toàn đường bộ.

Rước xế hộp chỉ với 20 triệu đồng

Chỉ với 1.000 USD (tương đương 20 triệu đồng) những người không có điều kiện vẫn dễ dàng sở hữu những chiếc xe hơi cũ "ngon lành".

Thực tế tại Mỹ đã chứng minh cho câu chuyện hoang đường trên, nếu nó xảy ra ở Việt Nam. 20 triệu đồng có lẽ chỉ đủ để đổi một mớ sắt vụn hoen rỉ thay vì một chiếc xe chạy êm re trên mọi đoạn đường.
Với 1.000 USD (tương đương với 20 triệu đồng), tất nhiên bạn cũng chẳng thể mong sẽ được sở hữu những mẫu xe mới ra với những công nghệ hiện đại nhất, nhưng những mẫu xe cuối thập niên 90 đến đầu 2000 không phải là không đủ để thỏa mãn bạn.

Lý do khiến người Việt ghét xe Trung Quốc

Không đảm bảo an toàn, chất lượng kém, sao chép thiết kế. Đó là lí do khiến người tiêu dùng quay lưng với xe hơi Trung Quốc.

Bỏ qua cái nhìn thành kiến hay mang màu sắc chính trị, nhiều người tiêu dùng vẫn không thể ưa nổi những chiếc xe đến từ Trung Quốc. Thực tế cho thấy, chính các nhà sản xuất xe hơi của đất nước đông dân nhất thế giới đã tự “giết” chết sản phẩm của mình.
Không chỉ ở Việt Nam, ôtô Trung Quốc đang ngày càng tệ hơn trong mắt người dùng trên thế giới và ngay cả chính bản thân người dân Trung Quốc. Nhiều chuyên gia Trung Quốc thừa nhận, người dân nơi đây đang tỏ ra kém mặn mà với các dòng xe thuộc những thương hiệu xe hơi nội địa vì các lí do sau đây:
1. Không đảm bảo an toàn
Sở dĩ những chiếc xe Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với các thương hiệu xe hơi đến từ châu Âu và Mỹ là do họ đã tiết kiệm được những khoản tiền không nhỏ từ việc cắt giảm chi phí thử nghiệm an toàn. Vì lợi nhuận, họ đã quên việc bảo vệ tính mạng cho người dùng.
Nhiều hãng xe Trung Quốc "ăn bớt" quy trình thử nghiệm an toàn để giảm chi phí.
 Nhiều hãng xe Trung Quốc "ăn bớt" quy trình thử nghiệm an toàn để giảm chi phí. 
Theo Reuter, thay vì 150 lần thử nghiệm an toàn cho mỗi sản phẩm mới, Geely Group, một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Trung Quốc chỉ thử nghiệm 20-25 lần để cắt giảm chi phí. Trong khi đó, đồng nghiệp của Geely trên thế giới tiến hành trung bình 125-150 lần thử cho mỗi sản phẩm mới.
Chính vì thế mà chất lượng và độ an toàn của xe Trung Quốc vẫn ở khoảng cách xa so với xe Mỹ hay châu Âu. Các nhà sản xuất thực hiện rất ít lần thử. Chính phủ có tiêu chuẩn an toàn, nhưng lại không quy định phải thử nghiệm bao nhiêu lần để đảm bảo an toàn trước khi sản xuất.
2. Chất lượng kém
Cũng vì cắt giảm chi phí, rút ngắn quá trình sản xuất, sử dụng vật liệu rẻ tiền… các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đã khiến những sản phẩm của họ bị đánh giá là có chất lượng tồi kể cả trong sử dụng và độ bền.
Xe Trung Quốc không được đánh giá cao về chất lượng.
  Xe Trung Quốc không được đánh giá cao về chất lượng.
Tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của hơn 100 nhà sản xuất ôtô nội địa vào đầu thế kỷ 21, nhưng họ rất thiếu kinh nghiệm. Và phương thức để tồn tại của họ đơn giản là: nhái thiết kế của các hãng xe ngoại, lược bỏ những chi tiết, trang bị không “thiết yếu” và làm tăng chi phí, ví dụ như làm sao để cửa xe đóng êm, hay cửa số điện và túi khí ở bên ghế phụ. Việc này đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của xe. Sau vài năm sử dụng, cản sốc và tay nắm cửa có thể long ra bất cứ lúc nào.
Còn nhớ, vào tháng 10/2012, cơ quan giám sát tiêu dùng của Australia cho biết, một nhà nhập khẩu của đất nước này đã thu hồi 23.000 chiếc xe do Trung Quốc sản xuất sau khi phát hiện thấy amiăng (một chất có thể gây ung thư) bên trong động cơ và đệm bộ xả của xe. Điều này lại càng tạo nên cái nhìn có phần phản cảm đối với xe hơi Trung Quốc.
3. Sao chép thiết kế
Cũng chỉ vì mục đích cắt giảm chi phí sản xuất mà nhiều doanh nghiệp xe Trung Quốc không thể sáng tạo, họ cắt ngắn quá trình chế tạo xe hơi bằng cách sao chép lại những sản phẩm của hãng xe nước ngoài mà chẳng phải lo lắng gì về vấn đề vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như thời gian nên nhiều nhà sản xuất ôtô Trung Quốc không thể phát triển đội ngũ kỹ sư riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế. Do đó, các công ty thường thuê một số trung tâm thiết kế bên ngoài, nơi có những kỹ sư Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài về làm việc.
Các nhà phân tích cho biết, nhóm trung tâm thiết kế chế tạo này hợp tác với 70-80% hãng xe Trung Quốc, dẫn tới việc các công ty ôtô Trung Quốc dùng chung khá nhiều công nghệ và thiết kế.
Kết quả là người tiêu dùng giờ đây cứ nghĩ đến xe Trung Quốc là nghĩ đến hàng nhái. Danh sách những chiếc xe Trung Quốc bị “tố” có kiểu dáng không khác mấy so với xe Mỹ, xe Nhật, xe Đức ngày càng dài thêm.
Nhiều người cho rằng, xe hơi Trung Quốc không có một nét đặc trưng hay sáng tạo gì ngoài đặc trưng “ăn cắp thiết kế”.