Trung Quốc khai thác mỏ vàng tại khu vực tranh chấp với Ấn Độ

Trung Quốc đã khởi động công cuộc khai khoáng quy mô lớn vàng, bạc tại khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ ở Himalaya. Nhiều nhà quan sát đánh giá động thái này của Bắc Kinh có thể biến khu vực ở Himalaya thành nơi nóng bỏng.

Các nhà địa chất Trung Quốc ước tính mỏ khai khoáng này có trị giá gần 60 tỷ USD với trữ lượng lớn vàng, bạc và nhiều quặng quý hiếm khác. Trong nhiều năm, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều vào hạ tầng tại khu vực này phục vụ cho việc khai thác.
Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời một số nhà quan sát cho rằng việc Trung Quốc tự nhận nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực còn tranh chấp, đồng thời vội vã xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác cho thấy Himalaya đang có xu hướng trở thành một nơi tranh chấp biên giới nóng bỏng trong tương lai gần.
Trung Quốc đã bắt đầu công cuộc khai khoáng tại Lhunze. Ảnh: SCMP
 Trung Quốc đã bắt đầu công cuộc khai khoáng tại Lhunze. Ảnh: SCMP
Hầu hết nguồn khoáng sản quý này đều nằm tại huyện Lhunze, nơi Trung Quốc giành từ tay Ấn Độ cách đây 60 năm.
Chỉ trong vài năm gần đây, khu vực xa xôi với chỉ 30.000 dân này đang trở thành trung tâm khai thác mỏ “bùng nổ”. Mạng lưới điện và thông tin liên lạc được mở rộng, trong khi một sân bay dành cho phi cơ thương mại đang được thi công.
Giáo sư Zheng Youye tại Đạ Học Khoa học Địa chất Trung Quốc nhận định rằng nguồn quặng mới có thể thay đổi cân bằng quyền lực giữa Bắc Kinh và New Delhi tại Himalaya.
Ngoài ra, việc khai khoáng có thể khiến số người dân Trung Quốc hiện diện tại Himalaya tăng mạnh.
Trải dài qua lãnh thổ 5 quốc gia, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Bhutan, Nepal và Trung Quốc, dãy Himalaya từng chứng kiến nhiều cuộc xung đột liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.
Sau nhiều bạo lực xảy ra tại khu vực biên giới, vào mùa hè năm 1962, quân đội Trung Quốc đã tấn công một cơ sở quân sự của Ấn Độ tại làng Longju, phía đông Lhunze khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng. Nhiều ngày sau đó, Trung Quốc đẩy quân đội Ấn Độ ra khỏi Lhunze và kiểm soát khu vực này.
Những năm tiếp theo, xung đột tại khu vực biên giới khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng, diễn biến này kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố ngừng bắn và rút khỏi Nam Tây Tạng cũng như một số khu vực tranh chấp khác. Trong nhiều thập niên gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa dàn xếp tranh chấp liên quan đến lãnh thổ.

Colombia sẽ trở thành đối tác toàn cầu đầu tiên của NATO ở Mỹ Latinh

Trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 25/5, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos tuyên bố nước này trong tuần tới sẽ chính thức trở thành "đối tác toàn cầu" đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

Theo AFP, Rt.com, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos ngày 25/5 thông báo nước này trong tuần tới sẽ chính thức trở thành "đối tác toàn cầu" đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở khu vực Mỹ Latinh.

Cô gái Ấn Độ khổ sở vì trắng trẻo như Tây

Nhiều người rất bất ngờ khi cô gái trông như người ngoại quốc này lại có thể nói tiếng Hindi thành thạo tới vậy.

Pooja Ganatra, 24 tuổi, sinh ra ở Mumbai, Ấn Độ thường xuyên gặp phiền toái vì diện mạo của mình. Cô có mái tóc đỏ, mắt xanh và da trắng, trông như một người phụ nữ Ireland điển hình.

Những điều chưa kể gây ngỡ ngàng về đất nước Ấn Độ

(Kiến Thức) - Ấn Độ là quốc gia có số dân đông thứ hai trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, theo ước tính, 22% dân số nước này sống dưới mức nghèo đói và có nhiều người chỉ sống nhờ vào chưa đầy 2 USD mỗi ngày.

Taj Mahal là một ngôi đền nổi tiếng ở đất nước Ấn Độ. Được biết, 22.000 công nhân đã mất 20 năm để hoàn thành công trình này. (Nguồn ảnh: ATI)
Taj Mahal là một ngôi đền nổi tiếng ở đất nước Ấn Độ. Được biết, 22.000 công nhân đã mất 20 năm để hoàn thành công trình này. (Nguồn ảnh: ATI) 

Theo ATI, Ấn Độ là quốc gia sản xuất ra nhiều bộ phim nhất thế giới. Trong đó, Bollywood cho ra đời hơn 1.600 bộ phim mỗi năm.
 Theo ATI, Ấn Độ là quốc gia sản xuất ra nhiều bộ phim nhất thế giới. Trong đó, Bollywood cho ra đời hơn 1.600 bộ phim mỗi năm.

11/12 thành phố có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới đều ở Ấn Độ.
 11/12 thành phố có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới đều ở Ấn Độ.

Ấn Độ sản xuất 70% các loại gia vị trên thế giới và là nhà sản xuất chè lớn nhất hành tinh.
 Ấn Độ sản xuất 70% các loại gia vị trên thế giới và là nhà sản xuất chè lớn nhất hành tinh.

Tên của quốc gia này bắt nguồn từ dòng sông Ấn. Mặc dù rộng lớn nhưng Ấn Độ chỉ có một múi giờ duy nhất.
Tên của quốc gia này bắt nguồn từ dòng sông Ấn. Mặc dù rộng lớn nhưng Ấn Độ chỉ có một múi giờ duy nhất. 
Trung bình mỗi ngày ở Ấn Độ lại có một người tử vong do bị hổ và voi tấn công.
Trung bình mỗi ngày ở Ấn Độ lại có một người tử vong do bị hổ và voi tấn công.  

Theo ATI, ước tính 22% dân số Ấn Độ sống dưới mức nghèo đói và có nhiều người chỉ sống nhờ vào chưa đầy 2 USD mỗi ngày.
Theo ATI, ước tính 22% dân số Ấn Độ sống dưới mức nghèo đói và có nhiều người chỉ sống nhờ vào chưa đầy 2 USD mỗi ngày.

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc.
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. 

Ấn Độ là quốc gia có số người nói tiếng Anh nhiều thứ hai trên thế giới, sau Mỹ với 125 triệu người.
 Ấn Độ là quốc gia có số người nói tiếng Anh nhiều thứ hai trên thế giới, sau Mỹ với 125 triệu người.

Theo truyền thống, mọi người sẽ mặc đồ màu trắng trong đám tang của người Hindu tại Ấn Độ.
Theo truyền thống, mọi người sẽ mặc đồ màu trắng trong đám tang của người Hindu tại Ấn Độ.

Nhiều người dân Ấn Độ ăn chay, do vậy, quốc gia này có tỷ lệ tiêu thụ thịt bình quân đầu người thấp nhất thế giới.
Nhiều người dân Ấn Độ ăn chay, do vậy, quốc gia này có tỷ lệ tiêu thụ thịt bình quân đầu người thấp nhất thế giới. 
Đền Vàng ở Amritsar, Ấn Độ, cung cấp đồ ăn miễn phí cho ít nhất 100 nghìn người mỗi ngày.
 Đền Vàng ở Amritsar, Ấn Độ, cung cấp đồ ăn miễn phí cho ít nhất 100 nghìn người mỗi ngày.

Anh cai trị Ấn Độ trong khoảng thời gian từ năm 1858 đến 1947.
 Anh cai trị Ấn Độ trong khoảng thời gian từ năm 1858 đến 1947.

Vệ tinh Chandrayaan-1 của Ấn Độ là vệ tinh đầu tiên phát hiện nước trên Mặt Trăng. Ảnh: The Hindu.
Vệ tinh Chandrayaan-1 của Ấn Độ là vệ tinh đầu tiên phát hiện nước trên Mặt Trăng. Ảnh: The Hindu.

Quốc kỳ của Ấn Độ có ba dải màu: Màu vàng nghệ tượng trưng cho sự hy sinh, màu trắng biểu tượng cho sự thật và hòa bình còn màu xanh mang ý nghĩa niềm tin, sự sinh sôi và tinh thần đoàn kết.
Quốc kỳ của Ấn Độ có ba dải màu: Màu vàng nghệ tượng trưng cho sự hy sinh, màu trắng biểu tượng cho sự thật và hòa bình còn màu xanh mang ý nghĩa niềm tin, sự sinh sôi và tinh thần đoàn kết.