Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Trung Đông bất ổn, Iran đang “để mắt” những vũ khí nào của Nga?

19/04/2024 13:30

Nếu Iran sở hữu những vũ khí chiến lược này, chắc chắn các đối thủ của Iran sẽ phải dè chừng khi có ý định tiến hành bất cứ hoạt động quân sự nào.

Lê Quang (Theo Eurasiantimes)

Tinh thần chiến đấu xuống thấp, nhiều đơn vị Ukraine “kháng lệnh” tại Chasov Yar

Uy lực tiêm kích hạm là nền tảng sức mạnh của tàu sân bay Mỹ?

Bất tuân lệnh, một đơn vị chủ lực của Ukraine bị vô hiệu hóa

Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine: Tình hình mặt trận phía đông rất xấu

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel, các báo cáo từ The Washington Post chỉ ra rằng, việc mua máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng quân sự của Iran, gây ra mối đe dọa lớn tới an ninh của Israel. Ảnh: EurAsian Times.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel, các báo cáo từ The Washington Post chỉ ra rằng, việc mua máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng quân sự của Iran, gây ra mối đe dọa lớn tới an ninh của Israel. Ảnh: EurAsian Times.
Theo các quan chức tình báo Mỹ, Nga đang thúc đẩy các thỏa thuận được đàm phán bí mật để cung cấp những chiếc Su-35 cho Iran, đây là một trong những loại máy bay ném bom chiến đấu đáng gờm nhất của Nga. Ảnh: EurAsian Times.
Theo các quan chức tình báo Mỹ, Nga đang thúc đẩy các thỏa thuận được đàm phán bí mật để cung cấp những chiếc Su-35 cho Iran, đây là một trong những loại máy bay ném bom chiến đấu đáng gờm nhất của Nga. Ảnh: EurAsian Times.
Đối với Iran, việc đặt mua những chiếc Su-35 được xem là bước đánh dấu quan trọng trong quá trình hiện đại hóa lực lượng không quân. Tehran dự kiến sẽ đặt mua ít nhất 24 chiếc Su-35 Flanker-E. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng công khai nào về việc Su-35 được Nga bàn giao cho Iran. Ảnh: Militarnyi.
Đối với Iran, việc đặt mua những chiếc Su-35 được xem là bước đánh dấu quan trọng trong quá trình hiện đại hóa lực lượng không quân. Tehran dự kiến sẽ đặt mua ít nhất 24 chiếc Su-35 Flanker-E. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng công khai nào về việc Su-35 được Nga bàn giao cho Iran. Ảnh: Militarnyi.
Báo cáo cũng nhấn mạnh sự quan tâm của Iran trong việc mua hệ thống phòng không S-400. Năm ngoái, một phái đoàn của Iran đã đến thăm một nhà máy quốc phòng Nga và tham quan dây chuyền sản xuất các hệ thống phòng không, trong đó có cả S-400. Ảnh: Pinterest.
Báo cáo cũng nhấn mạnh sự quan tâm của Iran trong việc mua hệ thống phòng không S-400. Năm ngoái, một phái đoàn của Iran đã đến thăm một nhà máy quốc phòng Nga và tham quan dây chuyền sản xuất các hệ thống phòng không, trong đó có cả S-400. Ảnh: Pinterest.
S-400 là hệ thống phòng không tiên tiến, có khả năng phát hiện và tiêu diệt nhiều mối đe dọa trên không đồng thời, bao gồm cả máy bay tàng hình. S-400 được coi là sự bổ sung cần thiết, giúp tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ của Iran trước các cuộc tấn công của Israel.
S-400 là hệ thống phòng không tiên tiến, có khả năng phát hiện và tiêu diệt nhiều mối đe dọa trên không đồng thời, bao gồm cả máy bay tàng hình. S-400 được coi là sự bổ sung cần thiết, giúp tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ của Iran trước các cuộc tấn công của Israel.
Theo các quan chức tình báo Mỹ, ngoài việc mua hàng nghìn máy bay không người lái từ Iran, Nga còn đồng ý mua thiết bị quân sự trị giá khoảng 2 tỷ USD, bao gồm các hệ thống đối phó máy bay không người lái, rất quan trọng cho các hoạt động trên chiến trường Ukraine.
Theo các quan chức tình báo Mỹ, ngoài việc mua hàng nghìn máy bay không người lái từ Iran, Nga còn đồng ý mua thiết bị quân sự trị giá khoảng 2 tỷ USD, bao gồm các hệ thống đối phó máy bay không người lái, rất quan trọng cho các hoạt động trên chiến trường Ukraine.
Iran hiện cũng đã sở hữu hệ thống phòng không S-300 của Nga. Trở lại năm 2007, Nga đã đồng ý cung cấp S-300 cho Iran, tuy nhiên, Moscow phải đối mặt với áp lực từ Mỹ và các cường quốc châu Âu, khiến việc giao vũ khí bị trì hoãn.
Iran hiện cũng đã sở hữu hệ thống phòng không S-300 của Nga. Trở lại năm 2007, Nga đã đồng ý cung cấp S-300 cho Iran, tuy nhiên, Moscow phải đối mặt với áp lực từ Mỹ và các cường quốc châu Âu, khiến việc giao vũ khí bị trì hoãn.
Cuối cùng, mãi tới năm 2016, Nga đã vượt qua lệnh cấm và bàn giao S-300 cho Iran. Sau khi trải qua quá trình chuẩn bị vận hành, các hệ thống S-300 của Iran đã hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu vào năm 2019.
Cuối cùng, mãi tới năm 2016, Nga đã vượt qua lệnh cấm và bàn giao S-300 cho Iran. Sau khi trải qua quá trình chuẩn bị vận hành, các hệ thống S-300 của Iran đã hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu vào năm 2019.
Việc mua S-400 là mục tiêu lâu dài của Iran, với mong muốn tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công tiềm tàng của Mỹ hoặc Israel vào các cơ sở hạt nhân và quân sự của nước này.
Việc mua S-400 là mục tiêu lâu dài của Iran, với mong muốn tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công tiềm tàng của Mỹ hoặc Israel vào các cơ sở hạt nhân và quân sự của nước này.
Báo cáo mới nhất cũng nhấn mạnh rằng một số biến thể của S-400 được trang bị radar có khả năng đánh bại công nghệ tàng hình, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được Mỹ và Israel sử dụng.
Báo cáo mới nhất cũng nhấn mạnh rằng một số biến thể của S-400 được trang bị radar có khả năng đánh bại công nghệ tàng hình, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được Mỹ và Israel sử dụng.
Nga triển khai S-400 để bảo vệ các căn cứ quân sự của mình ở Syria và đã chứng minh tính hiệu quả của nó trong việc chống lại máy bay Mỹ và Israel hoạt động trong không phận Syria. Nếu được chuyển giao cho Iran, các hệ thống phòng không tiên tiến này sẽ bao phủ hoàn toàn không phận Iran.
Nga triển khai S-400 để bảo vệ các căn cứ quân sự của mình ở Syria và đã chứng minh tính hiệu quả của nó trong việc chống lại máy bay Mỹ và Israel hoạt động trong không phận Syria. Nếu được chuyển giao cho Iran, các hệ thống phòng không tiên tiến này sẽ bao phủ hoàn toàn không phận Iran.
Hơn nữa, việc triển khai S-400 cùng với các máy bay chiến đấu Su-35 có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Trung Đông, tạo ra khả năng răn đe đáng gờm chống lại bất kỳ kẻ xâm lược tiềm tàng nào.
Hơn nữa, việc triển khai S-400 cùng với các máy bay chiến đấu Su-35 có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở Trung Đông, tạo ra khả năng răn đe đáng gờm chống lại bất kỳ kẻ xâm lược tiềm tàng nào.
S-400 được xem là bổ sung quan trọng cho mạng lưới phòng không của Iran, tên lửa của Nga sẽ được liên kết với các hệ thống phòng không nội địa khác do Iran tự sản xuất như Khordad 15 và Bavar-373.
S-400 được xem là bổ sung quan trọng cho mạng lưới phòng không của Iran, tên lửa của Nga sẽ được liên kết với các hệ thống phòng không nội địa khác do Iran tự sản xuất như Khordad 15 và Bavar-373.
Các hệ thống vũ khí của Nga và Iran sẽ được triển khai để bảo vệ các cơ sở quan trọng. Chúng có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công phủ đầu và làm tăng đáng kể chi phí cũng như độ phức tạp của bất kỳ chiến dịch quân sự nào chống lại Iran.
Các hệ thống vũ khí của Nga và Iran sẽ được triển khai để bảo vệ các cơ sở quan trọng. Chúng có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công phủ đầu và làm tăng đáng kể chi phí cũng như độ phức tạp của bất kỳ chiến dịch quân sự nào chống lại Iran.
Hợp tác quốc phòng giữa Nga và Iran đang phát triển trên quy mô lớn, không chỉ giới hạn ở việc cung cấp vũ khí. Hai nước còn đang thảo luận về việc cùng chế tạo tên lửa và phóng vệ tinh Iran lên quỹ đạo nhằm tăng cường năng lực không gian của Iran.
Hợp tác quốc phòng giữa Nga và Iran đang phát triển trên quy mô lớn, không chỉ giới hạn ở việc cung cấp vũ khí. Hai nước còn đang thảo luận về việc cùng chế tạo tên lửa và phóng vệ tinh Iran lên quỹ đạo nhằm tăng cường năng lực không gian của Iran.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Ấn Độ triển khai T-72 trong chiến dịch tấn công Pakistan

Ấn Độ triển khai T-72 trong chiến dịch tấn công Pakistan

Nga tiến nhanh ở Kostiantynivka, Ukraine không kịp rải mìn

Nga tiến nhanh ở Kostiantynivka, Ukraine không kịp rải mìn

Nga mất hệ thống tác chiến điện tử KRAB vào tay Ukraine

Nga mất hệ thống tác chiến điện tử KRAB vào tay Ukraine

Hiện nay các loại UAV của RFAF, không chỉ hoạt động ở khu vực lân cận của thành phố, mà còn ở ngay trong thành phố; chính binh lính Ukraine cũng thừa nhận điều này. Trong những ngày tới, RFAF không chỉ tấn công Konstantinovka từ phía nam, mà còn tấn công thành phố này từ phía tây, khi Chasov Yar đã gần như do RFAF kiểm soát.

UAV FPV của Nga xâm nhập sâu 40 km vào hậu phương Ukraine

Điều này rất đáng chú ý, vì như tờ The War Zone đã chỉ ra trước đây, biến thể M của tên lửa Sidewinder không có khả năng ngắm lệch trục (HOBS) như của tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer) dẫn đường bằng hồng ngoại. Tên lửa R-73 có khả năng giao chiến HOBS mang đầu dò khớp nối, giúp chúng dễ dàng khóa mục tiêu động, khi được lắp trên ray phóng cố định. Ảnh: @GUR.

Tận mục tàu không người lái giúp Ukraine bắn hạ tiêm kích Nga

Nga phản công chớp nhoáng, Lữ đoàn 33 Ukraine nhận cái kết đắng

Nga phản công chớp nhoáng, Lữ đoàn 33 Ukraine nhận cái kết đắng

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status