Ấn Độ triển khai T-72 trong chiến dịch tấn công Pakistan

Xe tăng T-72 đóng vai trò quan trọng phá hủy các tuyến đường, ngăn chặn khủng bố xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ, theo báo cáo từ quân đội.

Theo truyền thông địa phương, quân đội Ấn Độ đã sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 để phá hủy nhiều vị tri của Pakistan dọc theo biên giới từ ngày 7-10/5. Các phương tiện bọc thép này đóng vai trò quan trọng trong việc triệt phá các tuyến đường mà các phần tử khủng bố có thể sử dụng để xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ.

Trang NDTV cho biết, xe tăng T-72 đã được triển khai từ trước “Chiến dịch Sindoor” – nhằm tấn công các cơ sở bị nghi là căn cứ khủng bố trên lãnh thổ do Pakistan kiểm soát. Một sĩ quan quân đội Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi cũng tấn công các chốt của đối phương vốn được sử dụng để hỗ trợ hoạt động xâm nhập. Chúng tôi biết rõ chốt nào được dùng làm căn cứ, và chúng tôi đã đưa ra quyết định có cơ sở để tấn công các mục tiêu đó”.

10bb2f3cb104045a5d15.jpg
Xe tăng T-72 được Ấn Độ sử dụng trong chiến dịch tấn công Pakistan. Ảnh: National Interest

Chiến dịch Sindoor được phát động ngày 7/5 nhằm đáp trả vụ tấn công khủng bố hồi tháng 4 tại vùng lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ, khiến 26 người thiệt mạng. New Delhi cáo buộc vụ việc do một nhóm cực đoan liên kết với tổ chức Lashkar-e-Taiba có trụ sở tại Pakistan thực hiện, trong khi Islamabad bác bỏ mọi liên quan.

Ngay sau các đợt tấn công bằng tên lửa của Ấn Độ, Pakistan đã đáp trả bằng các cuộc không kích nhằm vào nhiều địa điểm tại Jammu và Kashmir, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, theo phía New Delhi. Giao tranh giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á kéo dài đến ngày 11 tháng 5, khi hai bên đạt được một thỏa thuận ngừng bắn.

Xe tăng T-72 từ lâu đã là nòng cốt trong lực lượng thiết giáp của quân đội Ấn Độ. Vào tháng 3 vừa qua, New Delhi đã ký hợp đồng trị giá 248 triệu USD với Rosoboronexport – cơ quan xuất khẩu quốc phòng của Nga – để mua động cơ cho dòng T-72. Hợp đồng này bao gồm cả chuyển giao công nghệ nhằm phục vụ sản xuất nội địa, trong khuôn khổ sáng kiến “Make in India” (Tự lực sản xuất trong nước) của chính phủ Ấn Độ.

Từ năm 2005 đến 2025, Rosoboronexport đã ký các hợp đồng trị giá 50 tỷ USD với Ấn Độ, với tổng giá trị trang thiết bị quốc phòng do Nga cung cấp lên tới 80 tỷ USD. Trong chiến dịch mới đây, Ấn Độ cũng triển khai hệ thống phòng không di động S-400 do Nga chế tạo để đánh chặn các đòn phản công từ Pakistan. Thủ tướng Narendra Modi cho biết các khí tài như S-400 đã mang lại sức mạnh chưa từng có cho Ấn Độ.

Hiện khoảng 60% trang thiết bị quân sự của Ấn Độ có nguồn gốc từ Nga, và cả hai quốc gia đều bày tỏ mong muốn tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng.

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã cung cấp 81% lượng vũ khí nhập khẩu của Pakistan, theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Một lệnh ngừng bắn tạm thời đang giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, tuy nhiên cả hai bên vẫn duy trì các hoạt động quân sự dọc theo khu vực biên giới.

Cuộc đối đầu quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan bùng phát sau vụ tấn công khủng bố ở Kashmir, kéo theo đó là việc New Delhi phát động chiến dịch quân sự “Sindoor” vào sâu bên trong lãnh thổ Pakistan.

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Từ hiệu quả tác chiến thực tế đến thông điệp chiến lược, việc Ấn Độ triển khai tên lửa S-400 không chỉ thể hiện năng lực quân sự mà còn quyết tâm chính trị.

1.jpg
Ngày 13/5, trong chuyến thăm đến căn cứ không quân Adampur ở bang Punjab, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gây chú ý khi công khai ca ngợi vai trò của hệ thống phòng không S-400 “Triumf” do Nga sản xuất trong việc giúp nước này ứng phó với các đợt tấn công từ Pakistan. Đây là lần đầu tiên New Delhi xác nhận việc sử dụng S-400 trong chiến đấu thực tế.
0.jpg
Đứng trước hệ thống tên lửa S-400, Thủ tướng Modi khẳng định: “Những nền tảng như S-400 đã mang lại sức mạnh chưa từng có cho đất nước. Lá chắn an ninh vững chắc giờ đây đã trở thành một phần bản sắc của Ấn Độ”.

Ấn Độ vào thế "lưỡng đầu thọ địch", Kashmir như bom nổ chậm

Khủng hoảng Kashmir đẩy Ấn Độ vào tình thế vừa phải chống khủng bố ở biên giới, vừa phải đối phó với quan hệ ngày càng gắn kết giữa Pakistan và Trung Quốc.

Sau vụ tấn công khủng bố ngày 22/4 tại Pahalgam khiến nhiều dân thường thiệt mạng, Ấn Độ đã triển khai chiến dịch Sindoor, đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận chống khủng bố.
Sau vụ tấn công khủng bố ngày 22/4 tại Pahalgam khiến nhiều dân thường thiệt mạng, Ấn Độ đã triển khai chiến dịch Sindoor, đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận chống khủng bố.
Không còn giới hạn ở các trại huấn luyện trong vùng Pakistan kiểm soát (PoK), quân đội Ấn đã tấn công cả các mục tiêu gần căn cứ quân sự trên lãnh thổ Pakistan.
Không còn giới hạn ở các trại huấn luyện trong vùng Pakistan kiểm soát (PoK), quân đội Ấn đã tấn công cả các mục tiêu gần căn cứ quân sự trên lãnh thổ Pakistan.
Cuộc phản pháo ngày 7/5 của Islamabad càng khiến tình hình leo thang, đặc biệt khi Pakistan cáo buộc tên lửa Ấn Độ đánh trúng ba căn cứ không quân nội địa vào ngày 10/5.
Cuộc phản pháo ngày 7/5 của Islamabad càng khiến tình hình leo thang, đặc biệt khi Pakistan cáo buộc tên lửa Ấn Độ đánh trúng ba căn cứ không quân nội địa vào ngày 10/5.
Giữa bối cảnh ấy, Trung Quốc – đồng minh thân cận của Pakistan – bắt đầu bộc lộ vai trò can dự ngày càng rõ. Bắc Kinh không chỉ cung cấp vũ khí như tiêm kích JF-17, J-10 và hệ thống phòng không HQ-9P cho Islamabad, mà còn tích cực truyền thông theo hướng bênh vực Pakistan và hoài nghi phản ứng của Ấn Độ. Truyền thông Trung Quốc gọi vụ khủng bố ở Pahalgam chỉ là một “sự cố tại khu vực do Ấn Độ kiểm soát”, gián tiếp bác bỏ yếu tố khủng bố và phủ nhận vai trò của Pakistan.
Giữa bối cảnh ấy, Trung Quốc – đồng minh thân cận của Pakistan – bắt đầu bộc lộ vai trò can dự ngày càng rõ. Bắc Kinh không chỉ cung cấp vũ khí như tiêm kích JF-17, J-10 và hệ thống phòng không HQ-9P cho Islamabad, mà còn tích cực truyền thông theo hướng bênh vực Pakistan và hoài nghi phản ứng của Ấn Độ. Truyền thông Trung Quốc gọi vụ khủng bố ở Pahalgam chỉ là một “sự cố tại khu vực do Ấn Độ kiểm soát”, gián tiếp bác bỏ yếu tố khủng bố và phủ nhận vai trò của Pakistan.

Thái độ của Bắc Kinh phản ánh ba chiến lược: 1) Hậu thuẫn quan điểm của Pakistan: Dưới danh nghĩa “hòa bình khu vực”, Trung Quốc đang hợp thức hóa luận điểm của Islamabad, từ đó làm suy yếu tính chính danh trong phản ứng của New Delhi.
Thái độ của Bắc Kinh phản ánh ba chiến lược: 1) Hậu thuẫn quan điểm của Pakistan: Dưới danh nghĩa “hòa bình khu vực”, Trung Quốc đang hợp thức hóa luận điểm của Islamabad, từ đó làm suy yếu tính chính danh trong phản ứng của New Delhi.
Thứ hai, tỏ ý làm trung gian: Bắc Kinh đưa ra đề xuất làm trung gian giữa hai bên, song thiếu cam kết thực chất. Cuộc họp các Cố vấn An ninh Quốc gia BRICS tại Rio ngày 30/4 đã không đề cập đến căng thẳng Ấn-Pak, cho thấy lời đề nghị này chỉ mang tính biểu tượng, nhằm quốc tế hóa vấn đề theo mong muốn của Pakistan.
Thứ hai, tỏ ý làm trung gian: Bắc Kinh đưa ra đề xuất làm trung gian giữa hai bên, song thiếu cam kết thực chất. Cuộc họp các Cố vấn An ninh Quốc gia BRICS tại Rio ngày 30/4 đã không đề cập đến căng thẳng Ấn-Pak, cho thấy lời đề nghị này chỉ mang tính biểu tượng, nhằm quốc tế hóa vấn đề theo mong muốn của Pakistan.
Thứ ba, duy trì xung đột ở mức thấp: Trung Quốc không muốn chiến tranh toàn diện nổ ra – điều có thể đe dọa lợi ích kinh tế như dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC). Nhưng họ cũng hài lòng nếu Ấn Độ phải dàn trải lực lượng giữa hai mặt trận – Pakistan ở phía Tây và Trung Quốc ở phía Bắc và Đông.
Thứ ba, duy trì xung đột ở mức thấp: Trung Quốc không muốn chiến tranh toàn diện nổ ra – điều có thể đe dọa lợi ích kinh tế như dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC). Nhưng họ cũng hài lòng nếu Ấn Độ phải dàn trải lực lượng giữa hai mặt trận – Pakistan ở phía Tây và Trung Quốc ở phía Bắc và Đông.
Thực tế, việc cả đường biên giới với Trung Quốc (LAC) và Pakistan (LoC) đều trở nên “nóng” đã đẩy quân đội Ấn Độ vào thế căng mình chưa từng có. Dù hai bên đã hoàn tất rút quân khỏi các điểm ma sát trên LAC vào cuối 2024, nhưng binh sĩ và vũ khí hạng nặng vẫn còn hiện diện đông đảo – trong đó Trung Quốc duy trì khoảng 50.000–60.000 quân tại đây.
Thực tế, việc cả đường biên giới với Trung Quốc (LAC) và Pakistan (LoC) đều trở nên “nóng” đã đẩy quân đội Ấn Độ vào thế căng mình chưa từng có. Dù hai bên đã hoàn tất rút quân khỏi các điểm ma sát trên LAC vào cuối 2024, nhưng binh sĩ và vũ khí hạng nặng vẫn còn hiện diện đông đảo – trong đó Trung Quốc duy trì khoảng 50.000–60.000 quân tại đây.
Trong khi đó, Ấn Độ vẫn phụ thuộc phần lớn vào vũ khí nhập khẩu từ phương Tây và Nga, khiến việc duy trì khả năng phản ứng đồng thời ở cả hai mặt trận là một thách thức nghiêm trọng. Nếu xung đột với Pakistan kéo dài, Ấn Độ sẽ cần nhiều nguồn lực hơn để duy trì sức mạnh tương xứng với trang bị do Trung Quốc cung cấp cho Pakistan.
Trong khi đó, Ấn Độ vẫn phụ thuộc phần lớn vào vũ khí nhập khẩu từ phương Tây và Nga, khiến việc duy trì khả năng phản ứng đồng thời ở cả hai mặt trận là một thách thức nghiêm trọng. Nếu xung đột với Pakistan kéo dài, Ấn Độ sẽ cần nhiều nguồn lực hơn để duy trì sức mạnh tương xứng với trang bị do Trung Quốc cung cấp cho Pakistan.
Ngoài ra, New Delhi cũng phải chủ động phản bác luận điệu của Bắc Kinh trên trường quốc tế, khẳng định quyền hợp pháp của mình trong việc đối phó với khủng bố và bác bỏ mọi nỗ lực bóp méo sự thật.
Ngoài ra, New Delhi cũng phải chủ động phản bác luận điệu của Bắc Kinh trên trường quốc tế, khẳng định quyền hợp pháp của mình trong việc đối phó với khủng bố và bác bỏ mọi nỗ lực bóp méo sự thật.

Câu hỏi đặt ra là: liệu Trung Quốc có đang ngầm cổ vũ Pakistan leo thang? Hay họ đang sử dụng sức ép tại LAC để phân tán nguồn lực của Ấn Độ?
Câu hỏi đặt ra là: liệu Trung Quốc có đang ngầm cổ vũ Pakistan leo thang? Hay họ đang sử dụng sức ép tại LAC để phân tán nguồn lực của Ấn Độ?
Trong bối cảnh đó, chiến lược dài hạn của Ấn Độ cần bao gồm cả việc tự chủ quốc phòng, tăng cường ngoại giao và cảnh giác cao độ trước mọi ý đồ thao túng chiến lược từ Bắc Kinh.
Trong bối cảnh đó, chiến lược dài hạn của Ấn Độ cần bao gồm cả việc tự chủ quốc phòng, tăng cường ngoại giao và cảnh giác cao độ trước mọi ý đồ thao túng chiến lược từ Bắc Kinh.