Trùm buôn lậu vàng Mười Tường: Lộ diện hàng loạt “chân rết” khủng

Các "chân rết" trong đường dây buôn lậu vàng và tiền của bà trùm Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường) được thiết lập qua nhiều đối tượng, trong đó có các chủ tiệm vàng lớn tại TP. HCM.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét nhà Trần Thị Thảo Trang - chủ tiệm vàng Thảo Kim Thành tại TPHCM về hành vi chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Trum buon lau vang Muoi Tuong: Lo dien hang loat “chan ret” khung
 Trần Thị Thảo Trang - chủ tiệm vàng Thảo Kim Thành.
Theo đó, mở rộng điều tra vụ án “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” do Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, SN 1969) cầm đầu, cơ quan điều tra xác định Trần Thị Thảo Trang (SN 1971, ngụ số 484 Trần Hưng Đạo, phường 14, quận 5, TPHCM) - chủ tiệm vàng Thảo Kim Thành tại TPHCM là đối tượng có liên quan đến vụ vận chuyển trái phép 51kg vàng qua biên giới vào ngày 30/10/2020.
Ngày 26/8/2021, cơ quan điều tra đã tổ chức khám xét căn nhà tại địa chỉ C3.6 chung cư Phú Hoàng Anh (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM) và tiệm vàng Thảo Kim Thành (số 484 Trần Hưng Đạo, phường 14, quận 5) do Trần Thị Thảo Trang làm chủ. Tại đây, lực lượng công an đã thu giữ 1 xe ô tô, một số tang vật và giấy tờ có liên quan đến vụ án.
Sau khi Trần Thị Thảo Trang bị bắt, 2 đối đượng là Nguyễn Hồng Cam (SN 1992, ngụ xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) và Trương Văn Báo (SN 1984, ngụ xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) là đàn em của Trang cũng đã ra đầu thú.
Tại cơ quan điều tra, Cam và Báo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của bọn chúng.
Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang, đường dây vận chuyển hàng hóa và tiền tệ trái phép qua biên giới do “trùm” buôn lậu Mười Tường cầm đầu đã tồn tại và hoạt động nhiều năm nay, thu lợi bất chính số tiền rất lớn, liên quan đến nhiều đối tượng, có quy mô hoạt động rộng ở nhiều tỉnh thành và trên tuyến biên giới Tây Nam.
Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án và đã nắm rõ quá trình hình thành đường dây, các thủ đoạn, cũng như các đối tượng có liên quan đến đường dây phạm pháp do Mười Tường cầm đầu. Vì vậy, Cơ quan CSĐT Công an An Giang kêu gọi các đối tượng có liên quan đến đường dây này đến đầu thú, để được hưởng chính sách khoan hồng.
Được biết, Trần Thị Thảo Trang - chủ tiệm vàng Thảo Kim Thành tại TPHCM là một trong những "chân rết" quan trọng núp dưới bóng tiệm vàng để thực hiện hành vi buôn lậu vàng trong đường dây vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” của Mười Tường.
Ngoài tiệm vàng Thảo Kim Thành do Trần Thị Thảo Trang đứng chủ còn có 4 bị can khác là chủ các tiệm vàng nằm trong đường dây này gồm: Nguyễn Thị Tuyết Vân (SN 1966), Dương Công Cường (SN 1950), Trương Thái Nguyên (SN 1980, cùng ngụ TP.Châu Đốc) và Nguyễn Ngọc Đại Nghĩa (SN 1989, ngụ quận 1, TPHCM).
Trum buon lau vang Muoi Tuong: Lo dien hang loat “chan ret” khung-Hinh-2
 Bà trùm buôn lậu Mười Tường.
Theo tài liệu điều tra, ngày 30/10/2020, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đại tá Đinh Văn Nơi (Giám đốc Công an An Giang), các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh phối hợp cùng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ đã tổ chức bắt giữ một nhóm đối tượng đang vận chuyển trái phép 51kg vàng 9999 từ biên giới Campuchia vào khu vực thuộc khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Ngươn, TP. Châu Đốc.
Bị bắt sau khi trốn truy nã, ngày 9/7/2021, Cơ quan CSĐT đã dẫn giải bà “trùm” Mười Tường về nhà ở ấp Phước Thọ, xã Đa Phước để tiến hành đọc lệnh khám xét nơi ở và các địa điểm có liên quan. Cùng thời điểm này, hơn 150 cán bộ chiến sĩ Công an chia làm nhiều mũi công tác đồng loạt khám xét 15 địa điểm là cửa hàng kinh doanh vàng và nơi ở của một số đối tượng có liên quan đến đường dây buôn lậu trên địa bàn TP. Châu Đốc và huyện An Phú.
Tại các địa điểm khám xét, Cơ quan điều tra đã thu giữ được khoảng 36kg vàng, 1,27 triệu USD, hơn 1,7 tỷ VNĐ, nhiều tang vật có liên quan đến hành vi giao dịch tiền, vàng qua biên giới của các tiệm kinh doanh vàng và của các đối tượng có liên quan đến “trùm” buôn lậu Mười Tường.
Ngày 7/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an An Giang đã khởi tố thêm 11 bị can và truy tìm 2 đối tượng có liên quan, trong số này có 4 người là chủ các tiệm vàng.
Theo đó, có 3 bị can liên quan trực tiếp đến đường dây vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gồm: Mai Thị Ngọc Phấn (SN 1979), Trần Hoàng Yên (SN 1998), Nguyễn Văn Lê (SN 1984, cùng ngụ huyện An Phú).
Cả 7 bị can trên đều bị khởi tố về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại Khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự.
Ngoài vụ án trên, Cơ quan CSĐT Công an An Giang còn khởi tố 4 bị can liên quan đến vụ án “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” gần nửa triệu USD cũng do bà Mười Tường cầm đầu, gồm: Phạm Thanh Sang (Sang ma cây, SN 1982), Nguyễn Văn Lê (SN 1984), Hồ Tuấn Linh (SN 1981) và Nguyễn Văn Minh (SN 1991, cùng ngụ huyện An Phú).
Tiếp đến 2 đàn em của Mười Tường là Võ Văn Kha (SN 1972, ngụ phường Vĩnh Nguơn, TP. Châu Đốc) và Trần Văn Phương (SN 1973, ngụ huyện An Phú) cũng sa lưới.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Lực lượng chống buôn lậu Tổng cục Hải quan bắt giữ 6 xe chở hàng lậu

Nguồn: Truyền hình Nhân dân


“Đại gia” lan đột biến Bùi Hữu Giang cùng 11 đối tượng bị bắt giữ

Cấu kết tổ chức đường dây khai thác than lậu, thực hiện khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép, thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng, hai anh em đại gia lan var Bùi Hữu Giang và 10 đồng phạm khác vừa bị khởi tố, bắt giam.

Ngày 27/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" xảy ra tại Công ty CP Yên Phước, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với 12 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" theo điều 227 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
“Dai gia” lan dot bien Bui Huu Giang cung 11 doi tuong bi bat giu
Lực lượng công an kiểm tra bãi than ở Hải Dương. 
Các đối tượng bị khởi tố gồm Châu Thị Mỹ Linh (SN 1970, trú tại quận 12, TP HCM, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước); Hai anh em Bùi Hữu Giang (SN 1989, đại gia lan đột biến) và Bùi Hữu Thanh (SN 1989) cùng trú tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh).

Những người còn lại bị khởi tố gồm: Hà Anh Tuấn; Sinh ngày: 21/4/1982; Nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bùi Mạnh Cường: Sinh ngày: 10/02/1984; Nghề nghiệp: Giám đốc Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Ngô Đăng Hải: Sinh ngày 13/7/1972; Nghề nghiệp: Phó Giám đốc Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi cư trú: phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Ngụy Quang Thuyên: Sinh ngày: 04/5/1968; Nghề nghiệp: nhân viên Công ty CP Yên Phước; Nơi cư trú: thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và Khu mỏ Công ty CP Yên Phước, xã Phú Cường, huyên Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Doãn Thị Định: Sinh ngày: 05/12/1987; Nghề nghiệp: nhân viên kế toán Công ty CP Yên Phước; Nơi cư trú: xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Bùi Hữu Thương: Sinh ngày: 25/11/1984; Nghề nghiệp: Quản lý bãi than tại Mỏ đá Núi Voi của Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: bãi than thuộc Mỏ đá Núi Voi, phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên của Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương.

Bùi Hữu Khoa: Sinh ngày: 07/02/1983; Nghề nghiệp: Quản lý khai thác than của Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Đỗ Thị Luyến: Sinh ngày: 05/02/1996; Nghề nghiệp: nhân viên Công ty CP Yên Phước; Nơi ở hiện nay: xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Nguyễn Tuấn Anh: Sinh ngày: 02/3/1989; Nghề nghiệp: kinh doanh vận tải; Nơi cư trú: phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên đúng quy định pháp luật.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, bà Châu Thị Mỹ Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước cùng với Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang là người điều hành Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương lên kế hoạch tổ chức đường dây khai thác than lậu. Những người này đã thực hiện khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép tại mỏ than Minh Tiên ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng.
“Dai gia” lan dot bien Bui Huu Giang cung 11 doi tuong bi bat giu-Hinh-2
 Các bị can trong vụ án.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra các kho, bãi chứa than không rõ nguồn gốc của các doanh nghiệp kinh doanh than trên địa bàn thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện phần lớn các bãi than có khối lượng chênh lệch so với hóa đơn nhập hàng. Kết quả khám xét xác định đường dây này đã khai thác khoảng hơn 2 triệu tấn than và đã tiêu thụ khoảng hơn 1 triệu tấn than.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước. 

Trước khi bị liên đới đến vụ án này, Bùi Hữu Giang được biết đến là một "đại gia" đất mỏ có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản than hơn chục năm nay. Trong đó, bị can này có cơ ngơi đồ sộ với căn biệt phủ hoành tráng tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) cùng nhiều xe sang.
Bùi Hữu Giang từng nổi tiếng trên cộng đồng mạng với thương vụ giao dịch lan đột biến có giá trị lên đến 250 tỷ đồng. Số tiền 250 tiỷ đồng được cho là đã chi trả cho 2 nhánh gốc, 4 mầm của lan đột biến 5 cánh trắng "Ngọc Sơn Cước" dài 1,1 m và có tất cả 48 lá.
Giang cùng một số anh em đầu tư số tiền lớn để xây dựng vườn lan var Đất Mỏ (lan đột biến) vào đầu năm 2020 tại khu Cổ Giản, phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lực lượng chống buôn lậu Tổng cục Hải quan bắt giữ 6 xe chở hàng lậu:

TP HCM: Lượng người ra đường tăng 16% so với hôm qua

Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM cho biết, lượng phương tiện lưu thông ngày thứ 5 giãn cách mức cao nhất giảm 88% so với ngày thường, nhưng tăng 16% so với ngày trước đó.

Chiều 27/8, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình và Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Phạm Đức Hải đã chủ trì họp báo, thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19.

Cuộc họp báo trong tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp và TP.HCM trải qua hơn 4 ngày thực hiện Nghị quyết 86 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 11 của UBND TP.