Trồng sầu riêng xen canh mắc ca, cà phê, ai ngờ bội thu

Bà Tam (xã Ea Nam, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) đã trồng xen mắc ca vào vườn sầu riêng, cà phê của gia đình.

Trước đây gia đình bà Vũ Thị Tam ở thôn 2a, xã Ea Nam (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chỉ trồng độc canh cây cà phê.
Sau quá trình học hỏi kinh nghiệm và tham quan các mô hình kinh tế khác, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao của cây mắc ca mang lại, bà Tam đã mạnh dạn trồng xen mắc ca vào diện tích rẫy của gia đình, rồi trồng sầu riêng xen canh thêm, góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong sau rieng xen canh mac ca, ca phe, ai ngo boi thu
Bà Vũ Thị Tam, nông dân thôn 2a, xã Ea Nam (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) bên vườn trồng xen canh, bao gồm trồng sầu riêng xen canh với cây mắc ca, cây cà phê của gia đình.
Sau khi trực tiếp tham quan mô hình trồng mắc ca ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) và theo dõi ti vi, sách, báo từ năm 2013 gia đình bà Tam mạnh dạn trồng 120 cây mắc ca trên diện tích 4 sào đất xen với cây cà phê, sầu riêng.
Theo bà Tam, cây mắc ca tốn ít công chăm sóc, mang lại giá trị kinh tế cao và có thể trồng xen nhiều loại cây khác nhau. Trong năm 2022, gia đình bà Tam bán được 95 ngàn đồng /ký mắc ca đã bóc vỏ xanh và được thương lái đến tận vườn thu mua.
Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc phải nắm vững kỹ thuật tưới nước thời kỳ ra hoa, đậu quả. Thu hoạch và chế biến, bảo quản, đặc biệt chú ý khâu chọn giống. Với hiệu quả kinh tế cao từ cây mắc ca, đến nay gia đình bà Tam đã có hơn 700 cây mắc ca xen 2.000 cây cà phê và hơn 100 cây sầu riêng.
Trong năm 2022, bà Tam thu được hơn 6 tấn mắc ca đã bóc vỏ xanh, 6 tấn cà phê và hơn 1 tấn sầu riêng, với tổng thu nhập hơn 600 triệu đồng.
Trong sau rieng xen canh mac ca, ca phe, ai ngo boi thu-Hinh-2
Gia đình bà Tam, nông dân thôn 2a, xã Ea Nam (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) trồng mắc ca xen canh cà phê, sầu riêng, hồ tiêu và các loại cây khác.
Không chỉ là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, bà Tam còn tích cực tham gia công tác xã hội. Năm 2014, bà Vũ Thị Tam được tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư Chi bộ thôn 2a, xã Ea Nam đến tháng 8 năm 2022 bà Tam tiếp tục được bầu làm Trưởng ban công tác mặt trận của thôn.
Thôn 2a, xã Ea Nam có 106 hộ, với hơn 400 nhân khẩu, trên 55 % hộ khá, giàu, đến nay, thôn còn lại 6 hộ nghèo. Bản thân là nữ lại kiêm nhiều vị trí công tác, nhưng bà Tam rất nhiệt tình, tâm huyết trong công việc.
Bà Tam dành nhiều thời gian tuyên truyền người dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, mỗi khi trong thôn xảy ra tình trạng tranh chấp, bà trực tiếp xuống cơ sở hòa giải, qua đó, tại thôn không xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp.
Bên cạnh đó, bà còn vận động người dân hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh –sạch –đẹp. Hiện nay, 90% các tuyến đường tại thôn được đổ bê tông, thôn đã xây dựng được mô hình con đường hoa có chiều dài 2km . Tình hình an ninh, trật tự được đảm bảo.
Tuy chỉ nhận được mức phụ cấp ít ỏi hàng tháng, song với sự nhiệt tình trong công việc bà Tam luôn cố gắng, nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình.
Được biết trong thời gian qua, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện đã tổ chức các đợt tham quan học tập kinh nghiệm trồng mắc ca ở trong và ngoài huyện. Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo về phát triển cây mắc ca, mời các chuyên gia đầu ngành về trao đổi kinh nghiệm, góp phần giúp cho người dân nắm vững kỹ thuật, phát triển kinh tế gia đình.

Một lần kết duyên ‘nữ hoàng’ 50 năm thu lợi, nhà giàu Dubai hỏi thăm

Mắc ca - nữ hoàng của các loại hạt - chỉ cần trồng một lần cho thu hoạch liên tục trong 50-60 năm. Lão nông người dân tộc Cadong đã phủ xanh vùng đồi núi bằng loại cây này và trúng ngay từ vụ đầu tiên.

Trồng một lần thu trái suốt 50-60 năm

Không chỉ phát triển tốt, cho năng suất cao ở các tỉnh Tây Bắc, những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7 này, tại xã Liên Sơn (Sơn Tây, Quảng Ngãi), mắc ca được trồng thành những hàng dài tít tắp, phủ xanh vùng đồi núi nơi đây.

Dẫn chúng tôi ra thăm đồi mắc ca sắp cho thu hoạch quả, lão nông người dân tộc Cadong Nguyễn Lên khoe, toàn bộ 1.500 ha mắc ca năm nay đều ra hoa, đậu trái. Tháng 7 này, vườn của ông bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, sản lượng ước khoảng 1 tấn. Doanh nghiệp chế biến đã đặt mua trước với giá 95.000 đồng/kg.

Ông kể, người dân tộc Cadong quê ông chịu thương chịu khó nhưng vẫn mãi nghèo. Cây trồng truyền thống ở nơi đây là keo và sắn. Bà con chăm sóc vất vả quanh năm ngày tháng, đổi lại thu nhập tương đối thấp. Ví như trồng keo 5-6 năm chỉ thu về 60-70 triệu đồng/ha. Còn sắn phụ thuộc hoàn toàn vào giá thị trường, năm ngoái giá bán chỉ 2.000 đồng/kg.

Mot lan ket duyen ‘nu hoang’ 50 nam thu loi, nha giau Dubai hoi tham

Ở xã Liên Sơn, mắc ca phủ xanh núi đồi (ảnh: Lưu Minh)

“Trông cây mắc ca thì ‘ngon’ hơn nhiều”, ông Lên nói. Theo ông, thứ nhất là là bởi cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch quả liên tục trong 50-60 năm, chăm sóc tương đối nhàn chứ không vất vả như trồng sắn.

Thứ hai, được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng. Khi trồng 1.500 cây mắc ca trên vùng đồi theo đúng tiêu chuẩn của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tiền cây giống, chi phí vận chuyển cho tới thuê nhân công của ông đều được LienVietPostBank chi nhánh Quảng Ngãi chi trả theo gói vay. Ngoài ra, họ còn kết nối mua bảo hiểm trong 10 năm.

“Năm 2019, bão làm vườn mắc ca gãy đổ hơn 100 cây, tôi được bảo hiểm hỗ trợ trên 300 triệu đồng”, ông Lên cho hay.

Lão nông Nguyễn Lên khẳng định, người trồng mắc ca không cần lo vốn. Ngân hàng thẩm định và giải ngân từng giai đoạn, theo quy trình phát triển và chăm sóc cây. Với gia đình ông, ngân hàng thẩm định cho vay 650 triệu, nhưng thực tế ông chỉ cần vay 390 triệu đồng.

"Lấy ngắn nuôi dài" là kinh nghiệm để ông không phải vay vốn ngân hàng nhiều. Ông tiết lộ, hai năm đầu tiên khi cây mắc ca còn nhỏ, ông vẫn trồng sắn thu được hơn 100 triệu đồng. Số tiền này ông đem đầu tư chăm sóc mắc ca. Năm thứ ba, ông chuyển sang trồng nghệ, thu nhập tăng lên 140 triệu. Đến năm thứ tư mắc ca bói quả, ông lại chuyển sang nuôi bò thịt để tận dùng nguồn phân bò bón cho vườn mắc ca.

“Năm nay tôi được bán quả với giá 95.000 đồng/kg. Tôi tin đây là cây trồng sẽ giúp gia đình tôi và người Cadong thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu”, ông nói.

Mot lan ket duyen ‘nu hoang’ 50 nam thu loi, nha giau Dubai hoi tham-Hinh-2

Vườn mắc ca nhà ông Lên đã cho thu hoạch quả (ảnh: Lưu Minh)

Khách Dubai cam kết bao tiêu toàn bộ mắc ca

Ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam - nhận định, mắc ca là cây lâu năm nên có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giúp người dân an cư. Đây cũng là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại các vùng mắc ca, cây trồng đến năm thứ 8 sau khi trừ hết chi phí sẽ cho lợi nhuận khoảng 250 triệu đồng/ha.

Theo ông Huy, đây cây trồng tiềm năng, hạt của chúng có giá trị rất cao, có thể làm dầu ăn, hạt dinh dưỡng, sữa hạt, mỹ phẩm,... Trên thế giới, hạt mắc ca chỉ chiếm khoảng 2% trong ngành hàng quả khô. Do vậy, mắc ca luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu”.

Năm nay, phía hiệp hội tập trung mở rộng diện tích ở miền Trung. Mục tiêu vận động người dân chuyển đổi trồng cây mắc ca để có thu nhập cao hơn. Song sẽ chuyển đổi dần dần “lấy ngắn nuôi dài”, chứ không làm ồ ạt.

“Chỉ cần chuyển đổi 15-20% diện tích trồng keo sang trồng mắc ca thì nông dân giàu có rồi”, ông nhấn mạnh.

Mot lan ket duyen ‘nu hoang’ 50 nam thu loi, nha giau Dubai hoi tham-Hinh-3

Một tập đoàn lớn tại Dubai đã cam kết thu mua toàn bộ mắc ca của Việt Nam.

Chia sẻ vấn đề đầu ra cho hạt mắc ca, ông Huy cho biết, tháng 5 vừa qua, ông cùng đại diện LienVietPostBank và Hiệp hội mắc ca Việt Nam làm việc với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lootah và ký kết thỏa thuận ghi nhớ thành lập công ty liên doanh để bao tiêu, xuất khẩu mắc ca sang thị trường Trung Đông.

Cuối tháng 6, phía tập đoàn đã sang Việt Nam làm việc và bước đầu khảo sát vùng mắc ca Tây Bắc. Các bên thống nhất sau 2025 sẽ xây dựng nhà máy chế biến mắc ca xuất khẩu vì thời điểm hiện tại sản lượng vẫn chưa nhiều, nếu xây dựng nhà máy ngay sẽ không đủ nguyên liệu sản xuất chế biến.

Tập đoàn này cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm mắc ca của Việt Nam tại thị trường Trung Đông. Theo ông Huy, khi liên kết với tập đoàn lớn ở Dubai, người trồng mắc ca hoàn toàn yên tâm, không lo về đầu ra.

Ở nước ta, sản lượng hạt mắc ca cả nước mới dừng ở con số khoảng 8.500 tấn. Đa phần chỉ có các xí nghiệp nhỏ chế biến và tiêu thụ mắc ca. Sản phẩm làm ra cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản,... nhưng chưa nhiều vì không đủ nguồn cung, làm xuất khẩu chỉ để giữ mối khách hàng.

Cây mắc ca có lợi thế phát triển trên Tây NguyênCác tỉnh Tây Nguyên phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, tập trung quy mô lớn giá trị hàng hóa lớn.

Thăm trang trại trồng loài cây ra hạt ví như “hoàng hậu” quả khô

Sở hữu vườn mắc ca lớn nhất đất Lâm Đồng nhưng ít ai biết ông Trần Vinh đã phải bao phen gặp khó khăn chồng chất, tưởng chừng như buông bỏ nhưng cuối cùng ông vẫn vực lại được ước mơ phát triển loài cây cho hạt được mệnh danh “hoàng hậu” quả khô.

Những ngày cuối tháng 6, PV DANVIET.VN hẹn được với ông chủ trang trại mắc ca tại lớn nhất tại TP. Đà Lạt - ông Trần Vinh. Từ thác Cam Ly (TP. Đà Lạt) đi qua 7km những con đường uốn lượn dưới nhiều tán rừng thông, PV đã tìm đến được trang trại của ông Vinh tại xã Tà Nung.