Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa hành trình chiến lược

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 26-1 đưa tin Tổng cục Tên lửa của nước này hôm 25-1 đã tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hành trình chiến lược dẫn đường được phóng từ biển (dưới nước) vào đất liền.

Vụ thử nghiệm là một phần trong kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chiến lược chống lại các kẻ thù tiềm tàng, phù hợp với tình hình an ninh đầy biến động trong khu vực.
Trieu Tien tuyen bo phong thu thanh cong ten lua hanh trinh chien luoc
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh minh họa / Vietnam+  
Theo KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát vụ thử nghiệm hệ thống vũ khí nêu trên. Ông được tháp tùng bởi Đại tướng Kim Jong Sik, Ủy viên Quân ủy Trung ương thuộc Đảng Lao động Triều Tiên (WPK), và Đại tướng Jang Chang Ha - Tổng Cục trưởng Tổng cục Tên lửa Triều Tiên.
KCNA xác nhận “các tên lửa hành trình chiến lược đã đánh trúng mục tiêu sau khi bay theo quỹ đạo hình elip và hình số 8 trên quãng đường dài 1.500 km trong 7.507 - 7.511 giây”.
Triều Tiên khẳng định vụ thử nghiệm “không gây ra bất kỳ tác động tiêu cực nào đến an ninh của các nước láng giềng”.
KCNA dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong Un đánh giá “những phương tiện răn đe chiến tranh của Các lực lượng vũ trang Triều Tiên đang được hoàn thiện một cách toàn diện hơn”. Ông tuyên bố Triều Tiên “sẽ luôn nỗ lực hết mình một cách có trách nhiệm để thực hiện sứ mệnh và nghĩa vụ quan trọng là bảo vệ nền hòa bình và ổn định bền vững và lâu dài trên cơ sở phát triển mạnh mẽ hơn sức mạnh quân sự trong tương lai”.
https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/trieu-tien-tuyen-bo-phong-thu-thanh-cong-ten-lua-hanh-trinh-chien-luoc-813348

Sức mạnh nhân đôi của “sát thủ diệt hạm” Harpoon Mỹ

Không chỉ đơn thuần là một loại tên lửa tầm xa, Harpoon còn có những tác động lớn đến việc thiết kế các loại tàu chiến mặt nước.

Suc manh nhan doi cua “sat thu diet ham” Harpoon My
Được Công ty hàng không vũ trụ McDonnell Douglas (nay là Boeing) chế tạo lần đầu tiên vào năm 1977, tên lửa chống hạm Harpoon có tầm bắn xa, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được xem là một biểu tượng trong công nghệ tác chiến hải quân. Ảnh: DefenceTalk.

Châu Âu căng thẳng khi Nga gửi tên lửa Oreshnik tới Belarus

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga có thể sẽ triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik tại Belarus vào năm 2025.

Chau Au cang thang khi Nga gui ten lua Oreshnik toi Belarus
Tuyên bố của Tổng thống Putin đã nhấn mạnh mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc giữa Moscow và Minsk, một mối quan hệ ngày càng trở nên quan trọng khi cả hai quốc gia đều phải đối mặt với căng thẳng gia tăng với các nước phương Tây. Ảnh Bulgarian Military.

'Tên lửa lai' Grom gây ác mộng cho phòng không Ukraine

Grom là loại tên lửa lai ghép với bom lượn, vũ khí này đang được Không quân Nga sử dụng rộng rãi trên chiến trường Ukraine.

'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine
Thống đốc vùng Kharkiv Igor Terekhov đã gọi tên lửa Grom là "vũ khí không điển hình" sau khi khu vực chịu trách nhiệm của ông bị Nga liên tục tấn công bằng vũ khí nói trên. 
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-2
 Giới chuyên gia quân sự cho rằng Grom - trong thiết kế của nó - là một dạng kết hợp giữa tên lửa và bom dẫn đường, khiến nó được gọi là "tên lửa lai", và đây chính là yếu tố khiến vũ khí này trở nên "không điển hình".
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-3
 Tuy vậy thực chất nhận định trên không hoàn toàn đúng, bởi có hai phiên bản Grom, một là tên lửa Kh-38 Grom-E1, trong khi mẫu còn lại là bom lượn Grom-E2.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-4
 Vũ khí này lần đầu tiên được giới thiệu cách đây gần 10 năm, tại Triển lãm Hàng không - Vũ trụ Quốc tế MAKS-2015, mặc dù vậy trong nhiều năm tiếp theo nó vẫn chỉ tồn tại ở dạng mô hình trình diễn.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-5
 Nhưng hiện tại, Lực lượng Hàng không vũ trụ và Hải quân Nga đã đưa tên lửa dẫn đường Grom-E1 và bom lượn có độ chính xác cao Grom-E2 vào thành phần trực chiến, điều này gây ra bất ngờ không nhỏ cho giới quan sát.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-6
 Grom-E2 có sức công phá lớn hơn do được lắp thêm đầu đạn phân mảnh sức nổ cao thay cho động cơ tên lửa. Khối lượng đầu đạn của Grom-E1 là 315 kg trong khi con số này ở Grom-E2 lên tới 480 kg. Thiết kế module của chúng đều dựa trên tên lửa tầm ngắn Kh-38.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-7
Tên lửa Kh-38 ban đầu được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, mặc dù vậy rất nhanh sau khi đánh giá được tiềm năng của vũ khí mới, phạm vi nhiệm vụ của nó đã được mở rộng. 
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-8
 Các phiên bản mới nhất của Grom-E1 và Grom-E2 có khả năng tấn công không chỉ tàu chiến cả mục tiêu mặt đất, bao gồm công trình kiên cố và xe bọc thép, ngay cả đối tượng đang di chuyển.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-9
 Điều đáng chú ý nữa là tùy thuộc vào tình hình chiến trường và mục tiêu đã chọn, bom hoặc tên lửa sẽ được trang bị không chỉ hệ thống dẫn đường mà còn cả đầu đạn khác nhau, tăng tính linh hoạt khi tác chiến.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-10
 Các dòng tên lửa/bom lượn Grom-E1/E2 có thể trang bị cho máy bay ném bom tiền tuyến Su-34, tiêm kích đa năng Su-35 và cả chiến đấu cơ tàng hình Su-57 thế hệ thứ năm.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-11
 Không chỉ có vậy, tên lửa Kh-38 Grom-E1 còn có thể bắn từ trực thăng tấn công Ka-52, tại Diễn đàn Army-2024, tên lửa Kh-38ML lần đầu tiên được trình diễn trong kho vũ khí của chiếc Alligator.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-12
 "Tên lửa lai" Kh-38 có dạng module, cơ chế dẫn đường của tất cả các phiên bản bao gồm kết hợp giữa điều khiển theo quán tính trên quỹ đạo đầu tiên, sau đó dùng đầu dò dẫn đường trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-13
 Hiện tại Nga đã tạo ra nhiều phiên bản Grom-E1 bao gồm: Kh-38ML sử dụng đầu dò laser, Kh-38MK được dẫn đường vệ tinh GLONASS, Kh-38MT trang bị đầu dò ảnh nhiệt và Kh-38MA sử dụng radar chủ động.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-14
Các loại đầu đạn nổ mạnh, đạn cháy, đạn chùm và cả nhiệt áp sẽ làm tăng hiệu quả tác động lên mục tiêu. Việc kích nổ được thực hiện ở độ cao 6 - 12 mét thông qua cảm biến Grom-D tích hợp sẵn. 
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-15
Tùy thuộc vào độ cao phóng, tầm bay tối đa của tên lửa Grom-E1 đạt tới 120 km, đối với bom lượn Grom-E2, cự ly này là 65 km, cho phép máy bay nằm ngoài tầm với của hầu hết các hệ thống phòng không tầm trung. 
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-16
Tốc độ bay của cả tên lửa và bom lượn gần như nhau - khoảng 300 m/s. Hệ thống dẫn đường cung cấp khả năng chống chịu cao trước các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương. 
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-17
 Một cách được đề xuất để vô hiệu hóa hệ thống vũ khí trên đó là phá hủy nó bằng hệ thống phòng không, tuy nhiên điều này gần như bất khả thi bởi tên lửa có khả năng tàng hình khá tốt.
'Ten lua lai' Grom gay ac mong cho phong khong Ukraine-Hinh-18
Cách thứ hai là phải đánh chặn máy bay mang Grom-E1/E2 từ cự ly đủ xa, đây có lẽ sẽ trở thành hướng đi mà Ukraine đẩy mạnh sau khi họ làm chủ hoàn toàn việc sử dụng tiêm kích F-16.