Triều Tiên: Tổng thống Trump âm mưu châm ngòi chiến tranh hạt nhân

Theo đó chính quyền Bình Nhưỡng cáo buộc chính sách an ninh mới của Mỹ đã công khai ý đồ tấn công nước này và đe dọa sẽ khiến Washington phải hối tiếc.

"Cộng đồng quốc tế nên nhận ra âm mưu của Tổng thống Trump định châm ngòi chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên", Yonhap hôm 22/12 dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Bình Nhưỡng cáo buộc những đề nghị đối thoại mà Washington đưa ra chỉ nhằm che dấu "âm mưu xấu xa" và ý đồ lừa dối cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng tái khẳng định nước này sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân, công cụ duy nhất bảo vệ sự tồn vong của chính quyền Bình Nhưỡng.
Tên lửa Hwasong-15 được Triều Tiên phóng hôm 29/11. Ảnh: KCNA.
 Tên lửa Hwasong-15 được Triều Tiên phóng hôm 29/11. Ảnh: KCNA.
Cũng trong hôm 22/12, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ đã công khai ý đồ tấn công nước này và gọi đó là thanh kiếm nhắm thẳng vào Triều Tiên.
"Chính sách ngoại giao và quân sự hiện nay của Mỹ là nhằm hủy diệt quân đội của chúng ta. Dưới họng súng của Triều Tiên, Mỹ sẽ nếm mùi hối tiếc cay đắng", KCNA dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Tuyên bố cứng rắn của Triều Tiên được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ hôm 18/12.
Khi nhắc về Triều Tiên, chiến lược an ninh mới của Mỹ gọi đây là "chế độ bất hảo" với chương trình vũ khí hạt nhân gây ra mối đe dọa an ninh toàn cầu. Văn kiện này khẳng định Mỹ "luôn sẵn sàng đáp trả sự hung hăng của Triều Tiên với hỏa lực áp đảo".
Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên sôi sục từ tháng 7 sau những vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân liên tiếp của Bình Nhưỡng. Quốc gia Đông Bắc Á đã thực hiện tổng cộng 23 vụ phóng tên lửa và một vụ thử bom H trong năm 2017.
Ở lần phóng mới nhất hôm 29/11, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa Hwasong-15, một ICBM với tầm bắn lên tới 13.000 km và có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ nước Mỹ.

Mỹ thuyết phục Đông Nam Á cấm vận Triều Tiên

(Kiến Thức) - Chuyến đi Đông Nam Á của Joseph Yun - Đặc sứ chính sách Triều Tiên của Mỹ, nhằm thuyết phục các nước trong khu vực cấm vận Bình Nhưỡng.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Đặc sứ Joseph Yun đi thăm Myanmar và Singapore từ ngày 11 đến 18/7. Theo các nhà phân tích, chuyến đi này được xem như một chiến thuật quan trọng từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm cắt giảm nguồn thu của Triều Tiên, mặc dù khá ít ỏi.
My thuyet phuc Dong Nam A cam van Trieu Tien

Đặc sứ chính sách Triều Tiên của Mỹ, ông Joseph Yun (phải), trả lời báo chí tại Nhật Bản hồi tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.

Hành trình về nhà của những thi thể trên đỉnh Everest

Quyết tâm chinh phục đỉnh Everest vào tháng 5/2016, ba nhà leo núi Ấn Độ không biết rằng họ phải nằm lại dưới những lớp tuyết trắng xóa và được đưa về nhà sau một năm.

Tháng 5/2016, 4 du khách Ấn Độ quyết định chinh phục đỉnh Everest. Họ thuê 4 người Sherpa (tên riêng chỉ những người dẫn đường trong hành trình leo Everest). Tuy nhiên, khi lên gần đến đỉnh, bình oxy của họ có dấu hiệu cạn kiệt, những du khách Ấn Độ bị bỏ lại giữa độ cao hơn 7.000 m và phải vật lộn để tranh giành sự giống. Trong ảnh, từ trái sang phải: Sunita Hazra, Goutam Ghosh, Paresh Nath và Subhas Paul. Bà Hazra là người duy nhất trở về. Ba người đàn ông đều nằm lại ở lớp băng tuyết lạnh giá gần nóc nhà thế giới.
Tháng 5/2016, 4 du khách Ấn Độ quyết định chinh phục đỉnh Everest. Họ thuê 4 người Sherpa (tên riêng chỉ những người dẫn đường trong hành trình leo Everest). Tuy nhiên, khi lên gần đến đỉnh, bình oxy của họ có dấu hiệu cạn kiệt, những du khách Ấn Độ bị bỏ lại giữa độ cao hơn 7.000 m và phải vật lộn để tranh giành sự giống. Trong ảnh, từ trái sang phải: Sunita Hazra, Goutam Ghosh, Paresh Nath và Subhas Paul. Bà Hazra là người duy nhất trở về. Ba người đàn ông đều nằm lại ở lớp băng tuyết lạnh giá gần nóc nhà thế giới.