Mỹ thuyết phục Đông Nam Á cấm vận Triều Tiên

(Kiến Thức) - Chuyến đi Đông Nam Á của Joseph Yun - Đặc sứ chính sách Triều Tiên của Mỹ, nhằm thuyết phục các nước trong khu vực cấm vận Bình Nhưỡng.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Đặc sứ Joseph Yun đi thăm Myanmar và Singapore từ ngày 11 đến 18/7. Theo các nhà phân tích, chuyến đi này được xem như một chiến thuật quan trọng từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm cắt giảm nguồn thu của Triều Tiên, mặc dù khá ít ỏi.
My thuyet phuc Dong Nam A cam van Trieu Tien
Đặc sứ chính sách Triều Tiên của Mỹ, ông Joseph Yun (phải), trả lời báo chí tại Nhật Bản hồi tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.
"Đó là nhiệm vụ không mấy dễ dàng đối với ông Yun", đài CNN nhận định. Hai quốc gia mà ông Yun đến, một được cho là nơi có các công ty giúp Triều Tiên né tránh lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và một là bạn hàng mua vũ khí truyền thống của Bình Nhưỡng.
Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á của ông Joseph Yun là Singapore để thảo luận tại cuộc Đối thoại Hợp tác Đông Bắc Á, một diễn đàn đa phương về các vấn đề an ninh.
Tuy nhiên, một lý do khác khiến Đặc sứ Joseph Yun tới Singapore là nhằm thuyết phục nước này ngừng giao thương với Triều Tiên. Các doanh nghiệp ở Singapore từng bị cáo buộc đã giúp đỡ Triều Tiên né tránh lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trong những năm gần đây.
Sau chuyến thăm Singapore, ông Yun lại tiếp tục hành trình tới Myanmar. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của đặc sứ Yun khi đến Myanmar là cố gắng thuyết phục bạn hàng mua vũ khí lâu năm của Bình Nhưỡng cùng Mỹ trong nỗ lực ngăn cản chương trình tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên, theo CNN.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy, trước năm 2015 - thời điểm diễn ra cuộc bầu cử dân chủ đưa đảng của bà Aung San Suu Kyi lên cầm quyền, Myanmar là nhà nhập khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng hàng đầu của Triều Tiên. Đây chính là một trong những nguồn tiền giúp chính quyền của ông Kim Jong-un phát triển các chương trình tên-lửa hạt nhân.
Với chuyến đi Singapore và Myanmar của ông Yun, Washington  được cho là muốn ngầm tuyên bố với Triều Tiên rằng Mỹ sẽ tăng cường  quan hệ với các nước Đông Nam Á, nơi mà hoạt động bất hợp pháp của Bình Nhưỡng đã bị theo dõi trong những năm qua.
My thuyet phuc Dong Nam A cam van Trieu Tien-Hinh-2
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: CNN.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump  ngày càng thể hiện thái độ cứng rắn đối với những công ty, cá nhân nước ngoài dính líu tới chương trình hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên.
Ông Anthony Ruggiero, một cựu quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ, cho rằng việc thuyết phục được Myanmar đứng về phía Mỹ không phải là chuyện một sớm một chiều.
"Muốn làm ăn bằng đồng đô la Mỹ hay bắt tay với Triều Tiên?", là sự lựa chọn mà chính quyền Washington đặt ra đối với các quốc gia, ngân hàng và những công ty nghi dính líu tới Bình Nhưỡng, ông Ruggiero cho biết.
Giới quan sát nhận định cho dù chuyến công du của ông Yun có thể giúp Mỹ cắt giảm  nguồn ngoại tệ của Triều Tiên đến từ Myanmar, Singapore hay không thì Bình Nhưỡng vẫn còn có Trung Quốc để “bám víu”.
Theo Liên Hợp Quốc,Trung Quốc  chiếm 85% giá trị hàng hóa nhập khẩu của Triều Tiên trong năm 2015. “Chắc chắn Triều Tiên có thể nhận được hàng tỷ đô la từ Trung Quốc song chẳng có gì sai khi chúng ta tập trung ngăn chặn hàng triệu đô đến từ Đông Nam Á”, ông Ruggiero nhận định.

Chiến tranh Mỹ-Triều Tiên: Thảm kịch “không thể tin nổi”

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, cả Tổng thống Donald Trump lẫn nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều không muốn bước đến miệng hố chiến tranh vì thảm kịch "không thể tin nổi".

Đã nhiều tháng căng thẳng trôi qua trên bán đảo Triều Tiên. Nhiều nhà quan sát cho rằng tình hình rất nguy hiểm nhưng vẫn chưa đến mức trên miệng hố chiến tranh. Nguyên nhân có thể là do cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đều biết được cái giá đắt của cuộc Chiến tranh Triều Tiên cách đây 67 năm.

Ảnh: Giao tranh ác liệt, thường dân Syria lũ lượt rời Raqqa

(Kiến Thức) - Nhiều dân thường Syria đã phải tháo chạy khỏi thành phố Raqqa do các cuộc giao tranh giữa lực lượng người Kurd và phiến quân IS vẫn diễn ra ác liệt.

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa
 Hãng Fars (Iran) đăng tải loạt ảnh ghi lại cảnh dân thường Syria kéo nhau sơ tán khỏi thành phố Raqqa giữa lúc giao tranh giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và phiến quân IS vẫn diễn ra ác liệt trong khu vực này. Ảnh: FNA.

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-2
Những người dân mang theo chút đồ đạc khi rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Ảnh: FNA.

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-3
Nhiều em nhỏ theo gia đình sơ tán khỏi thành phố Raqqa. Ảnh: FNA.

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-4
Một em nhỏ được cho uống nước trên đường đi tị nạn. Ảnh: FNA.

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-5
Mọi người tranh thủ nghỉ ngơi trên hành trình chạy loạn khỏi Raqqa, nơi được coi là “thủ phủ” của phiến quân IS tại Syria. Ảnh: FNA.

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-6
 Reuters dẫn lời một quan chức đến từ Liên Hợp Quốc cho biết, số người dân sơ tán khỏi Raqqa tăng nhanh trong những tuần gần đây. Ảnh: FNA.

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-7
 “Họ có vẻ sợ hãi, mệt mỏi và đói khát”, ông Sajjad Malik cho biết sau khi thăm những khu trại tị nạn dành cho người sơ tán ở Đông Bắc Syria. Ảnh: FNA.

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-8
 Được biết, hơn 240 nghìn người dân ở tỉnh Raqqa đã phải sơ tán do các cuộc giao tranh từ cuối năm ngoái. Ảnh: Quang cảnh tại khu trại dành cho những người dân sơ tán khỏi Raqqa ở Ain Issa, Syria, ngày 14/6/2017. (Nguồn: Reuters)

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-9
Theo VOA, lực lượng SDF đã tiến đến khu thành cổ ở Raqqa và giành lại quyền kiểm soát khoảng 1/4 diện tích thành phố. Ảnh: Các chiến binh người Kurd chạy qua một con phố ở Raqqa, Syria, ngày 3/7/2017. (Nguồn: Reuters)

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-10
 Các cư dân tập trung trước một ngôi nhà mới được lực lượng SDF giành lại ở Đông Raqqa ngày 6/7. Ảnh: AP.

Anh: Giao tranh ac liet, thuong dan Syria lu luot roi Raqqa-Hinh-11
Một chiến binh người Kurd bắn các tay súng IS trong lúc chạy qua một con phố ở Raqqa ngày 3/7. Ảnh: Reuters. 

Nóng hầm hập nguy cơ xung đột quân sự Mỹ-Triều Tiên

(Kiến Thức) - Nóng hầm hập nguy cơ xung đột quân sự Mỹ-Triều Tiên, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cảnh báo sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân nữa.

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien
Nguy cơ xung đột quân sự Mỹ-Triều Tiên leo cao, khi có tin nói, Washington sẽ tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu biết chắc Bình Nhưỡng sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6. Tuy nhiên, theo Reuters, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump ngày 14/4 đã bác bỏ thông tin này.

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-2
Được biết, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng sau khi Mỹ điều một nhóm tàu quân sự, trong đó có tàu sân bay USS Carl Vinson, tới vùng biển gần Triều Tiên trong nỗ lực nhằm ngăn chặn khả năng Tiều Tiên tiến hành thử hạt nhân

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-3
 Ngày 14/4, nhà lãnh đạo nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảnh báo sẽ tiến hành một cuộc thử hạt nhân nữa vào bất cứ thời điểm nào mà Triều Tiên cảm thấy “phù hợp”. Bức ảnh chụp ông Kim Jong-un cười tươi cùng lực lượng chiến đấu tinh nhuệ của Triều Tiên được công bố ngày 14/4.

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-4
Trước đó, ngày 13/4, nhà lãnh đạo Kim Jong-un quan sát lực lượng đặc nhiệm tập luyện nhảy dù từ máy bay vận tải hạng nhẹ. 

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-5
 KCNA đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khen ngợi về khả năng tấn công chính xác của lực lượng đặc nhiệm trong buổi diễn tập.

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-6
Tờ báo Rodong Sinmun của Triều Tiên ghi lại loạt ảnh về buổi diễn tập quân sự của lực lượng đặc nhiệm nước này. 

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-7
 Một cuộc họp diễn ra tại Cung Văn hóa Nhân dân Bình Nhưỡng. Ảnh chụp ngày 11/4 và được KCNA công bố vào ngày 12/4.

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-8
 Nhà lãnh đạo Kim theo dõi buổi tập luyện của lực lượng đặc nhiệm trong bối cảnh Bình Nhưỡng cảnh báo một cuộc chiến tranh với Mỹ có thể sắp xảy ra.

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-9
 Lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên trong buổi tập luyện.

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-10
 Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Song Ryol ngày 14/4 cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump gây gia tăng căng thẳng với các cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc và việc Washignton triển khai tàu sân bay tới vùng biển gần Triều Tiên.

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-11
Ông Han cảnh báo rằng Mỹ sẽ “nếm mùi chiến tranh nếu họ lựa chọn như vậy” và khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. 

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-12
 Ảnh vệ tinh cho thấy các phương tiên và xe kéo đỗ xung quanh Cổng Bắc của khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-riu ở Triều Tiên.

Nong ham hap nguy co xung dot quan su My-Trieu Tien-Hinh-13
 Theo trang mạng 38 North ngày 13/4, những bức ảnh vệ tinh chụp được cho thấy, khu vực thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên đã được chuẩn bị sẵn sàng cho vụ thử hạt nhân lần thứ 6. (Nguồn ảnh: Daily Mail)