Triều Tiên thả 3 tù nhân Mỹ trước cuộc gặp Trump - Kim?

Ba công dân Mỹ bị giữ ở Triều Tiên đã được di chuyển đến khách sạn trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Fox News cho hay Bình Nhưỡng đã chuyển ba người Mỹ gốc Triều Tiên khỏi một trại lao động.
Kim Hak Song, Kim Dong Chul và Tony Kim được cho là đã di chuyển vào đầu tháng 4 từ một trại lao động đến một khách sạn gần Bình Nhưỡng, hãng tin Yonhap trích dẫn lời một nhà hoạt động. Động thái này được đưa ra dưới sự chỉ đạo từ các quan chức hàng đầu của Bình Nhưỡng.
"Họ đang ở trong một khách sạn ở ngoại ô Bình Nhưỡng", Choi Sung Ryong, một nhà hoạt động Hàn Quốc nói với AFP, bổ sung rằng ba người này được cách ly nhưng "được điều trị y tế và có đồ ăn ngon". Các nguồn ngoại giao ở Bình Nhưỡng cho biết có thông tin rằng cả ba đã được di chuyển, nhưng chưa có xác nhận về nơi ở chính xác của họ.
Kim Dong Chul, Tony Kim và Kim Hak Song. Ảnh: KCNA/Reuters.
Kim Dong Chul, Tony Kim và Kim Hak Song. Ảnh: KCNA/Reuters. 
Hôm 5/4, Tổng thống Trump đăng trên Twitter rằng: "Chính quyền Mỹ từ lâu đã yêu cầu ba con tin được thả ra từ một trại lao động Triều Tiên, nhưng chưa có kết quả. Hãy chờ xem!"
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không thể xác nhận các thông tin nhưng khẳng định: "Chúng tôi đang làm việc để công dân Mỹ bị bắt giữ ở Triều Tiên về nhà càng sớm càng tốt".
Tony Kim, còn được gọi là Kim Sang Duk, 59 tuổi, là giáo viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng. Ông bị bắt tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng vào ngày 22/4/2017. Một tháng sau, ông bị buộc tội có "hành vi thù địch nhằm lật đổ chính quyền".
Kim Hak Song, 55 tuổi, cũng làm việc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng trước khi bị bắt vào ngày 6/5/2017 do có “hành vi thù địch” chống lại chính phủ.
Mục sư Kim Dong Chul, 64 tuổi, bị bắt vào tháng 10/2015 do cáo buộc là gián điệp. Trong lời "thú tội" công khai của mình, ông nói rằng mình là gián điệp của cơ quan tình báo Hàn Quốc và đang cố gắng truyền bá đạo Thiên Chúa cho những người Triều Tiên.
Ông Mike Pompeo và ông Kim Jong Un trong cuộc gặp tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.
Ông Mike Pompeo và ông Kim Jong Un trong cuộc gặp tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters. 
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhà lãnh đạo Kim Jong Un được cho là đã thảo luận về việc trả tự do cho những người này gần đây khi Pompeo đến thăm Triều Tiên với vai trò là giám đốc CIA.
Ông Trump và ông Kim dự kiến gặp nhau vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Hồi đầu tuần này, ông chủ Nhà Trắng cho biết có thể ủng hộ việc tổ chức cuộc gặp tại khu phi quân sự liên Triều, nhưng Singapore cũng là địa điểm đang được cân nhắc.

Triều Tiên: Tổng thống Trump âm mưu châm ngòi chiến tranh hạt nhân

Theo đó chính quyền Bình Nhưỡng cáo buộc chính sách an ninh mới của Mỹ đã công khai ý đồ tấn công nước này và đe dọa sẽ khiến Washington phải hối tiếc.

"Cộng đồng quốc tế nên nhận ra âm mưu của Tổng thống Trump định châm ngòi chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên", Yonhap hôm 22/12 dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên.

Khám phá núi cầu vồng độc đáo ở Peru

(Kiến Thức) - Nằm ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển, núi cầu vồng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Peru với khung cảnh thiên nhiên vô cùng ấn tượng, thu hút cả nghìn du khách mỗi ngày. 

Theo Daily Mail, núi cầu vồng thuộc dãy Andes là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Pitumarca, Peru. Sở dĩ ngọn núi này có tên như vậy là bởi vì nó sở hữu màu sắc tự nhiên rất độc đáo với nhiều dải màu khác nhau không khác gì cầu vồng. (Nguồn ảnh: Daily Mail)
 Theo Daily Mail, núi cầu vồng thuộc dãy Andes là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Pitumarca, Peru. Sở dĩ ngọn núi này có tên như vậy là bởi vì nó sở hữu màu sắc tự nhiên rất độc đáo với nhiều dải màu khác nhau không khác gì cầu vồng. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Núi cầu vồng nằm ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển.
Núi cầu vồng nằm ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển. 

Ngọn núi độc đáo này thu hút tới 1.000 du khách mỗi ngày.
 Ngọn núi độc đáo này thu hút tới 1.000 du khách mỗi ngày.

Một du khách chụp hình tại lối vào dẫn lên núi cầu vồng. Sự “nổi tiếng” của núi cầu vồng đã biến ngôi làng gần đó của những người chăn gia súc nghèo khổ trở thành “thánh địa” du lịch.
Một du khách chụp hình tại lối vào dẫn lên núi cầu vồng. Sự “nổi tiếng” của núi cầu vồng đã biến ngôi làng gần đó của những người chăn gia súc nghèo khổ trở thành “thánh địa” du lịch. 

Một người phụ nữ Andean bán kẹo, nước,… cho du khách trên đường đi lên núi cầu vồng.
Một người phụ nữ Andean bán kẹo, nước,… cho du khách trên đường đi lên núi cầu vồng. 

Một nhóm người Andean ngồi nghỉ trưa trong chuyến đi dẫn khách du lịch lên núi cầu vồng độc đáo ở Peru.
 Một nhóm người Andean ngồi nghỉ trưa trong chuyến đi dẫn khách du lịch lên núi cầu vồng độc đáo ở Peru.

Người đàn ông này đang chờ du khách đến ngắm núi cầu vồng.
 Người đàn ông này đang chờ du khách đến ngắm núi cầu vồng.

Một phụ nữ đi bộ lên núi cầu vồng ở Pitumarca. Được biết, ngọn núi đặc biệt này chỉ mới được du khách nước ngoài phát hiện trong vòng 5 năm trở lại đây.
 Một phụ nữ đi bộ lên núi cầu vồng ở Pitumarca. Được biết, ngọn núi đặc biệt này chỉ mới được du khách nước ngoài phát hiện trong vòng 5 năm trở lại đây.

Người đàn ông Andean ngồi nghỉ trong lúc không phải dẫn khách du lịch lên núi.
 Người đàn ông Andean ngồi nghỉ trong lúc không phải dẫn khách du lịch lên núi.

Bé gái đang xách nước về nhà ở Pitumarca.
 Bé gái đang xách nước về nhà ở Pitumarca.

Một du khách nước ngoài cùng người dân địa phương đứng trú mưa trong chuyến hành trình "chinh phục" núi cầu vồng.
Một du khách nước ngoài cùng người dân địa phương đứng trú mưa trong chuyến hành trình "chinh phục" núi cầu vồng. 

Henry, 5 tuổi, nhìn vào ống kính khi đứng bên ngoài trường học của bé ở Pitumarca.
Henry, 5 tuổi, nhìn vào ống kính khi đứng bên ngoài trường học của bé ở Pitumarca.

Những người phụ nữ đi bộ trên con đường dẫn tới núi cầu vồng.
Những người phụ nữ đi bộ trên con đường dẫn tới núi cầu vồng. 

Một nhóm du khách cưỡi ngựa lên núi.
 Một nhóm du khách cưỡi ngựa lên núi.