Triều Phát: Nhận thầu khủng tại BR-VT nhưng nhiều năm báo lãi mỏng

(Vietnamdaily) - Công ty TNHH Xây dựng Triều Phát - nhà thầu nổi tiếng tại Bà Rịa - Vũng Tàu trúng thầu hơn nghìn tỷ đồng nhưng lãi mang về khá mỏng.

Công ty TNHH Xây dựng Triều Phát (Công ty Triều Phát) được thành lập ngày 9/4/2001, địa chỉ trụ sở tại số 3668 Võ Thị Sáu, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Người đại diện pháp luật của công ty là bà Dương Thị Thanh Thúy. Vốn điều lệ đăng ký của công ty 179 tỷ đồng. Danh sách thành viên góp vốn gồm: Dương Thị Thanh Thúy (góp gần 155 tỷ đồng chiếm khoảng 86,4% cổ phần); Lê Công Quyền (góp hơn 22 tỷ đồng chiếm khoảng 12,5%); Lê Thị Hường (góp 2 tỷ đồng chiếm khoảng 1,1%).
Công ty Triều Phát được phê duyệt trên mạng đấu thầu quốc gia vào ngày 19/8/2014, bắt đầu tham gia từ năm 2016 với 20 nhân viên.
Năm 2016, Công ty Triều Phát bắt đầu tham gia đấu thầu và trúng gói thầu xây lắp hơn 58 tỷ đồng ở Cảng Cái Mép – Thị Vải. Cũng trong năm này, công ty liên tiếp trúng các gói xây lắp tại Ban quản lý Đầu tư xây dựng thị xã Phú Mỹ, Ban quản lý Giao thông khu vực Cảng Cái Mép – Thị Vải, với tổng giá trị trúng thầu gần 200 tỷ đồng.
Tiếp đó, trong 3 năm 2017, 2018, 2019, Công ty Triều Phát tham gia các gói thầu tại UBND TP. Bà Rịa, UBND huyện Đất Đỏ, Ban Quản lý chuyên ngành Giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mặc dù giai đoạn này, công ty tham gia dự thầu không nhiều và tổng giá trị trúng thầu khiêm tốn nhưng tỷ lệ trúng thầu cao, không có đối thủ cạnh tranh.
Trieu Phat: Nhan thau khung tai BR-VT nhung nhieu nam bao lai mong
 Trạm Xăng dầu Triều Phát. Ảnh Internet.
Năm 2021, nhờ sự liên danh với Công ty TNHH Xây dựng Đông Nam, Công ty Triều Phát trúng gói thầu có giá trị lớn do Ban quản lý chuyên ngành Giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư với giá trị gói thầu hơn 290 tỷ đồng.
Mặc dù năm 2021 là thời điểm bùng phát dịch Covid-19, và năm 2022, 2023 là giai đoạn khó khăn về nguồn vốn đầu tư công ở Bà Rịa – Vũng Tàu, nhưng đối với Công ty Triều Phát, đây là cơ hội vàng khi công ty ôm về 18 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.
Có thể nói, Công ty Triều Phát được biết tới nhà thầu quen mặt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi trúng nhiều gói thầu tại các Ban quản lý trên địa bàn tỉnh làm bên mời thầu. Cụ thể, tại Ban QLDA đầu tư xây dựng 1 thành phố Vũng Tàu, Công ty Triều Phát trúng ít nhất 6 gói, tổng giá trị trúng thầu hơn 228,3 tỷ đồng.
Tại Ban QLDA đầu tư xây dựng 2 thành phố Bà Rịa (trúng ít nhất 6 gói thầu, tổng giá trị trúng thầu hơn 88,4 tỷ đồng); tại Ban QLDA chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (trúng 3 gói thầu, tổng giá trị trúng thầu hơn hơn 481,3 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đất Đỏ, Công ty Triều Phát trúng tới 5 gói, tổng giá trị trúng thầu hơn 195,3 tỷ đồng; tại Ban QLDA chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trúng ít nhất 3 gói, tổng giá trị trúng thầu hơn 481,3 tỷ đồng,…
Doanh thu hơn 200 tỷ, lợi nhuận mang về mỏng dính
Tính đến hiện tại, Triều Phát đã tham gia đấu và trúng 33/39 gói thầu, tổng giá trị trúng thầu hơn 1.437,1 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập hơn 710,83 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu với vai trò liên danh hơn 726,26 tỷ đồng. Tỷ lệ trung bình giá trúng thầu so với giá dự toán là 97,6%.
Dù trúng thầu cực khủng nhưng theo ghi nhận tại báo cáo tài chính thì trong 2 năm gần đây Triều Phát báo sụt lùi cả về doanh thu lẫn lợi nhuận, hơn nữa biên lãi ròng khá mỏng chỉ tầm 1-2%.
Như trong năm 2023, Triều Phát báo doanh thu ở mức 132,75 tỷ đồng, giảm đến 48% so năm trước đó. Tuy vậy, doanh nghiệp tiết giảm được chi phí giá vốn nên lãi gộp ở mức 8,67 tỷ đồng.
Trừ đi các chi phí và thuế thì Triều Phát báo lãi sụt giảm 17% về 2,7 tỷ đồng. Biên lãi ròng ở mức 2%, khá mỏng so với doanh nghiệp trong ngành. Lợi nhuận lũy kế tính đến ngày cuối năm 2023 ở mức 65,4 tỷ.
Tại ngày 31/12/2023, tài sản của doanh nghiệp ở mức 377,54 tỷ đồng, tăng 6% so cùng kỳ, tập trung nhiều ở tài sản ngắn hạn. Đáng nói, Triều Phát nắm giữ đến 252,59 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, chiếm 67% tổng tài sản. Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng đột biến từ 32,9 tỷ đồng đầu năm 2023 lên 54,16 tỷ đồng vào cuối năm.
Tài sản dài hạn chiếm gần 44 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định được ghi nhận hơn 28 tỷ đồng. Công ty Triều Phát có góp 14 tỷ đồng đầu tư khác vào đơn vị khác.
Ở bên kia nguồn vốn, khoản nợ phải trả là 133 tỷ đồng, trong đó người mua trả tiền trước hơn 104 tỷ đồng, doanh nghiệp đã giảm mạnh nợ vay tài chính từ 27 tỷ về 14,8 tỷ đồng.
Trong năm 2023, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh ghi nhận dương 46 tỷ đồng, cải thiện hơn so với con số âm 2,1 tỷ đồng năm trước. Đáng nói trong năm, Triều Phát đã trả nợ gốc vay 27 tỷ đồng.

Năng lực công ty TNHH xây dựng Triều Phát trúng nhiều gói thầu ở BR-VT

(Vietnamdaily) - Công ty TNHH Xây dựng Triều Phát có địa chỉ Số 3668 Võ Thị Sáu, Thị trấn Long Điền, Huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu do bà Dương Thị Thanh Thúy làm Chủ tịch hội đồng thành viên.
 

Vừa qua công ty này trúng gói thầu Gói thầu số 13A1 Xây lắp (Đoạn 1.1 Km0+00÷Km0+500; Km1+337,97÷Km2+004,33; Km2+215,66÷Km3+051,72): Cải tạo, nâng cấp đường ven núi Minh Đạm, đoạn từ tỉnh lộ 44A giáp Khu du lịch Thùy Dương đến Ngã ba Long Phù, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Đất Đỏ.

Tổng trị giá gói thầu là 82.061.323.885 đồng.

Công bố Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm

(Vietnamdaily) - Sáng 2/3, tỉnh Khánh Hoà tổ chức lễ công bố Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045. 

Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh; lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, bộ, ngành...

Phát biểu tại lễ công bố, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Chủ trương phát triển dải đô thị ven biển, với trọng tâm là các đô thị động lực của từng vùng, đô thị kết nối khu vực và quốc tế đã được Bộ Chính trị khẳng định tại Nghị quyết số 06-NQ/TW.

Với vị trí địa kinh tế độc đáo, cùng hệ thống giao thông kết nối liên vùng bao gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển khá đồng bộ, Khánh Hòa hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một đô thị lớn, trung tâm kết nối logistics, một cực tăng trưởng của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Cong bo Quy hoach chung do thi moi Cam Lam
 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 cho Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân.

Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm được lập và phê duyệt đặt trong tổng thể kết nối, liên kết với thành phố Nha Trang và đô thị Cam Ranh.

Quy hoạch cũng định hướng các khu vực hạn chế phát triển gồm: Khu vực bảo tồn giá trị công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; Khu vực bảo tồn giá trị cảnh quan tự nhiên như đầm Thủy Triều, núi Cù Hin, các hồ trữ nước...

Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, cùng với các quy hoạch khác sẽ tạo không gian mới, dư địa và động lực mới để Khánh Hòa, huyện Cam Lâm phát triển nhanh và bền vững dựa trên kinh tế đô thị, dịch vụ.

Kỳ vọng là Đô thị có giá trị riêng, độc đáo, đáng sống

Mô hình phát triển đô thị mới Cam Lâm được định hướng tập trung, hình thành bốn khu trung tâm mới. Đô thị mới Cam Lâm được kỳ vọng sẽ khởi nguồn cho những sáng tạo, đề xuất mô hình, cơ chế, chính sách mới trong lộ trình chỉnh trang và phát triển đô thị cả nước. Người dân Cam Lâm trong tương lai gần sẽ được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao.

Đây sẽ là đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, thông minh đẳng cấp quốc tế; trọng điểm dịch vụ du lịch biển, logistics; dịch vụ tài chính - trí tuệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu; trung tâm quốc tế về giáo dục, y tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới; đô thị có môi trường sống chất lượng cao; có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, có khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu.

Trong đó, khu trung tâm tổng hợp cấp vùng tại thị trấn Cam Đức, gắn với trục trung tâm đô thị, phát triển mới trung tâm hành chính - chính trị cấp đô thị; trung tâm tài chính - thương mại - dịch vụ, không gian giao lưu văn hóa quốc tế; trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo cấp vùng, phối hợp với khu đô thị hỗn hợp mật độ cao.

Khu trung tâm du lịch phía Đông tại xã Cam Hải Đông, gắn với kênh Thủy Triều, phát triển mới các chức năng cung cấp dịch vụ du thuyền, vui chơi giải trí nước và các dịch vụ hằng ngày phục vụ du khách nghỉ dưỡng biển, hướng tới đạt đẳng cấp quốc tế.

Khu trung tâm đô thị phía Bắc tại xã Cam Hòa, phát triển mới trung tâm văn hóa - thể thao, y tế, giáo dục, thương mại - dịch vụ, không gian giao lưu văn hóa cấp đô thị, phối hợp với khu đô thị hỗn hợp mật độ cao.

Khu trung tâm đô thị phía Nam: tại xã Cam Thành Bắc, phát triển mới trung tâm văn hóa - thể thao, y tế, thương mại - dịch vụ, không gian giao lưu văn hóa cấp đô thị, phối hợp với khu đô thị hỗn hợp mật độ cao.

Theo ông Nguyễn Hải Ninh, quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm với tầm nhìn đột phá, cách tiếp cận ở tầm quốc tế là công việc đầy thách thức; nhưng việc tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch sẽ là thách thức bội phần, đòi hỏi không chỉ có sự quan tâm của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân địa phương, mà còn là sự quan tâm hỗ trợ của các lãnh đạo, các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương bạn, các chuyên gia, nhà khoa học và các nhà đầu tư trong và ngoài nước... Khánh Hòa sẽ chấp hành tốt việc thực hiện quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Đào Hữu Huyền và doanh nghiệp liên quan sắp nhận về 600 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - DGC và công ty "cháu" cùng tạm ứng cổ tức, nhóm cổ đông liên quan Chủ tịch HĐQT DGC Đào Hữu Huyền dự thu gần 600 tỷ đồng.

HĐQT CTCP Phốt Pho Apatit Việt Nam (UPCoM: PAT) vừa thông báo sẽ chốt danh sách tạm ứng cổ tức năm 2024 tỷ lệ 70% bằng tiền (7.000 đồng/cp), tương ứng dự chi 175 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/11 và ngày thanh toán vào 20/12/2024, tức 1 tháng sau ngày chốt danh sách.