Triển khai phần mềm cấp Giấy đi đường có nhận diện ở Hà Nội

Ngày 3/9, Công an TP Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc liên quan đến việc triển khai phần mềm cấp Giấy đi đường có nhận diện trên địa bàn.

Đại tá Nguyễn Hồng Ky – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội vừa ký văn bản hỏa tốc số 6445, gửi Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn liên quan việc triển khai phần mềm “Cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện”.
Được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, hiện, Công an thành phố đã hoàn thành và từng bước triển khai phần mềm cấp và kiểm tra Giấy đi đường có nhận diện cho đối tượng đủ điều kiện tham gia giao thông qua mã QR Code trên địa bàn thành phố.
Để đảm bảo triển khai phần mềm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Công an thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn chủ động, chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng, trang thiết bị, cơ sở vật chất để triển khai phần mềm.
Trien khai phan mem cap Giay di duong co nhan dien o Ha Noi
 Ảnh minh họa.
Theo dự kiến, quy trình tiếp nhận, xét duyệt và cấp Giấy đi đường có nhận diện với tổ chức/ doanh nghiệp gồm các bước: Tổ chức/ doanh nghiệp đăng ký thông tin qua cảnh sát khu vực. Cán bộ xã, phường, thị trấn tiếp nhận thông tin được thẩm định từ cảnh sát khu vực và nhập đăng ký của tổ chức, doanh nghiệp. Hệ thống sẽ gửi mail xác nhận trả về tổ chức/ doanh nghiệp.
Tổ chức, doanh nghiệp gửi mail danh sách cán bộ/ công nhân viên và đính kèm tài liệu liên quan theo quy định. Cán bộ xã, phường, thị trấn duyệt hoặc từ chối duyệt danh sách (trường hợp không được duyệt, hệ thống sẽ gửi mail thông báo lại cho tổ chức/doanh nghiệp); sau đó cán bộ xã, phường, thị trấn gửi lại Giấy đi đường được duyệt cho Công an xã, phường, thị trấn đóng dấu xác nhận.
Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại Giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho tổ chức/doanh nghiệp cấp, phát cho cán bộ, công nhân viên. Quy trình cấp giấy với cá nhân cũng gần tương tự, khi cá nhân phải đăng ký với cảnh sát khu vực của xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Cảnh sát khu vực tiếp nhận, thẩm định lại thông tin và gửi danh sách cho cán bộ xã, phường, thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt.
Cán bộ xã, phường, thị trấn sẽ gửi lại Giấy đi đường được duyệt cho công an xã, phường, thị trấn đóng dấu xác nhận. Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại Giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho cá nhân theo địa bàn quản lý. Về việc cấp thẻ đi chợ/siêu thị, cảnh sát khu vực sẽ lập danh sách các hộ gia đình theo địa bàn xã, phường, thị trấn quản lý; cảnh sát khu vực gửi danh sách cho cán bộ xã, phường, thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt.
Cán bộ xã, phường, thị trấn gửi lại Thẻ đi chợ/siêu thị được duyệt cho Công an xã, phường, thị trấn đóng dấu xác nhận. Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại Thẻ đi chợ/ siêu thị đã được duyệt, đóng dấu cho đại diện hộ gia đình theo địa bàn quản lý.
>>>> Xem thêm video: Hà Nội xem xét điều chỉnh giấy đi đường

Nguồn: VTV 24.

Bán “giấy đi đường” thông chốt kiểm dịch: Chủ tiệm cầm đồ vi phạm gì?

Trường hợp có dấu hiệu làm giả tài liệu, con dấu, chủ tiệm cầm đồ bán giấy đi đường ở Hà Nội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS.

Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đang mở rộng điều tra vụ 3 thanh niên mua 9 giấy đi đường ở cửa hàng cầm đồ.

TP HCM: Nhiều trường hợp ra đường bị xử lý nghiêm trong ngày 23/8

Trong ngày 23/8, các lực lượng phối hợp tại TP HCM đã tổ chức tuần tra, kiểm tra giấy đi đường, kiểm soát chặt chẽ hơn các trường hợp lưu thông trên đường.

Tại các chốt, trạm chính của TP cũng như tại quận, huyện ngoài lực lượng CSGT, công an địa phương, dân quân…nay bổ sung thêm từ 2 - 3 chiến sĩ quân đội/mỗi chốt. 

TP HCM: Nhieu truong hop ra duong bi xu ly nghiem trong ngay 23/8
Lực lượng quân đội được tăng cường cho các trạm, chốt khắp các địa bàn TP.HCM

Giấy đi đường kèm xác nhận phường: Gian nan giấy phép nhỏ - to

Sáng ngày 10/8, UBND TP Hà Nội đã hủy quy định giấy đi đường phải có xác nhận của phường sau khi nhận nhiều phản hồi từ người dân cho rằng quy định quá nhiêu khê, nhiều thủ tục giấy phép "con".

Đi xin giấy rồi về tay không

Sau khi Hà Nội có văn bản yêu cầu giấy đi đường phải được sự xác nhận của UBND xã, phường nơi công ty, đơn vị đặt trụ sở hoạt động, sáng 9/8, anh Nguyễn Tuấn Anh (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm) lập tức tìm đến UBND phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (địa bàn công ty anh đặt trụ sở làm việc) để xin dấu xác nhận. Tuy nhiên, vừa đến nơi, anh Tuấn Anh sững sờ vì cán bộ yêu cầu phải có giấy đăng ký kinh doanh của công ty và nhiều giấy tờ khác, trong khi anh chỉ là một trong hàng chục nhân viên của công ty đang.

Anh Tuấn Anh cho biết, công ty đã tạm dừng hoạt động 3 tháng nay vì dịch COVID-19, lãnh đạo chỉ bố trí 2 nhân sự đến công ty thay nhau trực an ninh và phòng cháy chữa cháy. Các bộ phận hành chính, nhân sự đã nghỉ làm việc tại nhà, lãnh đạo thì khó gặp trong mùa dịch thì sao có dấu đỏ và ký trực tiếp.

"Khi tôi ra UBND phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, họ yêu cầu bắt buộc phải có các loại giấy tờ như: Giấy giới thiệu, giấy đăng ký kinh doanh, danh sách phân công lịch làm việc, phương án phòng chống dịch tại công ty, hợp đồng lao động của từng người, giấy đi đường theo mẫu và chứng minh thư. Trong khi tôi chỉ có giấy đi đường được cơ quan cấp trước đó nên đành ngậm ngùi về nhà và báo cáo xin nghỉ việc hôm nay rồi tính tiếp" - anh Tuấn Anh nói.

Giay di duong kem xac nhan phuong: Gian nan giay phep nho - to
 Người dân kéo đến UBND phường Yên Hòa để xin xác nhận giấy đi đường.

Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tại trụ sở UBND phường Yên Hoà (quận Cầu Giấy), khoảng 15h30 ngày 9/8, có khoảng 60 người dân đứng chờ để xin dấu xác nhận vào mẫu giấy đi đường. Để đảm bảo phòng dịch, phường Yên Hòa chỉ cho 5 người mỗi đợt vào bên trong khuôn viên.

Ngay cổng trụ sở phường Yên Hoà có dán một mẩu giấy nhỏ hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy đi đường. Trong đó về mặt hồ sơ pháp lý, các đơn vị cần giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh (nếu có). Người đến làm thủ tục còn phải mang theo phương án phòng chống dịch của đơn vị và kế hoạch hoạt động với các thông tin của những người liên quan như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, thông tin giấy tờ tùy thân, số điện thoại, địa chỉ cư trú... Những thông tin này phải có xác nhận của đơn vị. Cùng với đó là hợp đồng lao động, chứng minh nhân dân của người lao động cùng giấy xác nhận đi đường.

Chị Nguyễn Thu Giang, nhân viên pháp chế của một công ty chuyển phát có trụ sở tại phường Yên Hòa, cho biết tới làm giấy đi đường cho hơn 100 nhân viên. Lúc hơn 16h, chị Giang vẫn chưa thể vào bên trong trụ sở phường vì lượng người tới đông. "Tôi đã chờ gần một giờ đồng hồ, cũng chưa biết là có làm được trong ngày hôm nay không" - chị Giang chia sẻ.

Ngồi bệt ở bậc thềm, chị Nguyễn Thị Thùy, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thương mại Chibi Việt Nam cho hay, sáng cùng ngày chị ra trụ sở phường, nhưng phải quay trở về vì không chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết. Tới buổi chiều, khi phường có hướng dẫn cụ thể chị mới hoàn tất thủ tục: "Hiện chúng tôi cũng chỉ biết nộp hồ sơ chứ không biết có được hay không, vẫn phải chờ đợi" - chị Thùy nói.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 06/8/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố.

Trong văn bản mới này, TP Hà Nội yêu cầu người đi đường xuất trình giấy đi đường theo mẫu kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị... Điều này đã gây nên nhiều bất cập trong người dân, vì Công điện số 18 được ban hành vào tối Chủ nhật (ngày 8/8) và được áp dụng ngày ngày thứ Hai sáng hôm sau (ngày 9/8) nên nhiều người chưa nắm được quy định.

Giay di duong kem xac nhan phuong: Gian nan giay phep nho - to-Hinh-2
Mẫu giấy đi đường kèm chỉ đạo mới gây khó khăn cho người đi đường. Ảnh: Zing
Coi chừng phản tác dụng