Bán “giấy đi đường” thông chốt kiểm dịch: Chủ tiệm cầm đồ vi phạm gì?

Trường hợp có dấu hiệu làm giả tài liệu, con dấu, chủ tiệm cầm đồ bán giấy đi đường ở Hà Nội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS.

Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đang mở rộng điều tra vụ 3 thanh niên mua 9 giấy đi đường ở cửa hàng cầm đồ.
Ngày 6/8, tại chốt phòng chống dịch COVID-19 ở đầu ngõ 214 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, lực lượng chức năng quận Thanh Xuân phát hiện 3 trường hợp sử dụng giấy đi đường để qua chốt có biểu hiện nghi vấn.
Tại trụ sở Công an phường Hạ Đình, ba đối tượng gồm T.Đ.L (SN 1993), Đ.V.B (SN 1987) và Đ.H.T (SN 1993) cùng trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội khai nhận, đã mua 9 giấy đi đường với tổng số tiền 12 triệu đồng tại... một cửa hàng cầm đồ ở đường Láng, quận Đống Đa.
Ban “giay di duong” thong chot kiem dich: Chu tiem cam do vi pham gi?
 Ảnh minh họa. Zing.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, giấy đi đường của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cần thiết nhằm mục đích xác nhận nhân viên, người lao động của mình đi lại làm việc trong thời gian giãn cách xã hội. Giấy đi đường chỉ có hiệu lực đối với nhân viên, người lao động của đơn vị đó khi thực hiện công việc được giao cần thiết. Nếu sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, không vì công việc được giao thì giấy đi đường này cũng không có tác dụng.
Do đó, sự việc 3 người đàn ông mua giấy đi đường để đi lại khi không cần thiết, không vì phục vụ nhu cầu thiết yếu, làm việc trong các ngành nghề được hoạt động khi gian cách xã hội, có dấu hiệu vi phạm các quy định về phòng chống dịch.
“Việc ra ngoài khi không cần thiết, theo quy định sẽ bị xử phạt. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng” – luật sư Hoàng Tùng cho biết.
Đối với cửa hàng cầm đồ bán giấy đi đường trên, cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ một số vấn đề như: Giấy đi đường của đơn vị là đúng hay không? Có dấu hiệu làm giả giấy đi đường hay không? Ai bán giấy đi đường? ... Để xác định vi phạm cụ thể.
“Trường hợp có dấu hiệu làm giả tài liệu, con dấu thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS.
Ban “giay di duong” thong chot kiem dich: Chu tiem cam do vi pham gi?-Hinh-2
Nguồn: Hà Nội Mới. 
>>> Mời độc giả xem thêm video Bệnh viện dã chiến tại Hà Nội sau 16 ngày thần tốc xây dựng:

Nguồn: ANTV

Giấy đi đường kèm xác nhận phường: Gian nan giấy phép nhỏ - to

Sáng ngày 10/8, UBND TP Hà Nội đã hủy quy định giấy đi đường phải có xác nhận của phường sau khi nhận nhiều phản hồi từ người dân cho rằng quy định quá nhiêu khê, nhiều thủ tục giấy phép "con".

Đi xin giấy rồi về tay không

Sau khi Hà Nội có văn bản yêu cầu giấy đi đường phải được sự xác nhận của UBND xã, phường nơi công ty, đơn vị đặt trụ sở hoạt động, sáng 9/8, anh Nguyễn Tuấn Anh (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm) lập tức tìm đến UBND phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (địa bàn công ty anh đặt trụ sở làm việc) để xin dấu xác nhận. Tuy nhiên, vừa đến nơi, anh Tuấn Anh sững sờ vì cán bộ yêu cầu phải có giấy đăng ký kinh doanh của công ty và nhiều giấy tờ khác, trong khi anh chỉ là một trong hàng chục nhân viên của công ty đang.

Anh Tuấn Anh cho biết, công ty đã tạm dừng hoạt động 3 tháng nay vì dịch COVID-19, lãnh đạo chỉ bố trí 2 nhân sự đến công ty thay nhau trực an ninh và phòng cháy chữa cháy. Các bộ phận hành chính, nhân sự đã nghỉ làm việc tại nhà, lãnh đạo thì khó gặp trong mùa dịch thì sao có dấu đỏ và ký trực tiếp.

"Khi tôi ra UBND phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, họ yêu cầu bắt buộc phải có các loại giấy tờ như: Giấy giới thiệu, giấy đăng ký kinh doanh, danh sách phân công lịch làm việc, phương án phòng chống dịch tại công ty, hợp đồng lao động của từng người, giấy đi đường theo mẫu và chứng minh thư. Trong khi tôi chỉ có giấy đi đường được cơ quan cấp trước đó nên đành ngậm ngùi về nhà và báo cáo xin nghỉ việc hôm nay rồi tính tiếp" - anh Tuấn Anh nói.

Giay di duong kem xac nhan phuong: Gian nan giay phep nho - to
 Người dân kéo đến UBND phường Yên Hòa để xin xác nhận giấy đi đường.

Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tại trụ sở UBND phường Yên Hoà (quận Cầu Giấy), khoảng 15h30 ngày 9/8, có khoảng 60 người dân đứng chờ để xin dấu xác nhận vào mẫu giấy đi đường. Để đảm bảo phòng dịch, phường Yên Hòa chỉ cho 5 người mỗi đợt vào bên trong khuôn viên.

Ngay cổng trụ sở phường Yên Hoà có dán một mẩu giấy nhỏ hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy đi đường. Trong đó về mặt hồ sơ pháp lý, các đơn vị cần giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh (nếu có). Người đến làm thủ tục còn phải mang theo phương án phòng chống dịch của đơn vị và kế hoạch hoạt động với các thông tin của những người liên quan như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, thông tin giấy tờ tùy thân, số điện thoại, địa chỉ cư trú... Những thông tin này phải có xác nhận của đơn vị. Cùng với đó là hợp đồng lao động, chứng minh nhân dân của người lao động cùng giấy xác nhận đi đường.

Chị Nguyễn Thu Giang, nhân viên pháp chế của một công ty chuyển phát có trụ sở tại phường Yên Hòa, cho biết tới làm giấy đi đường cho hơn 100 nhân viên. Lúc hơn 16h, chị Giang vẫn chưa thể vào bên trong trụ sở phường vì lượng người tới đông. "Tôi đã chờ gần một giờ đồng hồ, cũng chưa biết là có làm được trong ngày hôm nay không" - chị Giang chia sẻ.

Ngồi bệt ở bậc thềm, chị Nguyễn Thị Thùy, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thương mại Chibi Việt Nam cho hay, sáng cùng ngày chị ra trụ sở phường, nhưng phải quay trở về vì không chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết. Tới buổi chiều, khi phường có hướng dẫn cụ thể chị mới hoàn tất thủ tục: "Hiện chúng tôi cũng chỉ biết nộp hồ sơ chứ không biết có được hay không, vẫn phải chờ đợi" - chị Thùy nói.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 06/8/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố.

Trong văn bản mới này, TP Hà Nội yêu cầu người đi đường xuất trình giấy đi đường theo mẫu kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị... Điều này đã gây nên nhiều bất cập trong người dân, vì Công điện số 18 được ban hành vào tối Chủ nhật (ngày 8/8) và được áp dụng ngày ngày thứ Hai sáng hôm sau (ngày 9/8) nên nhiều người chưa nắm được quy định.

Giay di duong kem xac nhan phuong: Gian nan giay phep nho - to-Hinh-2
Mẫu giấy đi đường kèm chỉ đạo mới gây khó khăn cho người đi đường. Ảnh: Zing
Coi chừng phản tác dụng

Hà Nội bỏ quy định ra đường phải có lịch trực, lịch làm việc

Sau khi đưa vào áp dụng triển khai, chưa đầy 24h TP Hà Nội đã bỏ quy định người ra đường phải có "lịch trực, lịch làm việc" có xác nhận của UBND phường do tồn tại nhiều bất cập.

Sáng ngày 10/8, UBND Hà Nội thông báo về việc triển khai các chỉ đạo của UBND TP tại Công văn số 2562 ngày 7/8.

Tỉnh uỷ Thanh Hóa yêu cầu làm rõ vụ 3 Chủ tịch xã đánh bài

3 Chủ tịch xã đánh bài ăn tiền cùng xã đội trưởng Công an huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt quả tang 4 cán bộ được cho đang đánh bạc ăn tiền tại công sở UBND xã Tế Lợi.
 

Trước thông tin một số cán bộ xã đánh bài tại công sở xã Tế Lợi (Nông Cống), sáng (11/8) Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã có công văn khẩn số 1068-CV/VPTU thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá yêu cầu khẩn trương làm rõ vụ việc.
Tinh uy Thanh Hoa yeu cau lam ro vu 3 Chu tich xa danh bai

Nơi các cán bộ đánh bài. 

"Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá giao Ban Thường vụ Huyện uỷ Nông Cống chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ vụ cán bộ xã đánh bài và xử lý nghiêm cán bộ vi phạm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; báo cáo kết quả với Thường trực Tỉnh uỷ trước ngày 20/8/2021" - Thông tin trên Vietnamnet.

Tờ Gia Đình Việt Nam cũng đưa tin, trước đó vào chiều ngày 6/8/2021, tại nhà riêng của một cán bộ xã Tế Lợi, có tổ chức tiệc liên hoan, ăn uống. Sau tiệc liên hoan, một số cán bộ về công sở UBND xã để đánh bạc. Đến khoảng 21h cùng ngày thì bị lực lượng Công an huyện bắt quả tang.

Theo thông tin 4 cán bộ bị bắt gồm: Ông L.K.N - Chủ tịch UBND xã Tế Lợi; Đ.K.M - Chủ tịch UBND xã Minh Nghĩa; L.V.D - Chủ tịch HĐND xã Tế Thắng và N.M.C - xã đội trưởng xã Tế Lợi.

>>>> Xem thêm video: An Giang: Trốn dịch lên đồi đánh bạc, 8 đối tượng bị bắt quả tang

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.