Trào lưu trai, gái Tây bán dâm ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - Nạn trai Tây qua VN làm trai bao chưa dẹp được thì gần đây lại xuất hiện tình trạng gái Tây bán dâm ở Sài Gòn để kiếm tiền du lịch.

Báo An ninh Thế giới mới đây đã phản ánh thực trạng gái Tây bán dâmSài Gòn khiến dư luận không khỏi xôn xao.
Theo bài viết trên An ninh Thế giới, phóng viên có bút danh Vũ Cao được một người lái xe ôm giới thiệu, chỉ mối, đã vào vai một người khách cần tìm gái Tây để “vui vẻ”. Để tiếp cận được cô gái Tây đang hành nghề bán dâm thời vụ nhằm kiếm thêm chút tiền để đi du lịch, Vũ Cao đã tới một quán bia trên phố Tây balô ở khu vực quận 1, TP HCM. Đây là khu phố được giới hạn bởi 4 con đường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thái Học, Bùi Viện và Đề Thám. Khách du lịch nước ngoài, chủ yếu là người phương Tây, kể cả châu Phi - phần lớn túi tiền có hạn, thường tìm đến cư trú, ăn uống, thuê xe đạp, xe gắn máy, đổi tiền hoặc mua tour đi đây đi đó.
Các trai Tây bị công an phường Tân Phú lập biên bản.
 Các trai Tây bị công an phường Tân Phú lập biên bản.
Sau một hồi ngồi nói chuyện và uống hàng chục chai bia với cô gái Tây có tên Maddy (cách gọi tắt của Madelein) khoảng chừng 22-23 tuổi trong quán – cô gái mà người lái xe ôm giới thiệu, Vũ Cao đã gợi ý mời cô vào khách sạn.
Maddy đồng ý ngay và nói: "Đi với tôi, anh phải chấp nhận 2 nguyên tắc. Một là phải dùng condom (bao cao su) và hai là tôi chỉ đi trong 1 giờ, giá 100 USD. Tôi không overnight vì sẽ gặp rắc rối với cảnh sát. Còn nếu anh muốn 2 giờ thì 200 đôla và chỉ 2 giờ thôi chứ không hơn".
Có lẽ người dân Sài Gòn và một số đô thị lớn ở Việt Nam chỉ ngạc nhiên với thực trạng một số cô gái ngoại quốc tóc vàng da trắng làm gái bao ở Việt Nam, chứ với tình trạng trai bao Tây thì nhiều người không còn lạ gì.
Có một thời, bóng đá Việt Nam là thiên đường của những anh chàng vắt bò sữa, hái cà phê, lái máy kéo... đến từ Nam Mỹ, châu Phi nghèo khó nhưng lại có chút năng khiếu bóng banh, kiểu chạy khỏe, sút mạnh. Bây giờ, những câu chuyện cổ tích thời hiện đại ấy đã xưa rồi. Ấy vậy mà, không ít người vẫn ôm ấp một giấc mơ Việt, cố sang Việt Nam để rồi phải rơi vào con đường cùng, bán thân xác để nuôi miệng.
Thực tế, không ít người đã nhận ra những sai lầm, nhưng vẫn cố bấu víu ở lại để chờ đợi cơ hội dù nó rất mong manh. Bi kịch ở chỗ, họ chẳng có sự lựa chọn, dù có muốn về lại quê nhà cũng không thể đào đâu ra số tiền lên đến cả mấy ngàn USD để mua vé máy bay. Hơn thế nữa, trở lại xứ sở, những ông Tây này cũng chẳng có nghề nghiệp gì. Trước mắt họ là những món nợ khổng lồ mà họ đã vay làm "lộ phí" trước khi qua Việt Nam.
Không trình độ, không nghề nghiệp, không tiền bạc, chỗ ở, không giấy tờ tùy thân... những kẻ lang thang buộc phải duy trì sự sống bằng những thứ nghề có thể nghĩ ra: ăn quỵt, giở trò gạ gẫm, cờ bạc bịp, phụ giúp quán cơm, buôn bán quần áo cũ, bốc xếp.... Trên con đường dấn thân vào vòng lao lí, có một cái nghề mà tất cả phải rùng mình đó là làm "trai bao" cho các quý bà sồn sồn và giới gay.
Thường thì những đối tượng "trai bao" Tây đen là người nhập cư trên một năm ở Việt Nam, nói tiếng Việt sành sỏi và biết hết mọi ngóc ngách của Sài Gòn. Những ngày mới sang, khi còn tiền thì những chàng Tây đen này góp tiền thuê một ngôi nhà vừa phải, đủ để ăn ngủ và thậm chí cả ăn chơi. Các đối tượng này thường ngày rong ruổi khắp nơi, tối về tụ tập ở các quán bar nhậu nhẹt, tìm gái bán dâm để ăn chơi trụy lạc.
Về sau, khi tiền hết, họ kiếm tìm các nhà trọ rẻ hơn và có khi phải nằm ngoài công viên. Qua các buổi ăn chơi ở những sàn nhảy, quán bar, họ làm quen được với những quý bà sồn sồn, nhiều tiền mà cũng lắm tật và... cũng thiếu tình. Thường các "trai bao" này tụ tập thành từng nhóm ngồi trong công viên 23/9 hoặc đường Phạm Ngũ Lão, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Nghĩa... trên địa bàn quận 1, vì ở khu vực này thường là nơi tập trung giới trung lưu.
Tầm khoảng từ 8h tối, người dân Sài Gòn đã thấy những gã "trai bao" Tây đen ăn mặc bảnh bao, đi những chiếc xe tay ga lượn lờ hoặc đứng ngồi chờ khách ở những khu vực trên. Nhiều người cứ tưởng làm nghề "trai bao" này chỉ cần đứng đó chờ khách đến hỏi, ngã giá, kiếm nhà nghỉ là xong. Nhưng mọi việc không đơn giản như vậy. Nếu muốn có được nhiều khách thì phải biết... học hỏi. Nghĩa là, kẻ đi sau phải nhờ vả và học hỏi người đi trước. Thậm chí, trong giới "trai bao" Tây đen có cả một đường dây môi giới. Và đương nhiên, cầm đầu đường dây môi giới "trai bao" Tây đen này là người Việt Nam.
Những năm gần đây, cơ quan chức năng liên tục tổ chức những đợt kiểm tra liên ngành. Không ít ông Tây đã bị trục xuất hoặc bị buộc phải xuất cảnh. Thế nhưng, chẳng hiểu sao họ vẫn tìm cách quay trở lại Việt Nam. Khác với lúc trước, khi những con phố Tây đã "động", những ông Tây đen này đã "lánh nạn" ở những vùng ven như quận 7, quận 8 nhằm kiếm kế mưu sinh và chắc chắn khó mà bỏ được nghề trai bao.

Biệt thự sang trọng của nhóm người TQ lừa đảo tại Hải Phòng

(Kiến Thức) - Căn biệt thự sang trọng nằm ở khu vắng vẻ, ít người qua lại được các đối tượng người Trung Quốc thuê lại để lừa đảo bằng công nghệ cao.

Khoảng 13h15 ngày 4/11, C50 (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP Hải Phòng đã đột nhập vào một căn biệt thự thuộc phường Anh Dũng (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng). Kiểm tra có dấu hiệu hoạt động phạm tội, lực lượng chức năng đã bắt giữ 44 đối tượng đang có hành vi gọi điện thoại quốc tế qua mạng Internet, thu giữ nhiều tang vật gồm một số điện thoại bàn, máy vi tính, sổ sách mà nhóm này dùng để thực hiện hành vi phạm tội.
Khoảng 13h15 ngày 4/11, C50 (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP Hải Phòng đã đột nhập vào một căn biệt thự thuộc phường Anh Dũng (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng). Kiểm tra có dấu hiệu hoạt động phạm tội, lực lượng chức năng đã bắt giữ 44 đối tượng đang có hành vi gọi điện thoại quốc tế qua mạng Internet, thu giữ nhiều tang vật gồm một số điện thoại bàn, máy vi tính, sổ sách mà nhóm này dùng để thực hiện hành vi phạm tội.
Một nhóm đối tượng người nước ngoài đến địa bàn TP Hải Phòng sinh sống nhưng sau đó lại bỏ đi nơi khác. Quá trình rà soát cho thấy, nhóm đối tượng trên có quốc tịch Trung Quốc và Đài Loan. Họ thường thuê những căn biệt thự ở nơi vắng vẻ và ít khi giao tiếp với bên ngoài.
Một nhóm đối tượng người nước ngoài đến địa bàn TP Hải Phòng sinh sống nhưng sau đó lại bỏ đi nơi khác. Quá trình rà soát cho thấy, nhóm đối tượng trên có quốc tịch Trung Quốc và Đài Loan. Họ thường thuê những căn biệt thự ở nơi vắng vẻ và ít khi giao tiếp với bên ngoài. 
Nghi ngờ đây là nhóm đối tượng lừa đảo, Công an TP Hải Phòng đã rà soát và xác định những kẻ này đang thuê một ngôi biệt thự tại Lô 34 (khu biệt thự Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) và thuê hai đường truyền Internet tốc độ cao. Trinh sát đã phát hiện các đối tượng thường thực hiện rất nhiều cuộc gọi (giao thức VOIP) đến các số điện thoại cố định và di động ở Trung Quốc.
 
Nghi ngờ đây là nhóm đối tượng lừa đảo, Công an TP Hải Phòng đã rà soát và xác định những kẻ này đang thuê một ngôi biệt thự tại Lô 34 (khu biệt thự Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) và thuê hai đường truyền Internet tốc độ cao. Trinh sát đã phát hiện các đối tượng thường thực hiện rất nhiều cuộc gọi (giao thức VOIP) đến các số điện thoại cố định và di động ở Trung Quốc.
Phối hợp với công an Trung Quốc, công an TP Hải Phòng có đủ tài liệu xác định nhóm đối tượng trên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Trung Quốc. Trong ảnh là camera của biệt thự đã được nhóm đối tượng thay mắt để theo dõi bên ngoài.
Phối hợp với công an Trung Quốc, công an TP Hải Phòng có đủ tài liệu xác định nhóm đối tượng trên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Trung Quốc. Trong ảnh là camera của biệt thự đã được nhóm đối tượng thay mắt để theo dõi bên ngoài.
Đường truyền internet đã bị lực lượng chức năng cắt khi triệt phá đường dây này.
 Đường truyền internet đã bị lực lượng chức năng cắt khi triệt phá đường dây này.
Những dây cáp, mạng cũng đã được lực lượng chức năng thu giữ.
 Những dây cáp, mạng cũng đã được lực lượng chức năng thu giữ.
Trao đổi với PV Kiến Thức về quá trình thuê ngôi biệt thự của nhóm người nước ngoài lừa đảo này, ông Lê Đức Hải (65 tuổi), chủ ngôi nhà cho biết: "Tôi hoàn toàn không biết đến nhóm người nước ngoài này bởi thực tế tôi thực hiện cho thuê nhà với một người khác và được người này cho nhóm người nước ngoài thuê lại. Thời gian thuê bắt đầu từ ngày 26/09/2014 với giá thuê là 8 triệu đồng/1 tháng, hợp đồng được ký kết với thời hạn 6 tháng một và thanh toán tiền 3 tháng một lần.
Trao đổi với PV Kiến Thức về quá trình thuê ngôi biệt thự của nhóm người nước ngoài lừa đảo này, ông Lê Đức Hải (65 tuổi), chủ ngôi nhà cho biết: "Tôi hoàn toàn không biết đến nhóm người nước ngoài này bởi thực tế tôi thực hiện cho thuê nhà với một người khác và được người này cho nhóm người nước ngoài thuê lại. Thời gian thuê bắt đầu từ ngày 26/09/2014 với giá thuê là 8 triệu đồng/1 tháng, hợp đồng được ký kết với thời hạn 6 tháng một và thanh toán tiền 3 tháng một lần.
"Khi họ đến thuê thì họ chủ động lắp đặt các hệ thống mạng, điện tử, trong đó có hệ thống camera trong nhà. Tôi thì thi thoảng mới về đây một lần, nên nhà cửa chủ yếu là họ thuê và họ quản lý", ông Hải cho biết thêm.
"Khi họ đến thuê thì họ chủ động lắp đặt các hệ thống mạng, điện tử, trong đó có hệ thống camera trong nhà. Tôi thì thi thoảng mới về đây một lần, nên nhà cửa chủ yếu là họ thuê và họ quản lý", ông Hải cho biết thêm.
Căn biệt thự nằm ở khu vắng vẻ, ít người qua lại.
Căn biệt thự nằm ở khu vắng vẻ, ít người qua lại. 

Hải Phòng: Bắt 44 người Trung Quốc, Đài Loan giả danh cảnh sát

(Kiến Thức) - 44 đối tượng người Trung Quốc, Đài Loan giả danh cảnh sát, có hành vi sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo vừa bị công an Hải  Phòng bắt giữ.

Nguồn tin từ công an TP Hải Phòng cho biết, chiều 4/11, đơn vị này đã phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 - Bộ Công an) bắt giữ 44 đối tượng người Trung Quốc và Đài Loan giả danh cảnh sát Trung Quốc và có hành vi sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân Trung Quốc.
Cụ thể vụ việc, vào khoảng 13h15 ngày 4/11, C50 (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP Hải Phòng đã đột nhập vào một căn biệt thự thuộc phường Anh Dũng (quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng). Kiểm tra có dấu hiệu hoạt động phạm tội, lực lượng chức năng đã bắt giữ 44 đối tượng đang có hành vi gọi điện thoại quốc tế qua mạng Internet gồm 41 đối tượng (gồm 27 đối tượng nam và 14 đối tượng nữ). Trong số đối tượng này có 21 đối tượng là người Trung Quốc, 20 đối tượng người Đài Loan. Ngoài ra, 3 người Việt Nam cũng đã bị bắt giữ. Cùng với đó, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều tang vật gồm một số điện thoại bàn, máy vi tính, sổ sách mà nhóm đối tượng này dùng để thực hiện hành vi phạm tội.

Hiện trường vụ đường sắt trên cao gặp sự cố, gây chết người

(Kiến Thức) - Cần cẩu sắt đang kéo những thanh sắt lên các đỉnh trụ của đường sắt trên cao thì các thanh sắt rơi xuống, trúng 3 người đi xe máy. 

Vào khoảng 9h30 ngày 6/11, tại đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, một tai nạn đã xảy ra khiến 1 người thiệt mạng và 2 người bị thương.
Vào khoảng 9h30 ngày 6/11, tại đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, một tai nạn đã xảy ra khiến 1 người thiệt mạng và 2 người bị thương.