Tràn lan ảnh, video giả về cuộc không kích Syria

Ngay sau khi liên quân không kích các cơ sở hóa học tại Syria ngày 14/4, trên mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh, video về cuộc không kích Syria này. Tuy nhiên, chúng đều là ngụy tạo hoặc nhầm lẫn.

Hình ảnh, video từ các sự kiện không kích xảy ra ở các nước khác, thời gian khác nhưng đã được lấy và gắn cho vụ không kích Syria và lan truyền nhanh chóng trên Facebook, Instagram, Twitter...
Không chỉ các mạng xã hội, một số tập đoàn báo chí lớn như NBC News, Press TV, Telemundo cũng mắc lỡm vì đưa một đoạn video được cho là cuộc không kích mới đây vào Syria. Đoạn video này được chia sẻ nhiều nhất trong ngày 14 và 15/4, nhưng thực tế, đó là vụ không kích vào Ukraine. Chúng đã được đưa lên mạng lần đầu tiên vào tháng 2/2015 và đó là một cuộc pháo kích tại thành phố Luhansk của Ukraine.
Mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh, video về vụ tấn công này. Tuy nhiên, chúng đều là ngụy tạo hoặc nhầm lẫn.
Mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh, video về vụ tấn công này. Tuy nhiên, chúng đều là ngụy tạo hoặc nhầm lẫn. 
Một đoạn video khác được cho là trận không kích sáng sớm của liên quân vào Trung tâm nghiên cứu Jamraya ở thủ đô Damascus của Syria. Đoạn video này mô tả đúng địa điểm, tuy nhiên, đó lại là sự kiện diễn ra từ tháng 1/2013 khi một cuộc không kích tương tự diễn ra tại trung tâm này nhưng do phía Israel thực hiện. Đoạn video này được cho là xuất phát trên các mạng xã hội sử dụng tiếng Ảrập.
Theo Nga và Syria, quân đội Syria đã sử dụng hệ thống phòng không hạ gục nhiều tên lửa của liên quân Mỹ, Pháp, Anh. Ngay sau đó, một đoạn video được đăng tải trên Twitter cho thấy, lực lượng phòng không Syria đã phản công nhanh chóng như thế nào. Tuy nhiên, đoạn video này thực chất là hình ảnh hệ thống phòng thủ tên lửa của Ảrập Xêút bắn hạ tên lửa của phiến quân Houthi ở Yemen. Đoạn video gốc đã được hãng thông tấn Al-Arabia đăng tải và được cho là được lấy từ những nguồn không tên tuổi.
Một đoạn video khác liên quan cuộc chiến tại Yemen cũng được sử dụng tràn lan trên mạng và gán cho là cuộc không kích ngày 14/4 tại Syria. Đoạn video này cho thấy một vụ nổ lớn gần thành phố, nhưng không nói rõ là do Mỹ, Pháp, Anh thực hiện. Đoạn video này được đăng tải lần đầu tiên vào năm 2015 và được cho là vụ nổ tại Yemen sau cuộc không kích của liên minh do Ảrập Xêút đứng đầu và đánh trúng vào cơ sở vũ khí do phiến quân Houthi kiểm soát.
Ngoài ra, một số hình ảnh về vụ không kích của Mỹ đánh chiếm Iraq năm 2003 cũng được lấy ra để minh họa cho cuộc không kích mới đây của Mỹ tại Syria. Đó là những hình ảnh cắt ra từ đoạn video các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Phủ tổng thống của ông Saddam Hussein tại thủ đô Baghdad của Iraq. Không những thế, bên dưới nó được chú thích: “Thật đáng xấu hổ cho Mỹ và cái gọi là những nhà vô địch về nhân quyền và hòa bình mà lại gây ra tội ác đối với những người dân Syria vô tội”.

Chung cư Oriental Plaza Láng Hạ cấp phép 16 tầng, rao bán 22 tầng?

Dự án chung cư Oriental Plaza (16 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội) chỉ được cấp phép xây dựng 15 tầng + tầng kỹ thuật mái và 4 tầng hầm nhưng lại quảng cáo là chung cư cao cấp với quy mô 4 tòa tháp cao 22 tầng.

Báo Gia đình & Xã Hội vừa nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc là khách hàng đang có nhu cầu mua căn hộ tại dự án Chung cư Oriental Plaza có địa chỉ tại số 16 Láng Hạ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phương Đông làm chủ đầu tư.

Bí ẩn vùng đất của bầy hổ mang chúa khổng lồ

Western Ghats (Ấn Độ), là vùng đất rộng mênh mông, bao quanh dãy núi chạy dọc bờ biển phía tây nam Ấn Độ. Đây là vùng đất bí ẩn nhất thế giới, xứ sở những con hổ mang chúa khổng lồ.

Vùng đất này rộng tới 16.000 km2, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là vùng đất cực kỳ đa dạng sinh học. Có vô số loài vẫn chưa được khám phá ở vùng đất này.

Tại sao Tết Hàn Thực 3/3 là của người Việt?

(Kiến Thức) - Tết Hàn Thực của Việt Nam mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc và có những nét khác biệt cơ bản với ngày lễ này tại Trung Quốc.
 

Tết Hàn Thực ở Việt Nam khác gì ở Trung Quốc?
Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. Người Việt Nam thường gọi ngày lễ đặc biệt này với cái tên thật dân giã là Tết bánh trôi, bánh chay. Theo âm Hán – Việt, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn, vậy Tết Hàn Thực là tết ăn đồ nguội, lạnh.