Bí ẩn vùng đất của bầy hổ mang chúa khổng lồ

Western Ghats (Ấn Độ), là vùng đất rộng mênh mông, bao quanh dãy núi chạy dọc bờ biển phía tây nam Ấn Độ. Đây là vùng đất bí ẩn nhất thế giới, xứ sở những con hổ mang chúa khổng lồ.

Vùng đất này rộng tới 16.000 km2, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là vùng đất cực kỳ đa dạng sinh học. Có vô số loài vẫn chưa được khám phá ở vùng đất này.
Western Ghats nổi tiếng là vương quốc của loài hổ và rắn hổ mang chúa.
Rắn hổ mang chúa xuất hiện khá phổ biến ở vùng Đông Nam Á, tuy nhiên, ở vùng đất này, loài hổ mang chúa đang dần suy kiệt bởi sự săn bắt và thu hẹp môi trường sống.
Hổ chúa vùng Western Ghats
 Hổ chúa vùng Western Ghats
Hiện Western Ghats được coi là nơi mà số lượng loài hổ chúa còn nhiều nhất thế giới. Nhiều khu bảo tồn rắn hổ chúa đã được quy hoạch ở Western Ghats để bảo tồn loài rắn này.
Việc bảo tồn loài hổ chúa ở vùng đất này rất thuận lợi, bởi người dân Western Ghats rất tôn trọng rắn hổ chúa, coi chúng như thần linh, không bao giờ giết loài rắn này.
Môi trường sống phù hợp, được bảo vệ nghiêm ngặt, nên hổ chúa ở Western Ghats có điều kiện phát triển rất tốt, đạt kích thước cực đại.
Chúng sống được tới 30 năm và chúng không bao giờ ngừng phát triển. Đó chính là lý do có thể gặp những con rắn chúa khổng lồ ở Western Ghats.
Các nhà khoa học nghiên cứu về hổ chúa từ khắp thế giới đã đến vùng đất này và ghi nhận hổ chúa ở đây có thể đạt kích cỡ tới 7m, nặng gần 20kg.
Western Ghats là nơi ẩm ướt nhất hành tinh. 40% lượng nước của Ấn Độ được cung cấp bởi những con sông, suối bắt nguồn từ Western Ghats.
Một chú hổ chúa ở Western Ghats, Ấn Độ.
 Một chú hổ chúa ở Western Ghats, Ấn Độ.
Môi trường ẩm ướt phù hợp với rất nhiều loài bò sát, gồm những loài có nọc độc, trong đó, hổ mang chúa thống trị các loài. Vì thế Western Ghats còn được coi là vùng đất chết chóc.
Từ nhiều năm nay, cư dân đã mở rộng môi trường sống vào vùng lõi Western Ghats. Nhiều ngôi làng đã mọc lên bên trong Western Ghats. Nhưng điều đặc biệt, là người dân và loài hổ chúa đã chấp nhận sống chung với nhau.
Cư dân xây dựng nhà cửa, phát rừng làm nương, trồng cấy lương thực, đã thu hút loài chuột tìm đến cộng sinh. Rắn săn chuột cũng tìm về những ngôi làng để săn chuột.
Hổ mang chúa là loài ăn thịt đồng loại, đặc biệt ưa thích rắn săn chuột, nên chúng cũng tìm về các ngôi làng để săn mồi.
Mỗi năm, rắn hổ chúa thay da 4-5 lần. Sau khi thay da, chúng thường tìm nơi ấm áp để trú ẩn. Những ngôi nhà của con người là môi trường lý tưởng để chúng trú ngụ, chờ đợi lớp da mới cứng cáp hơn.
Thế nên, việc các cư dân phát hiện hổ mang chúa trong bếp, trong phòng ngủ, trên mái nhà là việc xảy ra hàng ngày.
Người dân và loài rắn chúa có thể chung sống hòa bình, chấp nhận để chúng trú ngụ cho đến khi thay da xong. Con người không tấn công chúng, nên chúng cũng không có lý do gì để tấn công lại.
Những gia đình nào sợ hãi loài hổ chúa, không muốn chúng ở trong nhà, thì có thể gọi nhân viên của các khu bảo tồn đến bắt chúng thả vào rừng.
Ở Western Ghats có hàng ngàn nhân viên làm công việc cứu hộ rắn hổ chúa, cũng như các loài khác. Riêng công việc cứu hộ loài hổ mang chúa khi chúng lạc vào nhà dân cũng đã quá vất vả và nguy hiểm.
Nọc độc của hổ mang chúa vô cùng kinh khủng. Một cú đớp của hổ mang chúa sẽ cướp mạng con voi nặng vài tấn. Lượng nọc độc trong cơ thể hổ mang chúa đủ giết vài chục người.
Dãy Western Ghats
 Dãy Western Ghats
Tuy nhiên, rất ít trường hợp ghi nhận hổ chúa cắn chết người ở Western Ghats. Loài hổ mang chúa chỉ tấn công, tiêm nọc độc vào con người, khi con người tấn công, giết hại chúng.
Phần lớn các cú đớp của nó không có nọc độc, hoặc nó chỉ tiêm lượng nọc độc cực ít qua răng nanh, để đe dọa con người. Khi bị dồn vào đường cùng, nó mới nhả lượng nọc lớn. Loài rắn này có khả năng kiểm soát lượng nọc độc trong khi tấn công.
Các nhà khoa học đến từ phương Tây đã có nhiều cuộc nghiên cứu về hổ chúa ở Western Ghats, thậm chí gắn thiết bị theo dõi vào những con hổ chúa khổng lồ, tuy nhiên, rắn vua vẫn là loài cực kỳ bí ẩn.
Sự hiểu biết của con người về rắn hổ chúa gần như vẫn bằng không.

Khoảnh khắc sinh nở của loài bướm cực kỳ đáng xem

(Kiến Thức) - Mới đây, chương trình truyền hình công cộng PBS ở Mỹ đã phát sóng một chương trình đặc biệt về những con bướm sinh sản khi vào mùa, đó là một thế giới tràn ngập những điều diệu kỳ, gây được sự chú ý lớn. 

Khoanh khac sinh no cua loai buom cuc ky dang xem
Theo Ann Johnson Prum, nhà sản xuất của chương trình: "Cho dù chỉ nhìn qua màn ảnh nhỏ, người xem cũng sẽ bị rung động khi nhìn thấy những con bướm sinh sản như thế nào".  

Được gọi đến bắt hổ mang chúa, không ngờ bị cắn chết

Một người đàn ông 45 tuổi chết vì nọc độc rắn hổ mang chúa trong khi ông ta đang cố bắt con rắn tại một công trường xây dựng ở Ấn Độ.

Theo India Times, người đàn ông tên Maharajan tự nhận mình là chuyên gia bắt rắn và thường để lại số điện thoại cho người dân liên hệ.

Vậy nên khi một con rắn hổ mang xuất hiện trong công trường xây dựng thì người ta đã gọi người đàn ông 45 tuổi đến giải cứu.

Hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất thế giới.
 Hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất thế giới.

Chuyện lạ hôm nay: Bị mắng như chó, người đàn ông làm điều nể phục...

(Kiến Thức) - Gặp phải nhiều lời nhạo báng, chê cười, thế nhưng ông Triệu Văn Chính vẫn cần mẫn làm từ thiện. Qua nhiều năm, danh tiếng của ông vang xa, còn được tạp chí nổi tiếng Forbes vinh danh. 

Năm 2012, tạp chí Forbes của Mỹ có đăng tải bài viết về ông Triệu Văn Chính, người Đài Bắc và gọi ông là anh hùng từ thiện. Mặc dù nhà của ông Chính chỉ có bốn bức tường, thường bị chế giễu là "chẳng khác gì chó", thế nhưng ông không ngừng cống hiến cho xã hội.

 

Trong suốt 33 năm qua, ông Chính đã đóng góp tới 4 triệu Đài tệ (khoảng gần 3 tỷ đồng) làm từ thiện.

Ông Triệu Văn Chính thu nhập mỗi tháng khoảng 12000 Đài tệ (khoảng hơn 8 triệu đồng). Tuy nhiên, ông chỉ để lại 1/4 số tiền để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Còn lại, toàn bộ số tiền ông Chính dùng để quyên góp, giúp đỡ những hoàn cảnh cơ nhỡ, khó khăn.

 

Mỗi ngày, ông Chính đều dùng xe máy di chuyển, mang theo nhiều thùng các tông để đi thu nhặt phế liệu. Gió mặc gió, mưa mặc mưa, ông vẫn nỗ lực làm việc.

Theo chia sẻ của ông Chính, khi còn nhỏ gia đình ông rất nghèo. Nghèo đến mức không có giày đi, khi được mua một đôi giày mới, ông cũng không dám đi, để dành, đợi đến dịp năm mới đi. Tuy nhiên, khi năm mới đến, ông lớn lên, giày bị chật không thể đi nổi, đành đi chân trần.

 

Cuộc sống cơ cực hồi nhỏ đã khiến ông Chính có suy nghĩ, sau này trưởng thành, có năng lực sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương.

Mời quý vị xem video: Kinh ngạc người đàn ông tay không đập nát 30 chai bia trong 60 giây

Bắt đầu từ năm 35 tuổi, ông chính đã bắt đầu tiết kiệm tiền để giúp đỡ người khác. Mới đầu, ông dùng danh nghĩa cha mẹ mình để quyên tiền. Sau này, ông mới chính thức dùng tên mình để quyên góp.

 

Ông Chính cũng không phải quyên góp mà không suy nghĩ. Theo ông, thời nhỏ, gia đình nghèo khó, không được đi học tiếp là tiếc nuối lớn nhất của ông. Vì vậy, ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề học hành của những đứa bé cơ nhỡ. Chỉ cần có thể giúp, ông Chính sẽ giúp hết sức mình.

Ông đã giúp đỡ 200 trẻ em khiếm thị tại địa phương, cũng giúp đỡ cả những đứa trẻ nghèo khổ người nước ngoài.

 

Khi được vinh danh trên tạp chí Forbes, ông Triệu Văn Chính đã nhận được sự chú ý lớn. Nhiều doanh nhân nổi tiếng ở Đài Bắc đã tìm đến ông và xin được giúp đỡ công việc từ thiện của ông Chính.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn trao tặng huy chương công dân nổi bật cho ông Chính, hy vọng những cống hiến không biết mệt mỏi cho cộng đồng của ông Chính sẽ truyền cảm hứng đến mọi người.

 

Có thể thấy, bị chê cười, bị nhạo báng vì nhà chỉ có bốn bức tường, thế nhưng ông Chính vẫn khiến mọi người nể phục. Đây thực sự là tấm gương người tốt việc tốt, khiến người khác ngưỡng mộ, muốn noi theo.