
Vào ngày 4/6/2023, trên mặt trận phía nam Zaporizhzhia, một nhóm tấn công gồm 40 xe tăng, xe bọc thép; trong đó có cả xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6 tiên tiến nhất của Đức, mà quân đội Ukraine (AFU) mới nhận được, đang tiến quân theo đội hình chiến đấu về phía trận địa phòng ngự của quân đội Nga (RFAF). Đây cũng là lần đầu tiên, xe tăng Đức xuất hiện trên chiến trường Ukraine.

Đột nhiên, một UAV trinh sát của Nga xuất hiện, nhanh chóng khóa mục tiêu và tiếp theo là một UAV lảng vảng Lancet, từ đâu bất ngờ tấn công chiếc xe công binh phá mìn đi đầu. Nhưng hiểm họa chính là những chiếc trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator hiện từ đường chân trời, phóng ra hàng loạt tên lửa chống tăng Izdeliye 305, vào nhóm tấn công bọc thép của quân đội Ukraine (AFU).

Chỉ 15 phút sau, tất cả những gì còn lại trên mặt đất cháy xém là những xác xe đang bốc cháy, xích xe bị xoắn lại và thi thể cháy đen của một chỉ huy xe tăng AFU. Cuộc tấn công mở màn cho chiến dịch phản công mùa hè của AFU đã thất bại; đồng thời trận đánh này đã hoàn toàn phá vỡ huyền thoại về "sự bất khả chiến bại" của xe tăng phương Tây.

Chi tiết về cuộc phục kích này chính là sách giáo khoa kinh điển về chiến tranh thiết giáp hiện đại, khi lực lượng tình báo quân sự Nga đã theo dõi hoạt động của AFU trước 72 giờ. Thông qua thu chặn các tín hiệu điện tử, những thông tin liên lạc được mã hóa giữa Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47 của AFU và các cố vấn NATO.

Những chiếc UAV trinh sát của Nga, liên tục theo dõi tuyến đường di chuyển của AFU từ Orikhiv đến Rabotino 24/24 giờ. Lực lượng tình báo Nga xác nhận rằng, quân Ukraine đã tập hợp 40 xe tăng, xe bọc thép các loại, trong đó có cả xe tăng Leopard 2A6 và 12 xe chiến đấu bộ binh M2A2 Bradley thành một mũi tấn công. Việc triển khai chiến thuật này, có thể được gọi là "săn bắn theo sách giáo khoa".

Hệ thống tác chiến điện tử Murmansk-BN của Nga, đã cắt đứt kết nối giữa cụm xe tăng Ukraine và bộ chỉ huy phía sau. Để gây ùn tắc trước bãi mìn, quân Nga sử dụng UAV lảng vảng Lancet tiêu diệt xe tăng đi đầu, gây hỗn loạn trong đội hình nhóm xe tăng của AFU. Tiếp đến trực tăng vũ trang Ka-52 Agalito tấn công bão hòa, 80 tên lửa chống tăng Izdeliye 305 bao phủ diện tích 3 km2, mỗi tên lửa có thể xuyên thủng 800 mm giáp thép đồng nhất;

Hỏa lực pháo nhiệt áp TOS-1A đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng, phá hủy hoàn toàn nỗ lực phản công của AFU. Kết quả trận đánh thật đáng kinh ngạc, 37 trong số 40 xe tăng, xe bọc thép đã bị phá hủy, 3 chiếc còn lại bị bỏ lại do hỏng hóc.

Thiếu tá Vladimir Kovalenko, chỉ huy Tiểu đoàn đoàn xe tăng thuộc Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47 của AFU, đã hy sinh ngay trên cửa mở. Đống đổ nát của xe tăng Leopard 2A6 trên thảo nguyên tỉnh Zaporozhye, là minh chứng cho thấy những chiếc xe tăng, xe bọc thép của phương Tây không phải là “bất bại”.

Đồng thời những điểm yếu chí mạng của xe tăng Leopard 2A6 bị phơi bày, thực sự đó là những "Gót chân Achilles" của xe tăng NATO. Báo cáo giải mật của Viện Hàn lâm Công nghệ Nga gần đây, đã hoàn toàn vạch trần "bí mật" của Leopard 2A6.

Về giáp bảo vệ trên tăng Leopard 2A6, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế chiến đấu khác nhau rất nhiều. Về lý thuyết, Leopard 2A6 sử dụng giáp composite thế hệ thứ ba, giáp trước có khả năng chịu được đạn xuyên giáp tương đương với độ dày 700 mm thép đồng nhất (RHA). Hiệu suất chiến đấu thực tế, đạn xuyên giáp 125mm của Nga, có thể xuyên thủng lớp giáp hông Leopard 2A6 ở khoảng cách 1.500 mét;

Điểm yếu nghiêm trọng nhất với tăng Leopard 2A6, chính là lớp giáp trên đỉnh tháp pháo chỉ dày 15 mm và các đầu đạn nổ lõm lắp trên các UAV FPV có thể dễ dàng xuyên thủng trực tiếp lớp giáp này; đặc biệt là các UAV chuyên săn tăng của Nga như Lancet.

Về bố trí kíp chiến đấu, Leopard 2 là di sản thế kỷ 20 với bố cục cổ điển, khi lái xe ngồi ở chính giữa phía trước, chỉ huy, pháo thủ và nạp đạn (pháo 2) ngồi ở tháp pháo, giống hệt như bố cục xe tăng T-54/T-55 của Liên Xô. Khoang chưa đạn nằm ở phía sau tháp pháo, có thể dễ dàng bị phá hủy từ phía trên.

Xe tăng Leopard 2A6 có trọng lượng chiến đấu là 62,4 tấn, chiều dài 9,97 mét và chiều cao 2,48 mét (cao hơn 0,5 mét so với T-90M của Nga). Thân xe cao lớn, khiến nó trở thành "mục tiêu trực tiếp" cho tên lửa chống tăng, và tín hiệu hồng ngoại của nó lớn hơn 30% so với T-90M. Động cơ diesel có công suất 1.500 mã lực, nhưng công suất chỉ đạt 24,2 mã lực/tấn và dễ bị xe tăng T-72B3M của Nga vượt qua trên địa hình lầy lội.

Xe tăng Leopard 2 từng được ví là “kỵ binh” của châu Âu. Lịch sử phát triển bắt đầu từ năm 1963, khi Mỹ và Đức đã hợp tác cùng nhau phát triển một loại xe tăng chiến đấu chủ lực, nhưng sau đó đã phải chia tay do vượt quá ngân sách. Sau đó Đức đi đường riêng, phát triển ra Leopard 2, đưa vào sử dụng từ năm 1979; còn Mỹ thì phát triển thành Abram.

Phiên bản nâng cấp mới nhất của Leopard 2 là Leopard 2A8 có giá hơn 30 triệu USD. Ngoài ra Đức đã tân trang lại xe tăng Leopard 2A4 và cung cấp cho Ukraine, nhưng khả năng chiến đấu thực tế của nó chỉ tương đương với mẫu xe tăng T-72B3 đời đầu của Nga.

Trong các cuộc phản phản công vào tháng 6/2023, AFU triển khai hai tiểu đoàn xe tăng Leopard 2 và mất 58 xe tăng trong ba ngày, chiếm 40% tổng số viện trợ của NATO. Trên mặt trận Avdeevka năm 2024, xác xe tăng Leopard 2A6 bị quân đội Nga thu giữ, cho thấy lớp giáp tổng hợp của xe này không thể chống được đòn đánh trước đạn xuyên giáp 3BM60 Vacuum-1 của Nga.

Một số so sánh mà các kỹ sư Nga thực hiện giữa xe tăng Leopard 2A6 và T-90M như sau: Xuyên giáp chính diện: 700mm RHA - 850mm RHA; Tốc độ quay tháp pháo 39°/giây - 41°/giây; Tầm nhìn ban đêm 3.500m – 5.000m; Xác suất sống sót khi bị phục kích trong cùng điều kiện: 12% - 35%. (nguồn ảnh TASS, Sputnik, Ukrinform).