TP.HCM phạt người vi phạm Chỉ thị 16 hơn 8 tỷ đồng

Trong một tuần áp dụng Chỉ thị 16, TP.HCM xử phạt 3.931 trường hợp vi phạm với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng.

Chiều 15/7, tại hội nghị sơ kết 7 ngày thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức thông tin về tình hình kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm.
Phó chủ tịch TP.HCM cho biết từ ngày 9/7 đến nay, các quận, huyện, TP đã lập 969 đoàn kiểm tra, xử phạt 3.931 trường hợp vi phạm Chỉ thị 16, với tổng số hơn 8 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của Zing, tại các quận, huyện, TP Thủ Đức, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện xuyên suốt. Ngoài việc xử lý tại các chốt, các địa phương còn thành lập tổ kiểm tra lưu động.
TP.HCM phat nguoi vi pham Chi thi 16 hon 8 ty dong
Lực lượng chức năng xử phạt một trường hợp vi phạm Chỉ thị 16. Ảnh: Công an cung cấp.
Tại quận Tân Phú, nhiều người dân ra đường không có lý do chính đáng bị lực lượng tuần tra Công an quận Tân Phú nhắc nhở phải quay xe về. Tuy nhiên, một số trường hợp cố tình vi phạm buộc lực lượng chức năng xử lý theo quy định.
Tính đến ngày 15/7, quận Tân Phú đã xử phạt 143 trường hợp vi phạm với số tiền 415 triệu đồng. Đồng thời, nhà chức trách còn nhắc nhở hơn 5.400 người dân ra đường nhưng không xuất trình được đầy đủ giấy tờ chứng minh có lý do thật sự cần thiết.
Với diện tích rộng và giáp ranh với tỉnh Long An, huyện Bình Chánh đã lập 17 chốt chặn quanh các cửa ngõ huyện và giáp ranh với tỉnh bạn ngay từ khi TP bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16.
Trong 4 ngày đầu, Công an huyện Bình Chánh xử phạt 123 trường trường hợp vi phạm Chỉ thị 16, với số tiền gần 220 triệu đồng.
Theo đại tá Phạm Hoàng Thảo (Trưởng công an huyện Bình Chánh), Ban Chỉ huy Công an huyện Bình Chánh thường xuyên đến các trạm, chốt kiểm soát động viên, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ tăng cường kiểm tra, kiểm soát người ra vào địa phương. Đồng thời, huyện cũng thành lập nhiều tổ công tác lưu động nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Chỉ thị 16.
TP.HCM bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16 trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7. Các dịch vụ ăn uống mang về phải tạm dừng, người dân chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Các phương tiện giao thông công cộng, vận chuyển người bằng xe hai bánh như xe ôm, xe công nghệ... đều phải tạm dừng hoạt động.
Từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM phát hiện 20.411 ca dương tính, 246 ca đang thở máy và 7 ca cần can thiệp ECMO, là tâm dịch lớn nhất trên cả nước.

Vì sao nguyên GĐ Sở GD&ĐT Thanh Hóa bị Công an tra soát tài sản?

Bà Phạm Thị Hằng - nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa bị Cơ quan CSĐT (Bộ CA) đề nghị tra soát tài sản nhà, đất do nghi liên quan tới vụ vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra tại Sở GD&ĐT Thanh Hóa. 

Sự việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thanh Hóa tra soát tài sản nhà, đất của nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Thị Hằng (hiện Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa) cùng một số cán bộ của Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang gây xôn xao dư luận. 
 Bày tỏ quan điểm về vụ việc trên, dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, việc ngăn chặn, hạn chế chuyển dịch quyền sở hữu tài sản chỉ được thực hiện trong một số trường hợp do cơ quan có thẩm quyền tiến hành trong đó có cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và cơ quan thi hành án tiến hành theo thủ tục luật định.

Video: Rắn hổ mang bò vào nhà, suýt tấn công trẻ nhỏ

Thấy con rắn hổ mang bò vào nhà suýt tấn công trẻ nhỏ, người đàn ông vội vàng bế bé chạy vào nhà rồi đóng của lại.

Nguồn: Người đưa tin.

Phó Giám đốc Sở Công thươngTây Ninh bị kỷ luật cảnh cáo

Ngày 15/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, UBKT Tỉnh ủy Tây Ninh vừa ban hành quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Lê Văn Tường, đảng viên, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tây Ninh.

Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tây Ninh Lê Văn Tường bị kỷ luật cảnh cáo do đã có những vi phạm, khuyết điểm.