TPHCM: Mực nước ngầm đang bị hạ thấp, gây sụt lún

Năm 2000, TPHCM khai thác 300.000m3/ngày, đến 2012 tăng lên 700.000m3/ngày. Mực nước ngầm giảm chính là một trong nhiều nguyên nhân gây sụt lún, gây ngập nặng.

Tọa đàm "Đảm bảo nguồn cung nước sạch - Hạn chế khai thác nước ngầm" do Tổng Cty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) tổ chức tại TPHCM (ngày 27/4). 

Theo TS Hà Quang Khải, Đại học Bách khoa TP.HCM, nguồn nước ngầm đóng góp nhiều vào việc cấp nước, ăn uống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, do khai thác quá nhiều nên đã gây hạ thấp mức nước, gây sụt lún ở nhiều nơi.

TPHCM: Muc nuoc ngam dang bi ha thap, gay sut lun
Nguồn nước ngầm đóng góp nhiều vào việc cấp nước, ăn uống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, do khai thác quá nhiều nên đã gây hạ thấp mức nước, dẫn đến sụt lún ở nhiều nơi. Ảnh minh họa

Nước ngầm được coi như nguồn dự trữ, dự phòng các sự cố. Nước ngầm được xem là công cụ tốt trong công tác quản lý thích ứng biến đổi khí hậu.

Còn ông Huỳnh Thanh Nhã, trưởng phòng tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, chia sẻ năm 2018 UBND TPHCM chỉ đạo sở xây dựng kế hoạch giảm khai thác nước ngầm.

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã xây dựng lộ trình, tới năm 2025 việc khai thác chỉ còn 100.000m3/ngày. Nước ngầm vẫn là cứu cánh cuối cùng của nguồn nước.

Nước ngầm tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe. Theo ông Đào Phú Khánh, Phó trưởng khoa Sức khỏe Y tế Trường học, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), qua các đợt kiểm tra nguồn nước, 70% mẫu nước ở nhà dân không đạt yêu cầu. Bao gồm độ pH, amoni, sắt, vi sinh vật gây bệnh.

Theo các chuyên gia, sử dụng nước không đảm bảo có thể dẫn tới các bệnh cấp tính như tiêu chảy, thương hàn. Về lâu dài có thể gây ra các bệnh ở gan, thận…

Ông Trần Quang Minh, Tổng Giám đốc Tổng Cty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco), cho biết thêm hiện nay vẫn còn khoảng 160.000 đồng hồ nước máy đã lắp cho dân nhưng họ không sử dụng. Với chi phí 3 - 5 triệu đồng/đồng hồ nhưng dân không xài, rất lãng phí. Ngoài ra, các khu công nghiệp, chế xuất, nhà máy vẫn sử dụng nước ngầm với công suất khai thác lớn.

Nước ngầm ô nhiễm "uy hiếp” dân cư Hà Nội và TPHCM

Tình trạng nước ngầm bị ô nhiễm, chứa nhiều kim loại nặng đang đe dọa tới sức khỏe của người dân nhất là ở hai thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Nước ngầm ô nhiễm trầm trọng

Loạt ảnh báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

(Kiến Thức) - Những bức ảnh chụp từ trên cao được hãng Reuters đăng tải dưới đây phần nào cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước đáng báo động trên thế giới.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi
 Một trong những bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước đáng báo động hiện nay trên thế giới. Trong ảnh, rác thải trôi nổi trên dòng sông Citarum ở Bandung, Indonesia, ngày 15/3/2021. Chính quyền địa phương đã cam kết sẽ làm sạch sông Citarum, vốn bị coi là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới, nhưng rác thải sinh hoạt và công nghiệp vẫn tiếp tục xuất hiện ở dòng sông này. (Nguồn ảnh: Reuters)

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-2
 Các công nhân đang thu gom rác nhựa thải ra hồ Potpecko bị ô nhiễm gần nhà máy thủy điện của một con đập gần thị trấn Priboj, Serbia, ngày 29/1/2021.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-3
Một vài người đi bộ dọc theo bờ sông Tame gần Denton, Anh, ngày 17/3/2021. Một báo cáo của Đại học Manchester vào năm 2018 chỉ ra rằng sông Tame có mức độ ô nhiễm vi nhựa "tồi tệ hơn so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới vào thời điểm đó". 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-4
 Dòng sông Pisang Batu, chảy qua một khu dân cư đông đúc ở Bekasi, ngoại ô Jakarta, Indonesia, ngày 16/3/2021. Con sông này cũng bị ô nhiễm nặng, nước đen và bốc mùi.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-5
Hồ nước bị ô nhiễm gần thị trấn Yatagan, tỉnh Mugla (Thổ Nhĩ Kỳ), trong bức ảnh chụp ngày 24/2/2021. 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-6
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy sông Cuyahoga ở Akron, Ohio, Mỹ, ngày 17/3/2021. Hồi năm 1969, sông Cuyahoga "bốc cháy" do ô nhiễm nguồn nước, khiến Quốc hội Mỹ sau đó phải thông qua đạo luật về nước sạch. 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-7
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy rác thải bị vứt bỏ trên bờ tại Vịnh Guanabara ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 17/3/2021. 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-8
 Những chiếc ô tô di chuyển gần kênh Interceptor Poniente ở Cuautitlan, Bang Mexico, Mexico, ngày 18/3/2021. Hệ thống thoát nước xung quanh Thành phố Mexico đông dân, trong đó bao gồm kênh Interceptor Poniente, bị ô nhiễm nặng do nước thải và rác thải từ khu dân cư gần đó.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-9
Nước bị ô nhiễm và nước thải chảy qua các kênh mở vào đại dương tại Vịnh Hann, ở Dakar, Senegal, ngày 17/3/2021.

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-10
Một chiếc ghế sofa bị vứt bỏ trên sông Tiete gần Công viên Tiete ở Sao Paulo, Brazil, ngày 17/3/2021. 

Loat anh bao dong tinh trang o nhiem nguon nuoc tren the gioi-Hinh-11
 Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường ống thoát nước dẫn nước thải đổ vào sông Euphrates gần Najaf, Iraq, ngày 16/3/2021.