TP. HCM: Sẽ dành hơn 1.000 tỷ đồng chăm lo Tết cho người dân

(Vietnamdaily) - Tết Nguyên đán 2023, TP HCM dự kiến sẽ dành nguồn lực lớn để chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình chính sách, người có công và trẻ em mồ côi.

Chiều 20/12, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM có buổi khảo sát các sở ngành TP HCM để phục vụ chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời tháng 1-2023, chủ đề “Xuân Quý Mão 2023: An vui – Nghĩa tình”. 
Cụ thể, Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH TP HCM Huỳnh Lê Như Trang cho biết: " Với mục tiêu đem Tết đến mọi người, mọi nhà, dự kiến năm nay, thành phố sẽ dành hơn 313.600 suất quà với kinh phí khoảng 927 tỷ đồng để chăm lo tết cho các gia đình chính sách, người có công, gia đình khó khăn, trẻ em mồ côi…"
TP. HCM: Se danh hon 1.000 ty dong cham lo Tet cho nguoi dan
Phó Giám đốc Sở LĐTB - XH TP HCM thông tin tại buổi khảo sát 
Điểm mới của các hoạt động chăm lo Tết năm nay là nhân dịp kỷ niệm 55 cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, thành phố sẽ tặng quà 3.650 người có công trực tiếp tham gia cuộc tổng tiến công, trong đó lãnh đạo thành phố sẽ đến thăm 48 gia đình tiêu biểu. Ngoài ra, thành phố cũng tập trung chăm lo cho 4.532 trẻ mồ côi.
Đại diện Liên đoàn Lao động TPHCM thông tin, dự kiến năm nay, Liên đoàn Lao động TP HCM tổ chức 10 chương trình chăm lo với kinh phí hơn 140 tỷ đồng, hơn 260.000 người được chăm lo. Cùng với đó, Liên đoàn Lao động thành phố tiếp tục vận động vé tàu, xe miễn phí cho đoàn viên công đoàn về quê đón Tết. Tổ chức họp mặt công nhân có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê đón Tết. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan nắm bắt tình hình thiếu đơn hàng, giám sát việc trả lương, thưởng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
TP. HCM: Se danh hon 1.000 ty dong cham lo Tet cho nguoi dan-Hinh-2
TP HCM sẽ dồn mọi nguồn lực chăm lo Tết 2023 cho người dân( Ảnh minh họa} 
Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ TPHCM Trần Phương Hoa chia sẻ, "với tinh thần tương thân tương ái, dịp Tết Nguyên đán 2023, Hội đã vận động kinh phí để chuẩn bị 60.000 phần quà để tặng hội viên". Năm nay, bên cạnh các đối tượng truyền thống, Hội quan tâm chăm lo hội viên là người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi do Covid-19, các nữ chủ nhà trọ tiêu biểu và nữ công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó, Hội sẽ tổ chức các gian hàng không đồng, phiên chợ không đồng, bán hàng bình ổn giá để hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
 

Những món đặc sản ngày Tết của miền Trung

(VietnamDaily) - Người miền Trung ăn Tết cũng không thể thiếu bánh tét như người miền Nam. Bên cạnh bánh tét, người miền Trung có khá nhiều loại bánh khác cũng xuất hiện thường xuyên trên mâm cỗ ngày Tết nơi đây như bánh in, bánh tổ, bánh lá răng bừa.

Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung

Bánh tét là một trong những đặc sản ngày Tết của người miền Trung, mang ý nghĩa đặc biệt về sự hội tụ của đất trời. Bánh tét miền Trung thường được gói bằng lá chuối với các nguyên liệu thịt, nếp, đậu… Bánh tuy đơn giản nhưng có hương vị thơm ngon rất đặc trưng và được ăn chung với dưa món củ kiệu.

Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung-Hinh-2
Dưa món củ kiệu là một trong những món ăn ngon và kích thích khẩu vị trong ngày Tết. Người miền Trung rất thích món ăn này vì sự kết hợp hài hòa giữa chua – ngọt – giòn và màu sắc bắt mắt. Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu.... được ngâm chua mặn, khi ăn lại hơi giòn giòn.
Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung-Hinh-3
Bò kho mật mía là một trong những món ăn đặc biệt thường xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. Món ăn hấp dẫn bởi vị mềm ngọt của miếng thịt bò, hương thơm từ mía, mùi cay từ các gia vị gừng, sả, ớt.
Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung-Hinh-4
Theo tiết lộ từ những người đầu bếp miền Trung, bò kho mật mía nên được nấu từ phần bắp bò. Bên cạnh đó, món ăn chỉ trở nên ngon lành và hoàn hảo khi được ướp gia vị đúng cách. Bạn sẽ cảm thấy mâm cỗ ngày Tết thật hấp dẫn khi có món ăn ngon này.
Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung-Hinh-5
Bánh in là loại bánh có nguồn gốc từ Bình Định. Bánh được làm bằng bột nếp, dễ làm và là món bánh không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên vào ngày Tết ở bất kì gia đình nào. Những hạt gạo nếp xay nhuyễn cùng đường cát và đậu xanh tạo nên những chiếc bánh ngon đặc biệt và là nét văn hóa của mảnh đất miền Trung.
Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung-Hinh-6
Bánh tổ: Với người dân xứ Quảng Nam, bánh tổ là loại bánh ngày Tết. Nguồn gốc bán có nhiều giả thuyết. Có người cho rằng, ban đầu chiếc bánh có tên gọi là "lùng kú" do những người Hoa gốc tạo ra. Nguyên liệu chính làm nên bánh gồm có nếp, đường, hạt mè và gừng.
Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung-Hinh-7
Bánh lá răng bừa hay còn gọi là bánh tẻ của người Thanh Hóa có hình dạng trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán. Nguyên liệu làm bánh là gạo tẻ xay nhuyễn cùng nhân bánh gồm hành khô, thịt ba chỉ và mộc nhĩ băm nhỏ trộn chung với hạt tiêu. Khi ăn chấm với nước mắm ngon tạo nên hương vị bánh đặc biệt.
Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung-Hinh-8
Bánh thuẫn: Trong những ngày đầu năm mới, người Đà Nẵng thường có thói quen ăn bánh thuẫn. Đây là một món ăn đặc biệt được làm từ trứng, bột mì, sữa và bơ. Bánh thuẫn sau khi nướng có màu vàng bắt mắt, nở bung như cánh hoa mai ngày xuân, hương thơm cuốn hút.
Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung-Hinh-9
Nem chua được làm từ thịt và bì heo được muối chua theo cách đặc biệt, gói trong lá chuối và có thể giữ được trong thời gian dài. Đây là món ăn ngon của người miền Trung, được sử dụng nhiều trong những dịp Tết đến xuân về, được cho là một trong những món ăn giải ngán cực tốt.
Nhung mon dac san ngay Tet cua mien Trung-Hinh-10
Chả bò: Cứ mỗi lần Tết đến xuân về, trong mâm cỗ của người miền Trung thường xuất hiện món chả bò. Đây là một món ăn ngon, hài hòa giữa các vị mặn – ngọt – giòn – dai – cay và rất bổ dưỡng. Chả bò muốn ngon phải làm từ thịt bò đùi xay nhuyễn và nêm nếm gia vị hoàn hảo. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả xem video "Đất hun khói - Món ăn lạ miệng của người dân Vĩnh Phúc". Nguồn: VTV3.

Ảnh hiếm người Trung Quốc đón Tết Nguyên đán thời xưa

(VietnamDaily) - Vào những năm 1800 - 1900, người dân Trung Quốc đón Tết Nguyên đán trong bầu không khí vui tươi, náo nhiệt. Người dân tham gia nhiều hoạt động như đốt pháo, xem biểu diễn hay đi xin chữ đầu xuân...

Anh hiem nguoi Trung Quoc don Tet Nguyen dan thoi xua
 Dưới thời nhà Thanh, Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm. Thông qua những bức ảnh cũ, khung cảnh đón Tết của người dân thời nhà Thanh hiện lên một cách sống động và chân thực. Trong ảnh là nhiều người dân mua sắm những đồ dùng cần thiết để đón Tết âm lịch đầm ấm và vui vẻ bên gia đình, người thân. 

Đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 9 ngày

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Thủ tướng Chính phủ nghỉ 9 ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, gồm 5 ngày nghỉ chính thức và 4 ngày nghỉ cuối tuần, từ 29/1 đến 6/2/2022.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Quốc khánh năm 2022. Trước đó, dự thảo của đề xuất này đã nhận được sự đồng thuận của 16 bộ, cơ quan, tổ chức liên quan.

De xuat nghi Tet Nguyen dan Nham Dan 9 ngay