TP HCM: 3 người bị sốt khi trở về từ vùng dịch Ebola

(Kiến Thức) -  Khi nhập cảnh ở Tân Sơn Nhất, cả 3 hành khách trở về từ vùng dịch ebola này đều bị sốt, phải cách ly ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

Ngày 11/9, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM xác nhận thông tin ba hành khách nhập cảnh về Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất vào tối qua. Cả ba đều là người Việt Nam (nam giới), lao động ơ Liberia về nước. 
Diễn tập kiểm tra hành khách bị sốt ở sân bay.
 Diễn tập kiểm tra hành khách bị sốt ở sân bay.
Qua máy quét kiểm tra thân nhiệt từ xa của sân bay Tân Sân Nhất, ba người bị phát hiện sốt nhẹ. Kèm theo yếu tố dịch tễ là về từ nước đang có dịch bệnh Ebola nên cả ba hành khách đã được Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất xử lý cách ly và chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
Qua cách ly theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tối qua đến nay, bác sĩ Châu cho biết, cả ba người trở về từ vùng dịch không còn biểu hiện sốt. Vì vậy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã lập danh sách, báo cáo tình hình cho Bộ Y tế, đề nghị theo dõi trong 24 giờ, nếu sức khoẻ các hành khách không cơ biểu hiện sốt hay bất thường thì sẽ cho xuất viện, theo dõi tại nhà.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có ca bệnh Ebola nào được phát hiện tại nước ta.

Cần làm gì khi bị dính máu nghi nhiễm HIV?

(Kiến Thức) - Nếu không may tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể người nhiễm HIV, bạn không nên hoảng sợ mà cần giữ bình tĩnh để xử lý triệt để.

Nguy cơ phơi nhiễm HIV được xác định khi bị vật nhọn dính máu người bệnh đâm phải; tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh đâm vào; máu – chất dịch từ cơ thể người bệnh bắn vào vùng da bị tổn thương (do viêm loét, chàm, bỏng từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
 Nguy cơ phơi nhiễm HIV được xác định khi bị vật nhọn dính máu người bệnh đâm phải; tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh đâm vào; máu – chất dịch từ cơ thể người bệnh bắn vào vùng da bị tổn thương (do viêm loét, chàm, bỏng từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).

Những ảo tưởng hão huyền về chữa hôi nách

(Kiến Thức) - Bạn đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào những mẹo chữa hôi nách được truyền tụng. Sự thật đáng buồn là chẳng có mẹo nào giúp chữa khỏi bệnh.

Hôi nách, y học gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi vùng nách, xuất hiện do tình trạng các tuyến mồ hôi vùng nách hoạt động quá “tích cực”, vi khuẩn trên da phát triển mạnh kết hợp với các axit béo chưa no và hợp chất ammoniac có ở nách gây ra mùi khó chịu.
 Hôi nách, y học gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi vùng nách, xuất hiện do tình trạng các tuyến mồ hôi vùng nách hoạt động quá “tích cực”, vi khuẩn trên da phát triển mạnh kết hợp với các axit béo chưa no và hợp chất ammoniac có ở nách gây ra mùi khó chịu.
Bệnh này không làm hại sức khỏe hay chết người nhưng lại là mối bận tâm lớn của người mắc, ảnh hưởng tâm lý nặng nề do gây trở ngại trong giao tiếp, khiến họ mất tự tin. Ngoài ra, chứng hôi nách cũng khiến cho những người khác bị ảnh hưởng, nhất là khi thời tiết nóng hay khi vận động mạnh.
 Bệnh này không làm hại sức khỏe hay chết người nhưng lại là mối bận tâm lớn của người mắc, ảnh hưởng tâm lý nặng nề do gây trở ngại trong giao tiếp, khiến họ mất tự tin. Ngoài ra, chứng hôi nách cũng khiến cho những người khác bị ảnh hưởng, nhất là khi thời tiết nóng hay khi vận động mạnh.

Kiện bệnh viện vì khám nam khoa được “soi tươi tế bào âm đạo”

(Kiến Thức) - Khi khám nam khoa, bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm soi tươi tế bào âm đạo, bệnh nhân bức xúc viết đơn tố cáo bệnh viện làm sai(!?)

“Soi tươi âm đạo” khi khám nam khoa