Tổng thống Syria: “IS là đề án cực đoan phương Tây”

(Kiến Thức) - Trả lời phỏng vấn của báo chí Nga ngày 15/9, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói “IS là đề án cực đoan của phương Tây”.

Tong thong Syria: “IS la de an cuc doan phuong Tay”
Tổng thống Bashar al-Assad cho rằng các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS) và Mặt trận al-Nusra là "những đề án cực đoan phương Tây".
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã đề cập đến những vấn đề bức xúc nhất gắn với tình hình Syria và Trung Đông. Đó là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, nội tình Syria, khủng hoảng di cư đang bao trùm Châu Âu và nhiều vấn đề hệ trọng khác.

Phương Tây đã dung dưỡng các nhóm khủng bố chống Syria

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho rằng các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS) và Mặt trận al-Nusra là "những đề án cực đoan phương Tây". Theo ông Assad, IS và Mặt trận al-Nusra là “làn sóng thứ ba” các tổ chức chính trị do phương Tây tạo ra để phát tán tư tưởng độc hại. Trước đó là tổ chức "Anh em Hồi giáo", Al-Qaeda chiến đấu chống quân đội Liên Xô tại Afghanistan.
 Đồng thời, Tổng thống Assad nhấn mạnh rằng cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS không phải là một quốc gia hay một cơ cấu nhà nước sơ khởi. Tổng thống Syria cho rằng nỗ lực in tiền, phát hành tem bưu chính hoặc cấp hộ chiếu…không thể biến một nhóm chiến binh thành một nhà nước đích thực. Theo ông, nhóm khủng bố IS không có gì chung với nhân dân.
Tổng thống Syria Bashar Assad nói có một "thực tế rõ ràng" là phương Tây đã dung dưỡng các nhóm khủng bố Mặt trận al-Nusra và Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông nói: “Tất cả chúng ta đều biết rằng Mặt trận al-Nusra và Nhà nước Hồi giáo (IS) đã được cấp vũ khí, tiền bạc và những phần tử gọi là tình nguyện viên từ Thổ Nhĩ Kỳ, có quan hệ chặt chẽ với phương Tây. Tổng thống Erdogan và Thủ tướng  Davutoglu nhất cử nhất động đều cần có sự đồng ý, trước hết là của Mỹ và các nước phương Tây khác. Mức gia tăng thế lực của Mặt trận al-Nusra và Nhà nước Hồi giáo phụ thuộc vào sự bảo trợ của các chính khách phương Tây, những người coi khủng bố như con át chủ bài khi cần có thể  lôi ra khỏi ống tay áo và lợi dụng tùy ý".
Nói về thành phần của các tổ chức khủng bố, ông Bashar al-Assad tuyên bố rằng trong hàng ngũ của các chiến binh đang "tác oai tác quái" ở Syria có đại diện của hơn 90 nước. Trong khi đó quân chính phủ Syria chỉ dựa thuần túy vào lực lượng trong nước.

Về tình hình nội bộ Syria

Trong bài trả lời phỏng vấn, Tổng thống Assad cũng đề cập đến sự ủng hộ mà Iran dành cho Syria trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Theo lời Tổng thống Syria, Tehran đã tích cực giúp đỡ Damascus bằng các thiết bị quân sự, nhưng các đơn vị quân đội Iran không hiện diện trên lãnh thổ Syria.
Nói về tình hình nội bộ Syria, Tổng thống Bashar al-Assad kêu gọi nối lại đối thoại giữa các đảng phái chính trị Syria, tiến tới hình thành quan điểm đồng thuận về tương lai của đất nước.
Tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố câu hỏi về khả năng từ chức của ông hoàn toàn thuộc quyền quyết định của nhân dân Syria và chỉ của nhân dân Syria…và nếu ông có rời cương vị lãnh đạo cũng là theo yêu cầu của nhân dân, chứ dứt khoát không phải là theo phán quyết của Mỹ.

Mỹ “thiển cận” và Châu Âu nên tự trách mình

Tổng thống Syria nói phương Tây đang tiến hành chiến dịch tuyên truyền chống lại ông tương tự như động thái mà họ làm nhằm chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Assad nói thêm : "Đối với các phương tiện truyền thông phương Tây, Tổng thống Putin đã từ một người bạn biến thành kẻ thù của phương Tây, thành Sa hoàng, thành nhà độc tài đàn áp phe đối lập ở Nga, là nhân vật lên nắm quyền theo con đường phi dân chủ, bất kể việc ông đã được nhân dân lựa chọn theo kết quả cuộc bầu cử dân chủ mà chính phương Tây cũng công nhận. Chiến dịch thông tin của phương Tây là như thế".
Tổng thống Syria Bashar Assad nhận xét rằng Washington đã tỏ ra "thiển cận" và "ương ngạnh" khi từ chối hợp tác với Damascus trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Bàn về cuộc khủng hoảng tị nạn ở các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU), Tổng thống Bashar Assad cho rằng bản thân Châu Âu cũng có lỗi và đó chính là một hệ quả của cái gọi là "tiêu chuẩn kép" mà phương Tây ưa dùng.

Thảm họa sắp tới ở Syria đảo lộn Trung Đông

(Kiến Thức) - Thảm họa sắp tới có thể làm đảo lộn cả khu vực Trung Đông, nếu người Hồi giáo dòng Sunni giành chiến thắng cuối cùng ở Syria.

Nếu người Hồi giáo Sunni (bất kể là quân nổi dậy hay phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS) giành chiến thắng cuối cùng ở Syria, cộng đồng thế giới cần tính đến họa diệt chủng đối với  người Alawite dòng Shi’ite vốn ủng hộ Tổng thống Assad.
Tham hoa sap toi o Syria dao lon Trung Dong
Người tị nạn Syria.
Nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc di dân ồ ạt của người Alawite từ vùng duyên hải phía tây Syria vào Libăng. Đây có thể sẽ là một cuộc chạy loạn chưa từng có trong khu vực, kể từ cuộc di dân ồ ạt của người Palestine năm 1948. Ước tính có đến 10% dân số Syria (hai triệu người) là người Alawite. Những người này sẽ phải rời bỏ nhà cửa chạy loạn, nếu người Hồi giáo Sunni chiếm đa số lên nắm quyền ở Syria.

Ảnh bé trai Syria chết đuối chấn động như “em bé napalm”?

(Kiến Thức) - Hình ảnh đau lòng về bé trai Syria chết đuối đã tác động mạnh đến toàn thế giới, bất kể quan điểm về vấn đề di cư như thế nào.  

Anh be trai Syria chet duoi chan dong nhu “em be napalm”?
Sĩ quan cảnh sát bế thi thể bé Aylan 3 tuổi bị chết đuối và trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. 
Bức ảnh bé trai Syria chết đuối khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh mang tính biểu tượng của “em bé napalm” Phan Kim Phúc, một bức ảnh chấn động dư luận trong Chiến tranh Việt Nam đã giúp thay đổi ý kiến công luận năm 1973.

Hiện diện quân sự ở Syria: Nga chủ động hay miễn cưỡng?

(Kiến Thức) - Tình hình chuyển biến khó lường với việc Liên bang Nga gia tăng hiện diện quân sự ở Syria để hậu thuẫn Tổng thống Assad chống phiến quân IS.

Hien dien quan su o Syria: Nga chu dong hay mien cuong?
Máy bay vận tải khổng lồ An-124 Condor của Liên bang Nga. 
Việc Nga gia tăng hiện diện quân sự ở Syria là một diễn biến mới, mau lẹ và đầy bất ngờ.
Mặc dù đã có những lời giải thích từ phía Nga về việc các chuyên gia quân sự Nga huấn luyện quân đội Syria vận hành các vũ khí mới mua theo hợp đồng đã ký từ trước nhưng sự quan ngại từ phía Mỹ, Tây Âu và các đối tác có liên quan lại không hề giảm. Họ đang chăm chú theo dõi từng bước đi của quyết định đầy bất ngờ của nước Nga tại vùng đất đầy bất ổn này.