![]() |
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. (Ảnh: AFP) |
![]() |
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. (Ảnh: AFP) |
![]() |
Theo Al Jazeera, Ủy ban Giải cứu Quốc tế (IRC) đã liệt kê danh sách 10 quốc gia nguy cơ đối diện thảm họa nhân đạo năm 2019, trong đó Yemen, Cộng hoà Dân chủ Công-gô hay Nam Sudan là những cái tên hàng đầu. (Nguồn ảnh: Al Jazeera) |
![]() |
Dự báo, Yemen sẽ là quốc gia đối diện với thảm hoạ nhân đạo tồi tệ nhất trong năm 2019. Liên Hợp Quốc cho biết, khoảng 132 triệu người ở 42 quốc gia trên toàn thế giới sẽ cần cứu trợ nhân đạo và bảo vệ trong năm tới. |
![]() |
Các cuộc giao tranh kéo dài nhiều năm dẫn đến sự bất ổn tại nhiều khu vực ở Cộng hoà Dân chủ Công-gô. Hơn 13 triệu người dân nước này đang hứng chịu các cuộc khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng lương thực. |
![]() |
Hai năm sau khi giành độc lập vào năm 2011, Nam Sudan rơi vào cuộc nội chiến khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Các cuộc giao tranh tiếp diễn, bạo lực đã khiến 1,96 triệu người dân phải sơ tán trong nước và hơn triệu người đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực,... |
![]() |
Afghanistan cũng là quốc gia chìm sâu trong xung đột những năm gần đây. Các cuộc giao tranh cùng với tình trạng hạn hán kinh niên đã gây ra tình trạng mất an ninh lương thực và khiến nhiều người dân phải rời bỏ nhà cửa. |
![]() |
Sự sụp đổ nền kinh tế ở Venezuela đã ảnh hưởng đến ít nhất 3 triệu người dân nước này, làm tăng tỉ lệ tội phạm và các vụ bạo lực trong nước. |
![]() |
Cộng hoà Trung Phi nguy cơ cũng đối diện với một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng trong năm 2019. |
![]() |
Đất nước Syria đã bị tàn phá nặng nề trong cuộc nội chiến kéo dài suốt nhiều năm qua. |
![]() |
Trong năm 2018, hơn 2 triệu người dân Nigeria phải sơ tán trong nước và gần 230 nghìn tìm cách xin tị nạn ở các quốc gia láng giềng. |
![]() |
Tại Ethiopia, tình trạng bất ổn trong nước đã khiến khoảng 1,4 triệu người phải sơ tán. |
![]() |
Somalia chìm trong các cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ. Tình trạng bất ổn và các thảm hoạ thiên nhiên trong nước đã khiến hơn 2,6 triệu người dân nước này phải sơ tán. |
Trả lời trên kênh truyền hình CNBC, ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng chiến tranh lạnh ở đây là sự bất đồng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.
![]() |
Ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Ảnh: CNBC) |
Cựu Chủ tịch FED nói thêm: “Chúng ta đang ở ngưỡng quan hệ mới với Trung Quốc, chiến tranh thương mại có thể là sự khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnh kéo dài 10 – 20 năm. Điều này kéo theo những tác động lớn đối với kinh tế Mỹ.”
Ông Warsh - hiện là chuyên gia của Viện nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford (Mỹ) - đánh giá, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang xấu đi cả ở cấp chính phủ và cấp doanh nghiệp.
“5 đến 10 năm tới, chúng ta sẽ thấy rõ 2 cực của thế giới: một cực có trọng tâm là Trung Quốc, cực còn lại là Mỹ. Và các nền kinh tế khác trên thế giới sẽ phải xoay quanh một hoặc cả hai cực này,” ông Warsh dự báo.
Cựu Chủ tịch FED cho rằng, Trung Quốc đang dịch chuyển theo hướng lấy kinh tế tiêu dùng hơn là nguồn vốn và hỗ trợ của Nhà nước làm trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng.
Theo nhận định của cựu Chủ tịch FED, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay chỉ là một phần của sự khác biệt về thể chế giữa hai nước. Chẳng hạn, vốn tư bản của Trung Quốc đặt nặng vai trò điều tiết của Nhà nước – điều này khác hoàn toàn với bản chất vốn tư bản hoạt động theo cơ chế thị trường của nền kinh tế Mỹ.
Cựu Chủ tịch FED không đặt nhiều niềm tin vào việc bố trí cuộc gặp thượng định giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump, bởi điều này đòi hỏi cả hai nước đều phải có nhu cầu thương thảo, đàm phán.
Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch FED giai đoạn 2006 - 2011, ông Warsh từng trải qua vị trí cố vấn kinh tế cho chính quyền Tổng thống George W. Bush và làm việc tại Tập đoàn tài chính Morgan Stanley.