"Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài 20 năm"

Cựu Chủ tịch FED Kevin Warsh cho rằng: Chúng ta đang đứng trước nguy cơ chiến tranh lạnh thực sự giữa hai siêu cường kinh tế - Mỹ và Trung Quốc.

Trả lời trên kênh truyền hình CNBC, ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng chiến tranh lạnh ở đây là sự bất đồng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Ảnh: CNBC)
 Ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Ảnh: CNBC)
Cựu Chủ tịch FED nói thêm: “Chúng ta đang ở ngưỡng quan hệ mới với Trung Quốc, chiến tranh thương mại có thể là sự khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnh kéo dài 10 – 20 năm. Điều này kéo theo những tác động lớn đối với kinh tế Mỹ.”
Ông Warsh - hiện là chuyên gia của Viện nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford (Mỹ) - đánh giá, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang xấu đi cả ở cấp chính phủ và cấp doanh nghiệp.
“5 đến 10 năm tới, chúng ta sẽ thấy rõ 2 cực của thế giới: một cực có trọng tâm là Trung Quốc, cực còn lại là Mỹ. Và các nền kinh tế khác trên thế giới sẽ phải xoay quanh một hoặc cả hai cực này,” ông Warsh dự báo.
Cựu Chủ tịch FED cho rằng, Trung Quốc đang dịch chuyển theo hướng lấy kinh tế tiêu dùng hơn là nguồn vốn và hỗ trợ của Nhà nước làm trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng.
Theo nhận định của cựu Chủ tịch FED, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay chỉ là một phần của sự khác biệt về thể chế giữa hai nước. Chẳng hạn, vốn tư bản của Trung Quốc đặt nặng vai trò điều tiết của Nhà nước – điều này khác hoàn toàn với bản chất vốn tư bản hoạt động theo cơ chế thị trường của nền kinh tế Mỹ.
Cựu Chủ tịch FED không đặt nhiều niềm tin vào việc bố trí cuộc gặp thượng định giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump, bởi điều này đòi hỏi cả hai nước đều phải có nhu cầu thương thảo, đàm phán.
Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch FED giai đoạn 2006 - 2011, ông Warsh từng trải qua vị trí cố vấn kinh tế cho chính quyền Tổng thống George W. Bush và làm việc tại Tập đoàn tài chính Morgan Stanley.

Độc đáo nhà hàng dưới nước lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Under, nhà hàng dưới nước đầu tiên ở Châu Âu và lớn nhất thế giới, đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến sẽ được mở cửa đón khách vào tháng 4/2019.

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi
 Theo CNN, Under, nhà hàng dưới nước đầu tiên ở Châu Âu, được xây dựng cách mặt nước biển khoảng 5 mét ở Biển Bắc, gần mũi cực nam của Na Uy. (Nguồn ảnh: CNN)

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi-Hinh-2
 Công trình độc đáo này do Công ty kiến trúc Snøhetta thiết kế.

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi-Hinh-3
 Tòa nhà này nặng 2.500 tấn và được xây bằng bê tông cốt thép. Mỗi bức tường dày khoảng nửa mét. 

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi-Hinh-4
Nhà hàng dưới nước Under, tọa lạc tại thị trấn nhỏ Baly nhìn ra eo biển Skagerrak, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. 

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi-Hinh-5
 Lối vào nhà hàng Under nằm ở trên bờ. Sau khi hoàn thành, nhà hàng này sẽ có chiều dài hơn 33 mét.

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi-Hinh-6
 Đây sẽ là khu ăn uống trong nhà hàng dưới biển Under.

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi-Hinh-7
Sau khi hoàn thành, nhà hàng Under có thể phục vụ khoảng 100 thực khách. Tổng diện tích bên trong nhà hàng này là khoảng 500 m2. 

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi-Hinh-8
 Nhà hàng Under được xây dựng trên một sà lan gần bờ biển trong khoảng 6 tháng, sau đó được kéo đến vị trí cách bờ 183 mét. Bức hình chụp công trình này trước khi nó được hạ xuống đáy biển. 

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi-Hinh-9
Dự kiến, Under sẽ được mở cửa đón khách vào đầu tháng 4/2019.

Doc dao nha hang duoi nuoc lon nhat the gioi-Hinh-10
Được biết, Công ty kiến trúc Snøhetta từng thiết kế nhiều công trình nổi tiếng khác như nhà hát Opera Oslo hay thư viện Bibliotheca Alexandrina ở Ai Cập. 

Trung Quốc đáp trả Mỹ bằng thuế 3 tỷ USD

Trung Quốc vừa áp thuế 25% lên 128 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, trị giá đến 3 tỷ USD, nhằm đáp trả việc Mỹ thông qua gói thuế 60 tỷ USD với các mặt hàng Trung Quốc.

Quyết định đáp trả của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/4. Bắc Kinh cho biết gói thuế trị giá 3 tỷ USD sẽ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc và cân bằng những tổn thất gây ra bởi gói thuế mới của Mỹ.