Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Tổng thống Mỹ công du châu Âu giữa lúc chiến sự Ukraine ác liệt

25/03/2022 19:45

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sáng ngày thứ 29, Tổng thống Mỹ Biden đã sang đường công du châu Âu với 4 nhiệm vụ chính.

Tiến Minh

Ngày thứ 27 của cuộc xung đột: Điểm nóng nhất vẫn là Mariupol

Chiến binh Chechnya chiếm tòa nhà chính quyền ở Mariupol

Chiến sự ngày càng ác liệt, tiểu đoàn Azov bị dồn vào đường cùng!

Cuộc chiến ngày thứ 29, Tổng thống Putin đang chơi “ván bài lạ”

Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bắt đầu cách đây 29 ngày, Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng nói một câu nói nổi tiếng, có thể đi vào lịch sử về cách đối xử với Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bắt đầu cách đây 29 ngày, Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng nói một câu nói nổi tiếng, có thể đi vào lịch sử về cách đối xử với Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Vào ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Biden nói: "Tổng thống Putin sẽ là một pariah trên sân khấu quốc tế". Còn vào ngày 7/3, Tổng thống Pháp Macron nói: "Nước Nga và người dân Nga cần luôn được tôn trọng".
Vào ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Biden nói: "Tổng thống Putin sẽ là một pariah trên sân khấu quốc tế". Còn vào ngày 7/3, Tổng thống Pháp Macron nói: "Nước Nga và người dân Nga cần luôn được tôn trọng".
Theo báo "Bưu điện Washington" của Mỹ, ông Macron đã phát biểu ý kiến trên tại một cuộc tiếp xúc cử tri, được tổ chức tại xã Poissy (thuộc Paris). Macron nhấn mạnh rằng, người dân của tất cả các quốc gia trên thế giới cần được tôn trọng; sau đó, ông đề cập đến Nga và nói: "Nước Nga và người dân Nga cũng cần luôn được tôn trọng".
Theo báo "Bưu điện Washington" của Mỹ, ông Macron đã phát biểu ý kiến trên tại một cuộc tiếp xúc cử tri, được tổ chức tại xã Poissy (thuộc Paris). Macron nhấn mạnh rằng, người dân của tất cả các quốc gia trên thế giới cần được tôn trọng; sau đó, ông đề cập đến Nga và nói: "Nước Nga và người dân Nga cũng cần luôn được tôn trọng".
Phát biểu của Tổng thống Pháp Macron được đưa ra, sau một số cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin. Hai bên đã có những trao đổi, thảo luận sâu về tình hình Nga và Ukraine, mối quan hệ giữa Nga và NATO, những lo ngại của Nga đối với NATO. Vì vậy, những người Nga trong phát biểu của Tổng thống Macron nên bao gồm cả Putin.
Phát biểu của Tổng thống Pháp Macron được đưa ra, sau một số cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin. Hai bên đã có những trao đổi, thảo luận sâu về tình hình Nga và Ukraine, mối quan hệ giữa Nga và NATO, những lo ngại của Nga đối với NATO. Vì vậy, những người Nga trong phát biểu của Tổng thống Macron nên bao gồm cả Putin.
Điều này cho thấy có sự khác biệt rõ ràng trong lập trường chính trị của Mỹ và Pháp đối với tình hình ở Nga và Ukraine. Không chỉ Tổng thống Pháp Macron, mà vị trí của Thủ tướng Đức Scholz cũng đang lung lay.
Điều này cho thấy có sự khác biệt rõ ràng trong lập trường chính trị của Mỹ và Pháp đối với tình hình ở Nga và Ukraine. Không chỉ Tổng thống Pháp Macron, mà vị trí của Thủ tướng Đức Scholz cũng đang lung lay.
Là một đồng minh số 1 của Mỹ, Anh lo lắng về điều này. Theo báo "Thời đại" của Anh ngày 22/3, Ngoại trưởng Anh Liz Truss đang rất lo ngại Pháp và Đức sẽ "xuống nước" với ông Putin trong các cuộc đàm phán Nga-Ukraine trong tương lai. Báo cáo của tờ Times có tiêu đề: "Anh lo ngại Pháp và Đức sẽ buông tha cho Nga".
Là một đồng minh số 1 của Mỹ, Anh lo lắng về điều này. Theo báo "Thời đại" của Anh ngày 22/3, Ngoại trưởng Anh Liz Truss đang rất lo ngại Pháp và Đức sẽ "xuống nước" với ông Putin trong các cuộc đàm phán Nga-Ukraine trong tương lai. Báo cáo của tờ Times có tiêu đề: "Anh lo ngại Pháp và Đức sẽ buông tha cho Nga".
Đây là thách thức lớn mà Tổng thống Mỹ Biden phải đối mặt, khi quan hệ Mỹ - Âu không thể “nhất thể hóa”. Vì vậy, chuyến công du châu Âu từ hôm (23/3) của Tổng thống Mỹ, không chỉ được Tổng thống Ukraine Zelensky mà cả Tổng thống Nga Vladimir Putin mong đợi.
Đây là thách thức lớn mà Tổng thống Mỹ Biden phải đối mặt, khi quan hệ Mỹ - Âu không thể “nhất thể hóa”. Vì vậy, chuyến công du châu Âu từ hôm (23/3) của Tổng thống Mỹ, không chỉ được Tổng thống Ukraine Zelensky mà cả Tổng thống Nga Vladimir Putin mong đợi.
Nếu Tổng thống Zelensky muốn chuyến công du của Tổng thống Biden sẽ tăng sự hỗ trợ quân sự đáng kể từ NATO, đoàn kết châu Âu trong ủng hộ Ukraine; thì Tổng thống Nga Putin, muốn rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu được mở rộng hơn.
Nếu Tổng thống Zelensky muốn chuyến công du của Tổng thống Biden sẽ tăng sự hỗ trợ quân sự đáng kể từ NATO, đoàn kết châu Âu trong ủng hộ Ukraine; thì Tổng thống Nga Putin, muốn rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu được mở rộng hơn.
Theo giới phân tích, chuyến đi của Tổng thống Mỹ tới châu Âu lần này, có bốn nhiệm vụ chính: Thứ nhất, phối hợp EU và thực hiện một vòng trừng phạt mới chống lại Nga; thứ hai, tăng cường phòng thủ sườn đông của NATO và mở rộng hỗ trợ quân sự cho Ukraine;
Theo giới phân tích, chuyến đi của Tổng thống Mỹ tới châu Âu lần này, có bốn nhiệm vụ chính: Thứ nhất, phối hợp EU và thực hiện một vòng trừng phạt mới chống lại Nga; thứ hai, tăng cường phòng thủ sườn đông của NATO và mở rộng hỗ trợ quân sự cho Ukraine;
Thứ ba, lập kế hoạch một lộ trình để châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc về năng lượng vào Nga và thứ tư, điều phối các nước châu Âu để tiếp nhận người tị nạn Ukraine, trong khả năng của họ.
Thứ ba, lập kế hoạch một lộ trình để châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc về năng lượng vào Nga và thứ tư, điều phối các nước châu Âu để tiếp nhận người tị nạn Ukraine, trong khả năng của họ.
Liên quan đến các biện pháp trừng phạt đối với Nga, việc cắt nguồn cung dầu mà Litva đề xuất, tại cuộc họp ngoại trưởng EU đã bị bác bỏ. Nhưng có thể, sau khi 7 ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT; như vậy, hệ thống ngân hàng Nga đã tách hoàn toàn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế.
Liên quan đến các biện pháp trừng phạt đối với Nga, việc cắt nguồn cung dầu mà Litva đề xuất, tại cuộc họp ngoại trưởng EU đã bị bác bỏ. Nhưng có thể, sau khi 7 ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT; như vậy, hệ thống ngân hàng Nga đã tách hoàn toàn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế.
Liên quan đến việc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, thông tin mới nhất là Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine, hệ thống tên lửa phòng không di động 9K33 Osa (Sam-8 Gecko), do Liên Xô cũ phát triển từ những năm 1970.
Liên quan đến việc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, thông tin mới nhất là Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine, hệ thống tên lửa phòng không di động 9K33 Osa (Sam-8 Gecko), do Liên Xô cũ phát triển từ những năm 1970.
9K33 Osa là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn tự hành, đặt trên xe bọc thép 6 bánh, có thể mang 6 đạn tên lửa phòng không và có thể tấn công trực thăng vũ trang và máy bay chiến đấu bay thấp. Loại tên lửa này mạnh hơn tên lửa vác vai Stinger của Mỹ.
9K33 Osa là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn tự hành, đặt trên xe bọc thép 6 bánh, có thể mang 6 đạn tên lửa phòng không và có thể tấn công trực thăng vũ trang và máy bay chiến đấu bay thấp. Loại tên lửa này mạnh hơn tên lửa vác vai Stinger của Mỹ.
Về cách EU có thể thoát khỏi phụ thuộc vào năng lượng của Nga, theo thông tin của Reuters vào ngày 22/3, các nhà lãnh đạo EU sẽ đưa ra một tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh tuần này, để cùng mua khí đốt tự nhiên, khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào mùa đông tới.
Về cách EU có thể thoát khỏi phụ thuộc vào năng lượng của Nga, theo thông tin của Reuters vào ngày 22/3, các nhà lãnh đạo EU sẽ đưa ra một tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh tuần này, để cùng mua khí đốt tự nhiên, khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào mùa đông tới.
Xu hướng này có ít nhất ba quan điểm sau: Thứ nhất, EU có thể cùng mua khí đốt tự nhiên từ Nga, do đó có lợi thế hơn cho EU về khối lượng mua và đàm phán giá mua.
Xu hướng này có ít nhất ba quan điểm sau: Thứ nhất, EU có thể cùng mua khí đốt tự nhiên từ Nga, do đó có lợi thế hơn cho EU về khối lượng mua và đàm phán giá mua.
Thứ hai, sau khi mua sắm chung, có thể hình thành một cơ chế phân phối mới trong EU, và nó cũng có thể kiềm chế sự gia tăng giá khí đốt tự nhiên trong EU;
Thứ hai, sau khi mua sắm chung, có thể hình thành một cơ chế phân phối mới trong EU, và nó cũng có thể kiềm chế sự gia tăng giá khí đốt tự nhiên trong EU;
Thứ ba, Mỹ sẽ tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang EU, điều này sẽ làm tăng đáng kể trữ lượng khí đốt tự nhiên trong EU và tăng không đến mức bị Nga khống chế.
Thứ ba, Mỹ sẽ tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang EU, điều này sẽ làm tăng đáng kể trữ lượng khí đốt tự nhiên trong EU và tăng không đến mức bị Nga khống chế.
Liên quan đến vấn đề người tị nạn, thông tin cho thấy trong khi hơn 3 triệu người tị nạn Ukraine đang đổ vào châu Âu, Mỹ mới chỉ chấp nhận 7 vạn người Ukraine tị nạn. Công bằng mà nói, do hạn chế về địa lý, việc Mỹ chấp nhận người tị nạn Ukraine trên quy mô lớn là không thực tế.
Liên quan đến vấn đề người tị nạn, thông tin cho thấy trong khi hơn 3 triệu người tị nạn Ukraine đang đổ vào châu Âu, Mỹ mới chỉ chấp nhận 7 vạn người Ukraine tị nạn. Công bằng mà nói, do hạn chế về địa lý, việc Mỹ chấp nhận người tị nạn Ukraine trên quy mô lớn là không thực tế.
Để dập tắt sự bất mãn của Liên minh Châu Âu, Mỹ có thể tăng cường hỗ trợ tài chính cho những người tị nạn. Suy cho cùng, Mỹ đang cầm đầu khối phương Tây và tất nhiên Mỹ phải là quốc gia gương mẫu.
Để dập tắt sự bất mãn của Liên minh Châu Âu, Mỹ có thể tăng cường hỗ trợ tài chính cho những người tị nạn. Suy cho cùng, Mỹ đang cầm đầu khối phương Tây và tất nhiên Mỹ phải là quốc gia gương mẫu.
Để tạo không khí tốt cho chuyến công du châu Âu của Biden, có thể dự đoán giao tranh giữa Nga và Ukraine có thể sẽ dịu đi trong vài ngày tới; sau đó lại bùng lên dữ dội, tùy thuộc vào mức độ trừng phạt Nga của Mỹ và phương Tây.
Để tạo không khí tốt cho chuyến công du châu Âu của Biden, có thể dự đoán giao tranh giữa Nga và Ukraine có thể sẽ dịu đi trong vài ngày tới; sau đó lại bùng lên dữ dội, tùy thuộc vào mức độ trừng phạt Nga của Mỹ và phương Tây.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status