Tổng thống Hàn Quốc ấn tượng với thành tựu của Việt Nam

Tổng thống Moon Jae In bày tỏ ấn tượng với thành tựu mà Việt Nam đạt được, đồng thời cho biết VN là trọng tâm trong chính sách hướng Nam của Hàn Quốc.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, ngày 23/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của lãnh đạo Hàn Quốc từ ngày 22-24/3.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng Tổng thống Moon Jae In và Đoàn đại biểu cấp cao Hàn Quốc thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Thủ tướng đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm đối với việc phát triển quan hệ hai nước, khẳng định Việt Nam coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Hàn Quốc phát triển hơn nữa cả trong khuôn khổ song phương và đa phương, sẵn sàng phát huy vai trò cầu nối để mở rộng hợp tác ASEAN-Hàn Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Tổng thống Moon Jae In (trái). Ảnh: Quỳnh Trang.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Tổng thống Moon Jae In (trái). Ảnh: Quỳnh Trang.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp, nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu phát triển to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Tổng thống Moon bày tỏ ấn tượng với kết quả của đội tuyển U23 Việt Nam đạt được tại giải vô địch bóng đá U23 Châu Á.
Tổng thống Moon Jae In nhấn mạnh chính phủ Hàn Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là trọng điểm trong Chính sách hướng Nam mới của chính phủ Hàn Quốc.
Tại buổi hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Moon Jae In bày tỏ vui mừng và hài lòng về những tiến triển thực chất trong quan hệ hai nước kể từ sau khi thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược vào tháng 10/2009, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa du lịch, giao lưu nhân dân.
Tổng thống Moon Jae In khẳng định, năm 2017 kim ngạch thương mại hai nước tăng nhanh khoảng 40% và đến nay đã tăng gấp 128 lần so với khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Hàn Quốc là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Số khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2017 tăng 50%, Việt Nam đã trở thành điểm du khách Hàn Quốc đến nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á.
Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư theo hướng cân bằng, ổn định, hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam đang tập trung xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ, trong đó tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Thủ tướng đề nghị hai bên cần nỗ lực bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2020 đi đôi với thúc đẩy cân bằng thương mại, cùng tạo điều kiện để hàng xuất khẩu của hai nước vào được thị trường của nhau.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến cùng Tổng thống Moon Jae In. Ảnh: Quỳnh Trang.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến cùng Tổng thống Moon Jae In. Ảnh: Quỳnh Trang. 
Hai bên đã tập trung hợp tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác chế tạo, đẩy nhanh chuyển giao công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, ôtô, cơ khí, dệt may, điện tử v.v..., thiết lập Trung tâm tư vấn và giải pháp công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (TASK) tại Việt Nam.
Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, an toàn năng lượng như thành lập và vận hành Trung tâm huấn luyện và thử nghiệm an toàn năng lượng; nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam. Hai nước cũng thực hiện hiệu quả dự án Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), đồng thời tham gia cổ phẩn hóa dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, phát triển điện gió.
Thủ tướng hoan nghênh Hàn Quốc tham gia đầu tư vào các dự án lớn về cơ sở hạ tầng của Việt Nam, nhất là với hình thức hợp tác công tư (PPP). Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc tiếp tục coi Việt Nam là đối tác trọng tâm, dành cho Việt Nam các khoản tín dụng ưu đãi, thực hiện hiệu quả Thỏa thuận hợp tác tài chính trong một số dự án lớn về cơ sở hạ tầng giao thông, chuyển giao công nghệ.
Thủ tướng nhất trí hai bên trao đổi việc sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, nghiên cứu thúc đẩy hợp tác công nghệ trong tài chính (FINTECH) v.v... để khuyến khích hợp tác đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao việc hai nước ký Bản ghi nhớ thông thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Thủ tướng bày tỏ mong muốn Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc.
Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc tạo điều kiện thuận lợi để các hãng hàng không Việt Nam tăng thêm chuyến bay và tuyến bay, đơn giản các thủ tục cấp visa cho khách du lịch Việt Nam. Thủ tướng cũng đề nghị Hàn Quốc tiếp tục mở rộng phạm vi, quy mô hợp tác giáo dục trong đó có việc Hàn Quốc tăng thêm học bổng chính phủ giúp cho nhiều học sinh Việt Nam có cơ hội du học tại Hàn Quốc.
Tổng thống Moon Jae In bày tỏ tán thành cao với ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống Moon nhất trí tăng cường giao lưu các cấp, khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác công nghiệp chế tạo với Việt Nam để góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng tán thành thực hiện hiệu quả Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc, cùng thúc đẩy tự do hóa thương mại. Tổng thống Moon Jae In khẳng định Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.
Tổng thống Moon Jae In mong Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện mở rộng hợp tác đầu tư, tài chính, y tế và dược phẩm, cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị thông minh, nhất là các dự án lớn như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, dự án Metro Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc, điện gió.
Tổng thống Moon Jae In trân trọng mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Hàn Quốc vào thời gian thuận tiện. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Phản ứng thế giới về kết quả bầu cử tổng thống Hàn Quốc

(Kiến Thức) - Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ có phản ứng khác nhau về chiến thắng của ông Moon Jae-in trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc ngày 9/5/2017.

Một ngày sau chiến thắng trong cuộc bầu cử trước thời hạn với số phiếu ủng hộ 41,1%, vào trưa 10/5, ông Moon Jae-in, ứng viên Đảng Dân chủ Hàn Quốc, tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ đơn giản tại trụ sở Quốc hội Hàn Quốc.
Với việc lên nhậm chức này, tân Tổng thống Moon Jae-in chính thức đặt dấu chấm hết cho thập kỷ nắm quyền điều hành đất nước của đảng theo đường lối bảo thủ. Ngoài ra, ông còn được kỳ vọng sẽ mở lối cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc sau vụ bê bối của người tiền nhiệm Park Geun-hye.

Tiết lộ nhiệm kỳ của các vị nguyên thủ hàng đầu thế giới

(Kiến Thức) - Hiến pháp Nga không giới hạn số lần giữ chức vụ Tổng thống nhưng quy định Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc chỉ được phép làm một nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. 

Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc hiện hành, Chủ tịch nước không được giữ chức quá hai nhiệm kỳ và mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Nếu vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ kết thúc nhiệm kỳ hai và rời nhiệm sở vào năm 2023. Ảnh: Getty.
Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc hiện hành, Chủ tịch nước không được giữ chức quá hai nhiệm kỳ và mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Nếu vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ kết thúc nhiệm kỳ hai và rời nhiệm sở vào năm 2023. Ảnh: Getty.

Tuy nhiên, mới đây, ngày 25/2, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo đề xuất sửa đổi Hiến pháp, trong đó bỏ giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ với vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước. Điều này đồng nghĩa với việc Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có thể tiếp tục giữ cương vị người đứng đầu nhà nước trong nhiệm kỳ thứ ba từ năm 2023. Ảnh: CNN.
 Tuy nhiên, mới đây, ngày 25/2, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo đề xuất sửa đổi Hiến pháp, trong đó bỏ giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ với vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước. Điều này đồng nghĩa với việc Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có thể tiếp tục giữ cương vị người đứng đầu nhà nước trong nhiệm kỳ thứ ba từ năm 2023. Ảnh: CNN.

Trong khi đó, Hiến pháp Đức không giới hạn số nhiệm kỳ của người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng) miễn là vị nguyên thủ đó giành được thế đa số trong Hạ viện của Quốc hội Liên bang. Được biết, mỗi nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức kéo dài 4 năm. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, Hiến pháp Đức không giới hạn số nhiệm kỳ của người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng) miễn là vị nguyên thủ đó giành được thế đa số trong Hạ viện của Quốc hội Liên bang. Được biết, mỗi nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức kéo dài 4 năm. Ảnh: Reuters. 

Thủ tướng Đức đương nhiệm Angela Merkel, 63 tuổi, đã giữ cương vị này trong suốt hơn 12 năm kể từ khi nhậm chức vào tháng 11/2005. Hiện tại, bà Merkel đang cố gắng thành lập chính phủ liên minh để tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư của mình. Ảnh: Getty.
Thủ tướng Đức đương nhiệm Angela Merkel, 63 tuổi, đã giữ cương vị này trong suốt hơn 12 năm kể từ khi nhậm chức vào tháng 11/2005. Hiện tại, bà Merkel đang cố gắng thành lập chính phủ liên minh để tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư của mình. Ảnh: Getty.

Nhật Bản cũng không giới hạn số nhiệm kỳ của Thủ tướng nhưng mỗi nhiệm kỳ tối đa là 4 năm. Ảnh: CNN.
Nhật Bản cũng không giới hạn số nhiệm kỳ của Thủ tướng nhưng mỗi nhiệm kỳ tối đa là 4 năm. Ảnh: CNN. 

Năm 2006, Thủ tướng Shinzo Abe, khi đó 52 tuổi, trở thành thủ tướng trẻ nhất thời hậu chiến của Nhật Bản. Một phần vì lý do sức khỏe, ông từ chức vào năm 2007. Trong cuộc tổng tuyển cử Nhật Bản tháng 12/2012, Đảng Dân chủ Tự do giành thắng lợi, ông Abe quay lại làm Thủ tướng Nhật Bản và ông tiếp tục tái đắc cử vào các năm 2014 và 2017. Ảnh: Getty.
Năm 2006, Thủ tướng Shinzo Abe, khi đó 52 tuổi, trở thành thủ tướng trẻ nhất thời hậu chiến của Nhật Bản. Một phần vì lý do sức khỏe, ông từ chức vào năm 2007. Trong cuộc tổng tuyển cử Nhật Bản tháng 12/2012, Đảng Dân chủ Tự do giành thắng lợi, ông Abe quay lại làm Thủ tướng Nhật Bản và ông tiếp tục tái đắc cử vào các năm 2014 và 2017. Ảnh: Getty.

Hiến pháp Nga không giới hạn số lần giữ chức vụ Tổng thống nhưng quy định Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Theo Hiến pháp hiện hành, mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Nga là 6 năm. Ảnh: Getty.
Hiến pháp Nga không giới hạn số lần giữ chức vụ Tổng thống nhưng quy định Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Theo Hiến pháp hiện hành, mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Nga là 6 năm. Ảnh: Getty.

Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, 65 tuổi, giữ cương vị Tổng thống Nga trong giai đoạn 2000-2008 và từ năm 2012 đến nay. Trong khoảng thời gian 2008-2012, ông giữ chức Thủ tướng Nga. Ông Putin sẽ ra tranh cử với tư cách là ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga diễn ra vào ngày 18/3 tới. Ảnh: Independent.
Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, 65 tuổi, giữ cương vị Tổng thống Nga trong giai đoạn 2000-2008 và từ năm 2012 đến nay. Trong khoảng thời gian 2008-2012, ông giữ chức Thủ tướng Nga. Ông Putin sẽ ra tranh cử với tư cách là ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga diễn ra vào ngày 18/3 tới. Ảnh: Independent. 

Hiến pháp Mỹ được sửa đổi năm 1951 quy định mỗi Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ và mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm. Tổng thống Mỹ đương nhiệm là ông Donald Trump. Ảnh: CNN.
Hiến pháp Mỹ được sửa đổi năm 1951 quy định mỗi Tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ và mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm. Tổng thống Mỹ đương nhiệm là ông Donald Trump. Ảnh: CNN. 

Hiến pháp Anh không giới hạn về số lần giữ chức vụ Thủ tướng nhưng họ phải nhận được sự ủng hộ của Hạ viện Anh. Thủ tướng Anh đương nhiệm là bà Theresa May. Ảnh: SCMP.
Hiến pháp Anh không giới hạn về số lần giữ chức vụ Thủ tướng nhưng họ phải nhận được sự ủng hộ của Hạ viện Anh. Thủ tướng Anh đương nhiệm là bà Theresa May. Ảnh: SCMP.

Tại Singapore, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Các cuộc bầu cử được tổ chức 5 năm một lần và Hiến pháp nước này cũng không giới hạn số nhiệm kỳ của Thủ tướng. Ảnh: Reuters.
Tại Singapore, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Các cuộc bầu cử được tổ chức 5 năm một lần và Hiến pháp nước này cũng không giới hạn số nhiệm kỳ của Thủ tướng. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Singapore đương nhiệm là ông Lý Hiển Long, lãnh đạo chính phủ nước này kể từ năm 2004. Ảnh: Indian Express.
Thủ tướng Singapore đương nhiệm là ông Lý Hiển Long, lãnh đạo chính phủ nước này kể từ năm 2004. Ảnh: Indian Express.

Nhiệm kỳ của Tổng thống Hàn Quốc là 5 năm và chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm là ông Moon Jae-in, 65 tuổi, đắc cử vào tháng 5/2017. Ảnh: TIME.
 Nhiệm kỳ của Tổng thống Hàn Quốc là 5 năm và chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm là ông Moon Jae-in, 65 tuổi, đắc cử vào tháng 5/2017. Ảnh: TIME.

Trong khi đó, kể từ năm 1987, Hiến pháp Philippines quy định nhiệm kỳ của tổng thống nước này là 6 năm và cũng chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Ảnh: Reuters.
 Trong khi đó, kể từ năm 1987, Hiến pháp Philippines quy định nhiệm kỳ của tổng thống nước này là 6 năm và cũng chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Ảnh: Reuters.