Tổng thống Biden cảnh báo Nga

Tổng thống Joe Biden ngày 24/3 cho biết nếu Nga sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công Ukraine, Mỹ sẽ đáp trả.

"Chúng tôi sẽ đáp trả nếu ông ấy (Tổng thống Nga Vladimir Putin) sử dụng nó (vũ khí hóa học). Mức độ đáp trả sẽ phụ thuộc vào mức độ tấn công", Reuters dẫn lời ông Biden tại một cuộc họp báo ở Brussels.

Các nhà lãnh đạo phương Tây đã dành ngày 24/3 để chuẩn bị các bước tiếp theo nhằm chống lại cuộc tấn công của Nga ở Ukraine, đồng thời thảo luận về cách đáp trả nếu ông Putin triển khai vũ khí hóa học, sinh học hoặc thậm chí là vũ khí hạt nhân.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với CNN trong tuần này rằng Nga có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu họ cảm thấy có “một mối đe dọa hiện hữu" đối với đất nước họ.

Bộ ba hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp đã được tổ chức ở Brussels hôm 24/3 gồm cuộc họp của NATO, G7 (nhóm bảy quốc gia công nghiệp phát triển), và Hội đồng châu Âu.

Tong thong Biden canh bao Nga

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại trụ sở NATO ngày 24/3. Ảnh: AP.

Sau phát biểu của ông Biden, một quan chức Nhà Trắng cho AP biết điều đó không ngụ ý bất kỳ sự thay đổi nào trong quan điểm của Mỹ về việc không đưa quân trực tiếp tham chiến ở Ukraine. Tổng thống Biden và các đồng minh NATO từng nhấn mạnh rằng họ sẽ không đưa quân đội đến Ukraine.

Trước khi khởi hành đến châu Âu hôm 23/3, ông Biden đã nói rằng khả năng xảy ra một vụ tấn công hóa học là một "mối đe dọa thực sự".

Bên cạnh đó, Tổng thống Biden và các đồng minh phương Tây cũng cam kết về các biện pháp mới nhằm trừng phạt Nga, đồng thời tăng cường viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Ông Biden thông báo Mỹ sẽ chào đón tới 100.000 người tị nạn Ukraine, và cung cấp thêm hàng hóa trị giá 1 tỷ USD gồm thực phẩm, thuốc men, nước, và các loại hàng thiết yếu khác.

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, trong khi bày tỏ sự biết ơn trước những hành động giúp đỡ Ukraine, đã nhấn mạnh rằng Ukraine cần nhiều hơn những gì phương Tây hiện viện trợ, đặc biệt là viện trợ quân sự.

Hôm 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine. Ông Putin nói quyết định này nhằm đáp trả các mối đe dọa đến từ Ukraine và NATO, nhưng nhấn mạnh không có ý định xâm lược nước láng giềng.

Sau tuyên bố trên, các vụ tấn công từ Nga diễn ra ở những địa phương của Ukraine như Kharkiv, Kramatorsk, Odesa, Mariupol, và ngay cả thủ đô Kyiv. Xung đột vũ trang vẫn đang tiếp diễn, dù xuất hiện những tín hiệu tích cực trong việc đàm phán giữa hai nước.

 

Ông Biden sắp điện đàm với ông Tập lần đầu tiên kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra

Đây sẽ là lần đầu tiên Tổng thống Biden điện đàm với ông Tập Cận Bình kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc điện đàm trong ngày 18-3 nhằm thảo luận cách thức quản lý mối quan hệ cạnh tranh giữa hai nước và cuộc xung đột tại Ukraine.

Ngoài ra, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ cùng thảo luận “những vấn đề khác mà hai bên quan tâm” như là một phần trong nỗ lực giữ cho đường dây liên lạc hai nước hoạt động.

Ngày thứ 27 của cuộc xung đột: Điểm nóng nhất vẫn là Mariupol

Cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày thứ 27, trung tâm chú ý là cuộc chiến tại thành phố Mariupol và tranh cãi quanh việc cấm vận dầu và khí đốt của Nga.

Ngay thu 27 cua cuoc xung dot: Diem nong nhat van la Mariupol

Tình hình cuộc xung đột Nga – Ukraine, trên chiến trường và ngoài chiến trường đều hình thành một trọng điểm. Trọng tâm của trận chiến là thành phố Mariupol, miền nam Ukraine. Tại đây, lực lượng dân quân Donetsk hợp lực với quân đội Nga, quyết tâm đánh chiếm thành phố bằng mọi giá.