Tổng công ty hạ tầng Cửu Long làm ăn sao trước khi sáp nhập VEC?

Được thành lập với mục tiêu là trở thành các doanh nghiệp nòng cốt của ngành Giao thông vận tải về đầu tư, xây dựng và khai thác đường bộ cao tốc nhưng Cửu Long CIPM đều gặp khó khăn về nguồn vốn. 

Ngày 30/3, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) chính thức được sáp nhập về Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Theo đó, từ nay VEC sẽ tiếp nhận lại Cửu Long CIPM, kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, và xoá bỏ Cửu Long CIPM.
CIPM hoạt động không suôn sẻ
Tong cong ty ha tang Cuu Long lam an sao truoc khi sap nhap VEC?
CIPM sáp nhập vào VEC.  
Cửu Long CIPM được Bộ GTVT thành lập năm 2011 với mức vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (thành lập năm 1994) là nòng cốt của công ty mẹ và lấy 2 đơn vị bảo trì đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam là Công ty TNHH MTV Quản lý và Sửa chữa cầu đường 715 và Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác cầu Cần Thơ làm công ty thành viên.
Ngoài 2 đơn vị thành viên nói trên, CIPM còn góp 10% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần BT20 - Cửu Long, doanh nghiệp dự án đại diện các nhà đầu tư quản lý thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn km0+000 ÷ km123+105,17 trên địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng theo hình thức hợp đồng BT.
Vào thời điểm đó, CIPM được kỳ vọng là đầu mối thu hút vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là tuyến cao tốc trọng yếu ở phía Nam.
Tuy nhiên, sau gần 9 năm, hoạt động của Cửu Long CIPM không được suôn sẻ như kỳ vọng khi để lỡ hầu hết các mục tiêu đề ra, trong đó vốn điều lệ chưa được cấp đủ (thực tế vốn điều lệ được cấp đến nay là 136,42/1.500 tỷ đồng, đạt khoảng 9%); chưa tham gia đầu tư tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và chưa thực hiện được nhiệm vụ vay lại vốn vay thương mại.
Tính đến hết năm 2018, Cửu Long CIPM nắm gần 33.000 tỷ đồng tổng tài sản, tương ứng 1,5 tỷ USD, trong đó chủ yếu là tài sản dở dang dài hạn (31.282 tỷ đồng) tập trung vào các dự án như: Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông (13.323 tỷ), dự án đường hành lang ven biển phía Nam (5.540 tỷ), dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương (5.560 tỷ), dự án xây dựng cầu Cần Thơ (2.242 tỷ), dự án xây dựng tuyến N2 (Củ Chi – Đức Hòa & Thanh Hóa – Mỹ An) (1.034 tỷ),…
Theo BCTC 2018, lãi trước thuế của Cửu Long CIPM là 8,1 tỷ đồng, giảm 46,52% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính đến ngày 31/12/2018, vốn góp của Cửu Long CIPM chỉ là 136,4 tỷ đồng trong tổng số 1.500 tỷ vốn điều lệ (Theo Quyết định số 1589/QĐ-BGTVT và trên Giấy phép đăng ký kinh doanh).
Tháng 1/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đồng ý chủ trương tổ chức lại doanh nghiệp theo hướng sáp nhập CIPM vào VEC. Đồng thời, tách một phần thành lập Ban QLDA Mỹ Thuận trực thuộc Bộ GTVT. Đây cũng là dấu chấm hết cho Cửu Long CIPM với nhiều kỳ vọng bất thành.
Doanh thu năm 2019 của VEC đạt hơn 4.000 tỷ đồng
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được thành lập ngày 6/10/2004. VEC là một trong những đơn vị đầu tư phát triển đường cao tốc lớn nhất Việt Nam với 5 dự án trị giá hơn 10 tỷ USD, gồm: Nội Bài – Lào Cai; Cầu Giẽ - Ninh Bình; Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Bến Lức – Long Thành.
Theo báo cáo của VEC, trong năm 2019, đã có 46,3 triệu lượt phương tiện lưu thông trên 4 tuyến đường cao tốc do đơn vị này quản lý, qua đó thu về hơn 4.052 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2018.
Trong đó, tuyến Nội Bài - Lào Cai đạt doanh thu cao nhất với 1.561 tỷ đồng, thấp nhất là tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi với 347,29 tỷ đồng. Doanh thu năm 2019 trên cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đạt hơn 1.319 tỷ đồng.

Vì sao Phó tổng giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng bị bắt?

Phó tổng giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng bị bắt để điều tra tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 9/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, thực hiện lệnh khám xét và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố, ra lệnh bắt, cấm đi khỏi nơi cư trú với 6 bị can khác thuộc VEC và Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, về cùng tội danh trên.
Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, 7 bị can này bị khởi tố do liên quan vi phạm quy định xây dựng trong nghiệm thu, thi công công trình cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Các quyết định nêu trên đã được VKSND Tối cao phê chuẩn.
Vi sao Pho tong giam doc VEC Nguyen Manh Hung bi bat?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng bị khởi tố do liên quan vi phạm quy định xây dựng trong nghiệm thu, thi công công trình cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. 
Liên quan sai phạm ở dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, từ tháng 11/2019 đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can gần 20 người. Trong số này có ông Lê Quang Hào (Phó tổng giám đốc VEC), Nguyễn Tiến Thành (cựu Giám đốc Ban quản lý dự án), Hà Văn Bình (cựu Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 7), Phạm Đình Phú (Phó tổng giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 5) và Nguyễn Thành An (Phó giám đốc Ban điều hành gói thầu số 7).
Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đưa vào khai thác toàn tuyến vào ngày 2/9/2018. Dự án có tổng mức đầu tư 34.516 tỷ đồng do VEC làm chủ đầu tư.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc loại A, quy mô giai đoạn 1 là 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h (đoạn đặc biệt khó khăn 100km/h), chiều rộng nền đường 24,25m, chiều rộng mặt đường 22,25m.
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hoàn thiện toàn tuyến tháng 9/2018. Tuy nhiên, không lâu sau khi khánh thành, cao tốc này liên tiếp bị xuống cấp, hư hỏng, xuất hiện sụt lún, ổ gà.

Chứng khoán hôm nay 20/4: Mã nào được khuyến nghị mua vào?

(Kiến Thức) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 20/4.
 

PVT có thể tiếp cận vùng giá xung quanh 12.000 đồng/cp

CTCK Chứng khoán BIDV (BSC): PVT đang ở trong trạng thái hồi phục sau khi đã mất giá sâu về khu vực xung quanh 7.500 đồng/cp trong thời gian vừa qua.

Lãnh đạo dính sai phạm, sức khỏe tài chính VEC thế nào?

(Kiến Thức) - Theo báo cáo tài chính năm 2018,  Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế là 892 triệu đồng.

Trong thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 3/5, ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đã vi phạm quy chế làm việc và các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, để nội bộ lãnh đạo Tổng Công ty mất đoàn kết nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và trong quản lý, khai thác các tuyến đường cao tốc, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiền thân là Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, được thành lập năm 2004.
Lanh dao dinh sai pham, suc khoe tai chinh VEC the nao?
 Dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai do VEC làm chủ đầu tư. Ảnh: minh họa 

Mời độc giả xem video: Sai phạm của 'ông trùm' cao tốc VEC lớn cỡ nào trong dự án cao tốc Đà Nẵng– Quảng Ngãi. Nguồn: InvestTV


Tháng 7/2010, doanh nghiệp này được chuyển đổi loại hình từ công ty nhà nước độc lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải sang hình thức Công ty TNHH MTV và đổi tên thành Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam như hiện nay.
Tại thời điểm 31/12/2018, VEC có vốn điều lê là 1.000 tỷ đồng, với 100% là vốn góp Nhà nước.
Sau gần 16 năm phát triển, đến thời điểm hiện tại, VEC chỉ mới công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2018. Theo đó, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của VEC đạt mức 3.209 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2017 và hoàn thành 94% kế hoạch đề ra.
Trong đó, tuyến Nội Bài - Lào Cai thu được 1.270 tỷ đồng, tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đóng góp 1.073 tỷ đồng, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thu về 705 tỷ đồng và cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi góp 159 tỷ đồng vào tổng doanh thu.
Cũng theo báo cáo tài chính 2018, VEC phải chịu khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá hơn 2.000 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế chỉ dừng ở mức 892 triệu đồng.
Tính đến ngày 31/12/2018, VEC đang có khối tài sản 96.556 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 89.140 tỷ đồng năm 2017. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 19.676 tỷ đồng (hàng tồn kho chiếm tới 26,6 tỷ đồng) và tài sản dài hạn là 76.880 tỷ đồng (chủ yếu là tài sản cố định).
Đáng chú ý, tính đến hết năm 2018, nợ phải trả của VEC là 87.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 19.672 tỷ đồng và nợ dài hạn 67.327 tỷ đồng (chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính). Trong khi đó, cùng thời điểm, vốn chủ sở hữu của VEC chỉ 9.556 tỷ đồng.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, tính đến thời điểm hết năm 2018, chủ nợ lớn nhất của VEC là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD) với tổng dư nợ cuối kỳ hơn 31.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VEC còn nợ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản 28.960 tỷ đồng và Ngân hàng Thế giới với hơn 5.400 tỷ đồng.
Ngày 11/2 vừa qua, VEC đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu ước đạt 4.251 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 2,2 tỷ đồng, các khoản nộp ngân sách nhà nước 393,8 tỷ đồng.
Hiện nay, VEC đã đưa vào vận hành 4 tuyến đường cao tốc gồm Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài – Lao Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Trong đó, tuyến đem lại doanh thu lớn nhất là Nội Bài – Lào Cai và TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành để đưa vào khai thác toàn tuyến vào năm 2021.