Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Đề cập tới việc phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu quan điểm: "Nếu thầy không có tiếng Anh, làm sao học sinh có tiếng Anh được? Thầy dạy toán cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ giáo viên ngoại ngữ...

Giáo viên hội nhập thế nào?

Sáng 9/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo, phát biểu tại tổ Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, dự luật trước hết phải xác định vai trò rất quan trọng của giáo dục đào tạo, trong đó người thầy là chủ thể, trung tâm, đồng thời phải giải quyết mối quan hệ tương quan giữa thầy và trò.

Theo Tổng Bí thư, chính sách rất quan trọng của Nhà nước ta là phổ cập giáo dục, các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường, tiến dần từ phổ cập tiểu học đến phổ cập trung học. “Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới bỏ học phí, nuôi ăn các cháu trong tuổi đi học. Tiến bộ là phải ở mức độ như vậy” – Tổng Bí thư bày tỏ.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, để thực hiện được yêu cầu đó thì không thể để xảy ra tình trạng thiếu thầy cô, thiếu trường lớp được, vì “có thầy là phải có trò”. Điều kiện đất nước ta hiện nay đã tương đối thuận lợi để thực hiện mục tiêu này vì căn cứ vào dữ liệu dân cư hiện nay, có thể biết được một năm có bao nhiêu trẻ em đến độ tuổi đi học. Từ dữ liệu đó, cơ quan quản lý Nhà nước phải chủ động chuẩn bị giáo viên, trường lớp… để cho các cháu đi học.

“Cái gì thiếu thì phải giải quyết. Đã có trò, có thầy thì phải có trường. Không thể quy hoạch, quản lý thế nào mà không có trường được. Đây là vấn đề rất thời sự”, Tổng Bí thư nói.

Tong Bi thu To Lam noi ve viec pho cap tieng Anh

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ. Ảnh: Như Ý.

Cũng theo Tổng Bí thư, dự luật cần phải xác định vai trò của người thầy trong nghiên cứu khoa học; vai trò của người thầy trong hội nhập với giáo dục quốc tế và các chính sách liên quan.

Tổng Bí thư đặt vấn đề, đất nước hội nhập, giáo dục đào tạo hội nhập thế nào, giáo viên hội nhập thế nào? Nếu không nói tới chuyện đó thì rất khó khăn. Như vừa rồi, chúng ta tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục. Vậy thầy phải có trình độ tiếng Anh thế nào? Thầy ở đây có quy định là người nước ngoài không? Người nước ngoài vào giảng dạy có chấp hành Luật Nhà giáo của Việt Nam không?

“Những vấn đề này phải có chính sách cụ thể. Nếu thầy không có tiếng Anh, làm sao học sinh có tiếng Anh được? Thầy dạy toán cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ giáo viên ngoại ngữ. Thầy dạy văn cũng phải như thế. Phải tiếp cận và hội nhập như thế. Đấy là cấp học phổ thông. Mình phải tính toán, thể hiện chính sách vào đây”, Tổng Bí thư lưu ý.

Cần chính sách cho môi trường giáo dục đặc biệt

Tong Bi thu To Lam noi ve viec pho cap tieng Anh-Hinh-2
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ ngày 9/11. Ảnh: Như Ý.

Đề cập đến vấn đề giảng dạy trong môi trường đặc biệt, Tổng Bí thư nêu ví dụ với người thầy trong trường trại giam, có những cái rất đặc biệt, hay như ở khu vực miền núi, cũng phải được coi là môi trường đặc biệt.

Khi công tác ở đó, thầy phải dỗ dành các cháu đến trường, nuôi các cháu đi học, động viên, thầy phải hy sinh... Vậy có chính sách gì trong môi trường đặc biệt này? Đi miền núi thấy khó khăn. Các cháu cách trường 20 - 30 km, làm sao đi hàng ngày đến trường được? Chỗ ở nội trú cũng khó khăn. Rồi cô giáo đi lên miền núi giảng dạy, cả tuổi thanh xuân ở đấy thế nào?...

“Môi trường như thế, bây giờ có nhà công vụ cho thầy giáo không? Những chỗ rất đặc biệt, phải có chính sách cụ thể, nhưng vẫn phải bao quát những trường hợp đặc biệt như vậy” - Tổng Bí thư nêu rõ.

Nhấn mạnh đội ngũ nhà giáo rất chờ đón Luật Nhà giáo được ban hành, Tổng Bí thư lưu ý, việc xây dựng dự án luật này phải làm sao để người thầy thực sự đón nhận với một sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy. 

  

ĐBQH: Cử tri quan tâm nhiều Luật Nhà giáo, Luật Điện lực, Luật Việc làm…

Các đại biểu kỳ vọng, Kỳ họp thứ 8 sẽ kịp thời góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn.

Ngày 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể. Trò chuyện với phóng viên, các đại biểu Quốc hội đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Các đại biểu bày tỏ kỳ vọng kỳ họp sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn, tất cả vì phát triển kinh tế - xã hội.

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước 5 năm

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội sáng 9/11, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước 5 năm và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ trước tuổi.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe Tờ trình về Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.
Giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm 5 năm không bị trừ lương hưu

Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu quả

Trong khuôn khổ phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội sáng 31/10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục phải xây dựng bộ máy nhà nước bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tiep tuc xay dung bo may nha nuoc tinh gon, hoat dong hieu qua
 Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Phát triển thành phố Huế thành cực tăng trưởng của khu vực