Toàn cầu trước nguy cơ tái bùng dịch, nguyên nhân và giải pháp

WHO và các chuyên gia cảnh báo nếu các nước không đẩy nhanh phủ sóng vaccine và thiếu thận trọng trong khống chế dịch thì đại dịch có nguy cơ bùng phát lại trên toàn cầu.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 15-7 (giờ địa phương), Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Didier Houssin cảnh báo rằng xu hướng lây lan của đại dịch COVID-19 gần đây có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại với số ca nhiễm và ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại. Hãng tin AFP dẫn lời lo lắng của ông Houssin rằng đã hơn một năm rưỡi sau khi WHO lần đầu tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đối với dịch COVID-19 thì thế giới vẫn chưa đuổi kịp tốc độ của virus và nó vẫn ám ảnh người dân toàn cầu.

Toan cau truoc nguy co tai bung dich, nguyen nhan va giai phap

Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại TP Mulhouse, tỉnh Haut-Rhin (Pháp) hồi tháng 3-2020. Ảnh: AFP

Delta có thể chưa phải là biến thể nguy hiểm nhất

Cụ thể, tờ South China Morning Post thống kê của WHO thì trong tuần qua, cả thế giới ghi nhận 55.000 ca tử vong mới, tăng gần 3% so với tuần trước đó và kết thúc chuỗi suy giảm chín tuần liên tiếp. Toàn cầu có thêm 3 triệu ca nhiễm trong tuần qua, tăng hơn 10% so với tuần trước đó. Các điểm nóng hiện rơi vào các nước Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Anh. Còn ở Mỹ, dù tình hình dịch đã cải thiện rất nhiều so với tháng trước, song tờ USA Today dẫn số liệu của ĐH Johns Hopkins (Mỹ) cho thấy 47 bang của nước này tuần qua vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới tăng đáng kể, 30 bang thì ghi nhận số ca tử vong tăng cao.

Về nguyên nhân khiến diễn biến dịch trên toàn cầu xấu đi, đầu tiên là các biến thể của virus SARS-CoV-2 hoành hành trên hàng loạt quốc gia và vùng lãnh thổ, gây khó khăn rất lớn cho công tác phòng ngừa dịch. Hiện tại, bốn biến thể COVID-19 đang thống trị bức tranh đại dịch toàn cầu là Alpha (xuất phát từ Anh), Beta (từ Nam Phi), Gamma (từ Brazil) và đặc biệt là biến thể Delta (từ Ấn Độ) đang lây lan nhanh chóng.

Một số biến thể mới cũng bắt đầu manh nha bùng phát như Lambda (được phát hiện ở Per cuối năm ngoái và đang lây lan mạnh ở Nam Mỹ, vừa được WHO xếp vào nhóm cần quan tâm đặc biệt) hay Kappa (được phát hiện ở Ấn Độ cuối năm ngoái với cấu trúc có nhiều điểm tương đồng với biến thể Delta). Đáng lo ngại hơn, ông Houssin cảnh báo rằng điều tồi tệ hơn có thể còn ở phía trước vì trong tương lai, khả năng cao sẽ còn xuất hiện thêm nhiều biến thể nguy hiểm khác với độc tính và tốc độ lây lan nguy hiểm hơn hẳn các biến thể hiện tại, chưa kể tới có khả năng kháng lại các vaccine đang lưu hành.

Phủ sóng vaccine quá chậm

Cũng liên quan tới vấn đề vaccine, nguyên nhân thứ hai khiến dịch trở nặng trên thế giới là do nhiều nước vẫn chưa đẩy nhanh được tốc độ tiêm chủng. Theo thống kê của tổ chức Our World in Data (Anh), đến nay 25,4% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, mỗi ngày có khoảng 29,2 liều vaccine được tiêm trên thế giới, gần 75% trong đó là thực hiện ở các nước châu Á. Tốc độ tăng nhưng tỉ lệ tiêm chủng tại châu Á vẫn chưa theo kịp với các quốc gia châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Tại châu Âu, tỉ lệ tiêm chủng hiện là 44,3% dân số khu vực, còn con số này tại Bắc Mỹ là 44,29%. Bị tụt lại ở sau cùng là châu Phi với khoảng 2,91% dân số được chủng ngừa.

Giới chuyên gia khẳng định việc chênh lệch tỉ lệ tiêm chủng giữa các khu vực như vậy đã tạo kẽ hở cho dịch lây lan dễ dàng hơn. Trả lời hãng tin Reuters, TS Ravina Kullar tại ĐH California, Los Angeles (Mỹ) cho biết các vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp ở Mỹ hiện có số ca tử vong và ca bệnh cao hơn hẳn các vùng có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn. Điều này đe dọa nỗ lực thiết lập miễn dịch cộng đồng trên toàn quốc và về lâu dài thì làn sóng dịch ở các khu vực tỉ lệ tiêm chủng thấp sẽ lan sang các khu vực tỉ lệ cao và làm quá tải các khu vực đó vì các biến thể như Delta có khả năng kháng vaccine.

Giải pháp đôi

Làm thế nào có thể ngăn nguy cơ bùng phát lại của đại dịch đang là điều mà WHO và nhiều chuyên gia cố gắng chuyển tải đến toàn cầu. Từ hai nguyên nhân đã phân tích ở trên, hầu hết chuyên gia đều đồng ý muốn chặn dịch cần thực hiện đồng bộ cùng lúc hai giải pháp: Duy trì áp dụng các biện pháp khống chế dịch chờ phủ sóng tiêm chủng đủ.

Về tiêm chủng, ông Houssin đề xuất mục tiêu tiêm cho ít nhất 10% dân số thế giới vào tháng 9 năm nay và các nước phát triển cần mạnh tay hơn nữa trong hỗ trợ các nước phát triển để cùng đạt được mục tiêu này. Song để đạt được mục tiêu này cũng như tiến tới phủ sóng càng sớm càng tốt, thế giới cần chung tay để đảm bảo vaccine được phân phối công bằng giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Về các biện pháp khống chế dịch, WHO và nhiều chuyên gia thừa nhận hiện các chính phủ đang đứng trước áp lực rất lớn phải nới lỏng hạn chế, khôi phục các hoạt động kinh tế. “Các quốc gia có khả năng tiếp cận với vaccine tiên tiến và hệ thống y tế có nguồn lực tốt thì đang chịu áp lực phải mở cửa hoàn toàn. Còn các quốc gia bị hạn chế trong việc tiếp cận với vaccine thì lại đang gánh chịu những làn sóng lây nhiễm mới, chứng kiến lòng tin trong công chúng bị xói mòn, khó khăn kinh tế và bất ổn xã hội gia tăng” - ông Houssin ghi nhận.

Tuy nhiên, ông Houssin cũng như nhiều chuyên gia cảnh báo nếu các nước vì áp lực này mà không thận trọng trong chiến lược chống dịch thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, nguy cơ dịch bùng phát mạnh là không tránh khỏi. Chìa khóa để giảm lây nhiễm lúc này theo ông Houssin vẫn là sử dụng khẩu trang, giãn cách xã hội, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cải thiện hệ thống thông gió cho các không gian kín.•

Tìm thấy máy bay Nga mất tích bí ẩn ở Siberia

Hôm 16/7, đội ngũ cứu hộ Nga tìm thấy một máy bay chở khách chở theo 17 người biến mất bí ẩn khỏi radar khi bay qua thành phố Tomsk thuộc Siberia.

Thống đốc Tomsk, ông Sergei Zhvachkin cho biết, chiếc máy bay mất tích là dòng Antonov An-28, thuộc hãng hàng không SiLA, một hãng hàng không nhỏ cung cấp các chuyến bay trong khu vực Siberia. Máy bay xuất phát từ thị trấn Kedrovy, Siberia, chở theo 17 người, gồm 4 trẻ em và 3 thành viên phi hành đoàn.

Toàn cảnh lũ quét tàn phá Châu Âu, hàng chục người thiệt mạng

(Kiến Thức) - Những trận mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ quét kinh hoàng ở Châu Âu, khiến ít nhất 68 người thiệt mạng.

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang
Theo Daily Mail, mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ quét kinh hoàng ở Châu Âu, cướp đi sinh mạng của ít nhất 68 người trong khi ít nhất 70 người khác mất tích. (Nguồn ảnh: Daily Mail) 

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang-Hinh-2
Miền Tây nước Đức bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với ít nhất 48 người thiệt mạng, trải khắp bang Bắc Rhine-Westphalia và bang lân cận Rhineland-Palatinate. 

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang-Hinh-3
Thị trấn Schuld, phía nam Bonn (Đức), bị ảnh hưởng rất nặng nề, với ít nhất 18 người thiệt mạng. Trong khi tại thị trấn Ahrweiler, hàng chục người mất tích khi nước sông Ahr tràn bờ và cuốn trôi nhà cửa ngay cả khi người dân leo lên mái nhà trú ẩn. 

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang-Hinh-4
Đây là trận lũ lụt chết chóc nhất ở Đức trong nhiều thập kỷ qua. 

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang-Hinh-5
 Các nhà chức trách Đức ước tính ít nhất 60 người chết trong trận lũ lụt và truyền thông Bỉ đưa tin 8 người thiệt mạng tại nước này.

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang-Hinh-6
Ngôi làng Schuld tan hoang sau khi trận lũ đi qua. 

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang-Hinh-7
Một chiếc ô tô bị cuốn trôi ở Schuld. 

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang-Hinh-8
10 ngôi nhà ở Verviers (Bỉ) đã bị đổ sập sau khi nước sông Vesdre tràn bờ, với hơn 1.000 cư dân phải sơ tán đến nơi an toàn.  

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang-Hinh-9
Chính quyền Bỉ cũng đã yêu cầu những người sống dọc theo bờ sông ở Liege sơ tán khi mực nước dâng cao.  

Toan canh lu quet tan pha Chau Au, hang chuc nguoi thiet mang-Hinh-10
 Cư dân ở Nam Limburg, Hà Lan, cũng phải sơ tán sau khi lũ lụt tấn công, dù chưa có thương vong nào được báo cáo.

Đội trưởng cận vệ của tổng thống Haiti bị bắt giữ

Dimitri Herard, người đứng đầu bộ phận an ninh tại tư dinh tổng thống Haiti bị cảnh sát tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise hôm 7/7, theo CNN.

Dimitri Herard, người đứng đầu Đơn vị An ninh Chung của Cung điện Quốc gia Haiti (USGPN), đã được thẩm vấn tại văn phòng Tổng Thanh tra Haiti vào ngày 14/7 (giờ địa phương), CNN dẫn lời Carl Martin, người điều phối nhóm bảo vệ pháp lý của ông Herard, cho biết.