Tính toán xây cầu Thủ Thiêm 4 kinh phí 5.300 tỷ dạng cầu quay
Sở GTVT TP.HCM sẽ tính toán kỹ lưỡng, đánh giá các yếu tố kinh tế - kỹ thuật của cầu Thủ Thiêm 4, nếu tĩnh không cao thì có giải pháp xây cầu quay hoặc cầu mở.
Sở GTVT TP.HCM đang tập trung phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm chiến lược ngành giao thông vận tải để đáp ứng tiến độ khởi công.
Dự án cầu Thủ Thiêm 4 được Sở GTVT TP.HCM đưa vào danh mục các công trình, dự án giao thông trọng điểm tiêu biểu thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Được biết, dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng. Theo thiết kế, cầu dài gần 2,2km, rộng 28m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành; tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7; tĩnh không thông thuyền 80x10m; vận tốc thiết kế 60 km/h.
Bên cạnh đó, dự án cầu Thủ Thiêm 4 đang được chuẩn bị đầu tư, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2024 - 2027 theo hình thức PPP.
Theo quy hoạch, có 5 cây cầu và một hầm chui nối trung tâm và các quận khác với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2)
Theo ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, hiện nay người dân rất quan tâm phát triển đường thủy phía thượng lưu (cảng Sài Gòn - Khánh Hội). Vì vậy phải dự báo cả nhu cầu khai thác đường thủy, các cầu cảng gần đó, làm sao tối ưu nhất để xác định độ cao của cầu Thủ Thiêm 4.
Cầu Thủ Thiêm 4 sau khi hoàn thành sẽ là trục giao thông quan trọng từ Thủ Thiêm sang quận 7, từ khu Đông sang khu Nam. Cầu sẽ chia sẻ lượng lớn giao thông cho hầm Thủ Thiêm và đường Tôn Đức Thắng (cầu Thủ Thiêm 2). Trục giao thông này được đánh giá sẽ rất lớn và hiệu quả.
"Chúng tôi sẽ tính toán đến các vấn đề ở 2 đầu cầu bao gồm yếu tố kỹ thuật, chi phí đầu tư, kết cấu. Nếu làm cầu cao thì tính đến việc mở theo dạng quay như cầu sông Hàn ở Đà Nẵng.
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4 (Ảnh: Sở GTVT TP.HCM)
Ngành giao thông sẽ tính toán kỹ lưỡng, đánh giá các yếu tố kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn tĩnh không thông thuyền phù hợp, hiệu quả cả về đường bộ và đường thủy. Trường hợp tĩnh không cao thì có giải pháp cầu quay hoặc cầu mở", ông Lâm nói.
Công trình bắt đầu tại quận 7, đoạn trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư. Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, nối với Khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4.
Công trình sau khi hoàn thành sẽ kết nối giao thông từ trung tâm “bán đảo” Thủ Thiêm với khu đô thị mới Nam Sài Gòn (quận 7) góp phần chỉnh trang đô thị, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển hai khu vực một cách nhanh nhất.
Mời quý độc giả xem video: Cầu vượt chữ C thông xe ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc hết tắc.
Sau 7 năm thi công, cầu Thủ Thiêm 2 (TP.HCM) sẽ khánh thành ngày 28/4 và thông xe một ngày sau đó. Người dân hy vọng cầu giúp giảm ùn tắc vào giờ cao điểm.
Cầu Thủ Thiêm 2 có kiến trúc độc đáo với tháp cầu nghiêng về phía Thủ Thiêm được xem như biểu tượng cổng chào, đón du khách tới với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Công trình còn có hình uốn lượn khi nhìn từ mặt bên của cầu. Kiến trúc này đem lại tính thẩm mỹ độc đáo và tạo điểm nhấn kiến trúc trên sông Sài Gòn. Khi đưa vào sử dụng, công trình được kỳ vọng sẽ kết nối giao thông khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm TP.HCM, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm vượt sông Sài Gòn.
Cầu Thủ Thiêm 2 có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn (quận 1), điểm cuối kết nối vào đường Trần Bạch Đằng (tuyến R1, TP Thủ Đức) với tổng chiều dài gần 1,5 km. Trong đó, đường dẫn phía quận 1 dài khoảng 352 m, đường dẫn phía quận 2 dài khoảng 270 m. Dự án được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), khởi công từ năm 2015.
Người khôn ngoan luôn biết tự giấu mình, chỉ kẻ ngốc mới khoe khoang
Người giỏi luôn biết cách ẩn mình, trong khi đó kẻ tiểu nhân lại thích khoa trương. Người quân tử luôn nhìn xa trông rộng còn tiểu nhân lại giống "ếch ngồi đáy giếng"
Thà giả ngốc một chút chứ đừng tự cho mình thông minh
Người xưa có câu rất hay: "Tri thức khiến người ta khiêm tốn, ngu si khiến người ta kiêu ngạo". Ở đời núi này cao còn có núi khác cao hơn, người giỏi ắt có người khác giỏi hơn. Thế nên thay vì quá tự tin, ngạo mạn thì cần học cách lắng nghe, kiên trì và khiêm tốn.
Cầu Thủ Thiêm 2 đang được hoàn thiện mặt đường cùng các hạng mục cuối cùng trước khi bước vào giai đoạn thử tải vào cuối tháng 3 và thông xe vào tháng 4
Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 1 và TP Thủ Đức được khởi công từ năm 2015, tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng. Tháng 9/2021, cầu hợp long và dự kiến hoàn thành, thông xe vào dịp 30/4.
Những ngày cuối tháng 3, mặt cầu đã được thảm nhựa hoàn thiện. Theo đại điện Công ty CP đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (nhà đầu tư), phần cầu chính có thiết kế dây văng với sơ đồ nhịp không đối xứng.
Ở phía bờ TP Thủ Đức, công nhân thi công lắp đặt khe co giãn cuối cùng của cầu.
Công nhân đang khoan đục để tạo vị trí lấp đặt khe co giãn. Khe đồng thời được cấu tạo để chống ồn khi phương tiện lưu thông qua cầu.
Lối đi cầu Thủ Thiêm 2 hướng từ quận 1 đang được rải thảm nhựa, thi công hoàn thiện mặt đường.
Theo nhà đầu tư, đến hiện tại, công trình đã hoàn thành các gói thầu xây lắp. Các nhà thầu đang tập trung thảm nhựa mặt cầu đối với hai nhánh rẽ N1, thi công điện chiếu sáng, cây xanh cảnh quan, tổ chức giao thông...
Tuyến đường R12 dài 315 m, có lộ giới 36,2 m, quy mô 6 làn xe, tốc độ lưu thông 60 km/h - kết nối trực tiếp cầu Thủ Thiêm 2
Anh Phùng Đức Quang (33 tuổi, công nhân) cho biết đã làm việc tại công trình gần 3 năm. "Trong 2 năm dịch bệnh kéo dài nhưng tôi vẫn được làm việc và có tiền trang trải cuộc sống. Trước đó công trình bị gián đoạn không ít lần vì chưa có mặt bằng thi công, nhưng khó khăn cũng được giải quyết nhanh nên công trường thi công trở lại và hoàn thành như bây giờ", nam công nhân nói khi đang mài nhẵn dải phân cách của cầu.
Nhánh N2 với 2 làn xe (nhánh kẹp bên hông của nhánh chính xuống đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh) đã được hoàn thành trải thảm nhựa 2 lớp.
Phía bên phải cầu, mặt đường Tôn Đức Thắng hướng về quận 1, công nhân đang thi công lát gạch nền, tái lập hoàn trả hiện trạng tuyến đường.
Góc nhìn trên cao từ cầu Thủ Thiêm 2 về trung tâm TP.HCM. Nơi đây, người dân có thể quan sát các tòa nhà biểu tượng của thành phố.
Cầu Thủ Thiêm 2 khi hoàn thành đóng vai trò kết nối giao thông khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm thành phố, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm vượt sông Sài Gòn vào giờ cao điểm.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Gấp rút trải thảm nhựa, lắp con lươn cầu Thủ Thiêm 2. (Nguồn: PLO)