Bị kỷ luật cảnh cáo, Giám đốc Sở Xây dựng được điều động làm Giám đốc Sở GTVT

Mặc dù, vừa bị cấp thẩm quyền thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo, thế nhưng ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi lại vẫn được điều động làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải của tỉnh này, khiến dư luận hoài nghi về công tác cán bộ tại địa phương.

Sáng 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Xây dựng đã được cấp thẩm quyền tỉnh điều động làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh này.

Cụ thể, theo quyết định số 1879/QĐ-UBND, ngày 11/12, do ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký, điều động ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Xây dựng đến nhận công tác tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi. Thời hạn 5 năm (kể từ ngày 15/12/2020 - 15/12/2025).
Trước đó, vào thằng 8/2020, ông Phong đã bị cấp thẩm quyền Quảng Ngãi thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Lý do là trước đó trong quá trình chỉ đạo và điều hành, với cương vị là Giám đốc Sở Xây dựng, ông Phong đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng triển khai trên địa bàn.

Bi ky luat canh cao, Giam doc So Xay dung duoc dieu dong lam Giam doc So GTVT-Hinh-2

Ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Xây dựng được điều động làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi, dù trước đó đã bị kỷ luật cảnh cáo.
Cụ thể, ông Phong có những vi phạm, khuyết điểm: tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Công viên cây xanh kết hợp với dịch vụ văn hóa, thể thao đa năng, không đúng quy định Luật Đất đai năm 2013.

Ông Phong chịu trách nhiệm chính trong việc ký văn bản tham mưu, phối hợp tham mưu UBND tỉnh quyết định phê duyệt đề xuất dự án, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Công viên Thiên Bút và Khu đô thị sinh thái Thiên Tân, không thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, không đăng tải thông tin mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, vi phạm Luật Đầu tư.

Liên quan đến dự án Thành phố giáo dục Quốc tế (IEC) Quảng Ngãi, ông Phong không thực hiện lập hồ sơ trình UBND tỉnh Quảng Ngãi điều chỉnh quy hoạch cục bộ từ đất công viên - cây xanh sang đất giáo dục đào tạo, vi phạm Luật Xây dựng.

Ngoài ra, khi chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, chưa đủ điều kiện để được cấp giấy phép, nhưng ông Phong đã ký quyết định cấp giấy phép xây dựng cho Công ty CP hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, để tiến hành xây dựng dự án Khu đô thị mới Nam Lê Lợi, vi phạm Luật Xây dựng; thiếu kiểm tra, thanh tra để chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình dự án Khu sinh thái, nghỉ dưỡng tắm bùn suối nước nóng Nghĩa Thuận (huyệnTư Nghĩa). Và khi dự án này đi vào hoạt động vẫn chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính về xây dựng, đã vi phạm Luật Xây dựng, Luật Đất đai.

Thanh tra Chính phủ phát hiện 665 đối tượng có hành vi tham nhũng

(Kiến Thức) - Trong 5 năm qua, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện 437 vụ việc trong đó có 665 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, vừa qua đoàn công tác đã nghe báo cáo của Thanh tra Chính phủ về việc kiểm tra, đánh giá việc sơ kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp dư luận xã hội quan tâm.
Theo đó, trong 5 năm, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 24 cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, phòng, chống tham nhũng tại 23 bộ, ngành, địa phương.

Công bố dự thảo báo cáo kiểm tra phòng chống tham nhũng tại TPHCM

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đã làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM để thông báo dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát công tác phòng chống tham nhũng.

Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Thành ủy TP.HCM tiếp thu ý kiến về các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra - Ảnh: VGP
 Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Thành ủy TP.HCM tiếp thu ý kiến về các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra - Ảnh: VGP
Theo Chinhphu.vn, ngày 27-5, tại Thành ủy TP.HCM, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM để thông báo, lấy ý kiến trực tiếp về dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng tại TPHCM năm 2017.

Lắp camera, ghi âm để giám sát cán bộ, chống “tham nhũng vặt“

(VietnamDaily) - Ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin...

Sáng 27/6, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị 10 của Thủ tướng về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến rõ rệt và đã có sự chuyển biến tích cực, thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức và cơ chế lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được hoàn thiện.

Lap camera, ghi am de giam sat can bo, chong “tham nhung vat“
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất lắp camera, ghi âm giám sát cán bộ, chống "tham nhũng vặt".

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng đã có chuyển biến tích cực, nhất là việc phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc, vụ án lớn, được xã hội quan tâm, đồng tình, ủng hộ, đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân, doanh nghiệp để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định.

Tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định, không công bằng, không khách quan. Điều này đã gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhiều nơi vẫn còn kém. Thấy rõ nhất ở một số lĩnh vực như: Thuế, hải quan, quản lý đất đai, cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, quản lý đầu tư, quản lý môi trường, xây dựng, cảnh sát giao thông, thanh tra chuyên ngành và một số đơn vị...

Còn tình trạng người dân, doanh nghiệp vì muốn được giải quyết công việc của mình, đã dễ dàng tiếp tay cho những hành vi sai trái của cán bộ, công chức, viên chức.

Trong những giải pháp được đưa ra để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất tại những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng công nghệ hiện đại như ghi âm, ghi hình… Khắc phục tình trạng chồng chéo, gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo và có chế tài xử lý.