Tiki và Sendo đạt thỏa thuận sáp nhập

Nguồn tin liên quan đến thương vụ sáp nhập giữa hai sàn thương mại điện tử Việt Nam Tiki và Sendo cho biết: “Cuộc thảo luận nghiêm túc và các cổ đông đã thống nhất”.

Theo nguồn tin của Dealstreet Asia, Tiki và Sendo được cho là đã đạt thỏa thuận về việc sáp nhập. “Cuộc thảo luận nghiêm túc và các cổ đông đã thống nhất”, nguồn tin liên quan khẳng định.

Hai sàn thương mại điện tử của Việt Nam được cho là đang làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có cơ quan quản lý lĩnh vực chống độc quyền để đảm bảo sự chấp thuận cho thương vụ này.

Trong báo cáo thường niên 2019, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng cho biết đã tiếp nhận hồ sơ về tập trung kinh tế giữa Công ty Cổ phần công nghệ Sen Đỏ và Công ty Cổ phần Tiki.

Hiện các thỏa thuận chi tiết về thương vụ sáp nhập vẫn chưa được hé lộ. Tuy nhiên, nhiều khả năng cả hai thương hiệu Tiki và Sendo sẽ đều tiếp tục hoạt động riêng rẽ dưới một công ty chung.

Một nguồn tin liên quan đến thương vụ sáp nhập giữa Tiki và Sendo nói với Zing việc đàm phán bắt đầu xúc tiến từ tháng 6/2019 và dự kiến hoàn tất vào tháng 7 tới. Dự kiến trong thời gian đầu sau khi sáp nhập, mô hình kinh doanh của Tiki và Sendo là vẫn được duy trì độc lập.

Trong khi đó, đại diện Tiki nói với Zing không bình luận về thông tin sáp nhập.

Theo tài liệu đăng ký kinh doanh mà Dealstreet Asia có được, hai doanh nghiệp thương mại điện tử này không có nhà đầu tư chung. Tại Tiki, các cổ đông nước ngoài đang nắm giữ 49,7% cổ phần. Ở Sendo, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại là 63,1%.

Tiki và Sendo là những doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước còn trụ lại trong cuộc chiến giành thị phần tại Việt Nam. Hai nền tảng này luôn nằm trong 4 vị trí dẫn đầu thị trường về lượt truy cập website và người dùng ứng dụng cùng với Lazada và Shopee.

Tiki va Sendo dat thoa thuan sap nhap

Đồ họa:Việt Đức.

Hiện Tiki tập trung nhóm khách hàng sinh sống ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, thương hiệu Sendo phổ biến hơn với người tiêu dùng ở khu vực ngoại ô và nông thôn. Nhóm khách hàng của Tiki cũng quan tâm hơn đến nguồn gốc hàng hóa so với Sendo.

Thương vụ sáp nhập giữa Tiki và Sendo nếu thành công sẽ giúp hai công ty nhanh chóng mở rộng thị trường và tập khách hàng của mình. Việc sáp nhập cũng sẽ giúp hai bên tiếp tục gọi vốn dễ dàng hơn.

Sendo gần đây vừa nhận đầu tư thêm 61 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C từ các nhà đầu tư cũ và một số quỹ mới bao gồm EV Growth của Indonesia và Kasikornbank của Thái Lan. Tổng cộng Sendo đã gọi vốn thành công hơn 130 triệu USD

Trong khi đó, chi tiết về khoản đầu tư mới nhất vào Tiki do Northstar Group dẫn đầu không được tiết lộ. Trước đó, Tiki đã được rót gần 62 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư bao gồm CyberAgent Capital, Sumitomo, JD.com, VNG, InnoVen Capital và một số quỹ của Hàn Quốc. 

Theo báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 có giá trị khoảng 5 tỷ USDcó thể tăng lên tới 23 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy nhiên, thương mại điện tử hiện mới chỉ chiếm khoảng 4-5% giá trị toàn thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây.

Tiki bị tố “bắt tay” với nhà cung cấp bán sản phẩm không rõ nguồn gốc

Từng nhiều lần tai tiếng về quảng cáo không đúng, sản phẩm liên tục bị lỗi, mới đây Tiki lại bị khách hàng tố vế việc “tiếp tay” cho việc bán sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Bán sản phẩm không rõ nguồn gốc

CEO Tiki muốn nới lỏng điều kiện IPO và lên sàn chứng khoán

Tiki vẫn đang thua lỗ và số lỗ ngày càng lớn do chi mạnh cho đầu tư và nhận diện thương hiệu.

Trong nội dung tham luận tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng nay (9/5), Tổng giám đốc Tiki Trần Ngọc Thái Sơn cho biết dịch Covid-19 đang khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và người dân cũng “thắt lưng buộc bụng” nhiều hơn để dự phòng cho những khó khăn trước mắt. Theo đó, ông Sơn đưa ra 4 kiến nghị để gỡ khó cho doanh nghiệp bán lẻ thương mại điện tử (TMĐT) và công nghệ.

CEO Tiki muốn hỗ trợ cơ chế tiếp cận vốn

Ê ẩm với tất toán nợ ở ngân hàng VPBank: 34 ngày mới hoàn tất 1 thủ tục

Bằng một ma trận thủ tục, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tạo ra một tiến trình tất toán một hợp đồng vay nợ đầy phức tạp đối với một khách hàng cá nhân để trục lợi.
 

Ma trận thủ tục

Tháng 1/2019, chị T làm hợp đồng mua một căn hộ tại một dự án chung cư ở quận Tây Hồ (Hà Nội) với giá trị 8,6 tỷ đồng, trong đó phần trả trước là 8 tỷ đồng. Trong phần trả trước, chị T phải trả cho chủ đầu tư 2,5 tỷ đồng, 5,5 tỷ đồng còn lại được vay từ Ngân hàng VPBank theo một thỏa thuận mang tính ba bên.