Tiết lộ tên 23 đường phố mới ở Hà Nội

Hà Nội chính thức đặt tên cho 23 đường phố mới và cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam.

Ngày 24/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký ban hành quyết định đặt tên một số đường phố mới và công trình công cộng trên địa bàn.
Theo đó, thành phố quyết định đặt tên 23 đường, phố mới, điều chỉnh độ dài 1 đường và đặt tên 1 công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
UBND Thành phố giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan chủ trì thực hiện việc tổ chức gắn biển 1 công trình công công trên địa bàn thành phố.
Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài đường, phố, công trình công cộng; về ý nghĩa của địa danh, danh nhân được đặt tên cho các đường phố mới, đường, phố được điều chỉnh độ dài và công trình công cộng.
Các quận, huyện, thị xã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc phân định ranh giới, gắn biển tên 23 đường, phố mới được đặt tên; 1 tuyến đường, phố điều chỉnh độ dài trên địa bàn Thành phố.
Cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam nối từ quận Tây Hồ sang Đông Anh (Hà Nội) chính thức mang tên Nhật Tân từ 24/12 (Ảnh: Khám phá)
Cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam nối từ quận Tây Hồ sang Đông Anh (Hà Nội) chính thức mang tên Nhật Tân từ 24/12 (Ảnh: Khám phá) 
Đặc biệt, thành phố Hà Nội đã quyết định đặt tên cho công trình cầu nối từ quận Tây Hồ sang huyện Đông Anh với chiều dài chính 3.750m; rộng: 33,2m.
Cầu Nhật Tân được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.
Liên quan đến việc đặt tên cho công trình giao thông nói trên, tại buổi họp báo ngày 26/12/2014, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, trước đây, trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam có đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân thành cầu Hữu nghị Việt – Nhật. Điều này nhằm đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Sau khi tiếp thu ý kiến của ngài Đại sứ Nhật Bản, Bộ GTVT đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Sau đó, Thủ tướng đã có văn bản giao cho TP.Hà Nội thực hiện. Tại kỳ họp diễn ra mới đây, HĐND TP.Hà Nội đã thống nhất lấy tên cầu là cầu Nhật Tân.
Ông Trường cho biết thêm, tuy nhiên, để ghi lại mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, Bộ GTVT và TP.Hà Nội thống nhất dưới tên chính là cầu Nhật Tân sẽ có thêm phần tiếng Anh là "cầu Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản".
Cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu, đường nối Nhật Tân – sân bay quốc tế Nội Bài sẽ được khánh thành và đưa vào khai thác vào ngày 4/1/2015.
Các đường, phố mới, gồm: Phố Thọ Tháp, phố Mạc Thái Tổ, phố Mạc Thái Tông (quận Cầu Giấy); phố Bằng Liệt, phố Hưng Phúc, phố Đông Thiên (quận Hoàng Mai); phố Thiên Hiền, phố Sa Đôi, phố Phú Đô, phố Nhổn, phố Hòe Thị, phố Tu Hoàng, phố Thị Cấm, phố Ngọc Trục, đường Đại Mỗ, phố Cầu Cốc, phố Miêu Nha, phố Cương Kiên, phố Đồng Me, phố Miếu Đầm (quận Nam Từ Liêm); đường Quảng Oai, đường Phú Mỹ, đường Tây Đằng (huyện Ba Vì); đường Đá Bạc, phố Cầu Hang (thị xã Sơn Tây) và kéo dài đường Hữu Hưng (quận Nam Từ Liêm).
Ngoài ra, Hà Nội cũng điều chỉnh kéo dài đường Hữu Hưng - quận Nam Từ Liêm thêm 600m, từ cuối đường Hữu Hưng thuộc khu đô thị Tây Mỗ đến giao với ngõ Hàng Bà, phường Tây Mỗ.

Cận cảnh đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Thủ đô

(Kiến Thức) -  Đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ý nghĩa đặc biệt với HN, gắn liền tổng thể khu vực phía Bắc, vai trò như trục đối ngoại của đất nước.

Tuyến đường từ cầu Nhật Tân đi Nội Bài vừa chính thức được HĐND thành phố Hà Nội chọn mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh chụp đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang thi công từ địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội hướng về cầu Nhật Tân.
Tuyến đường từ cầu Nhật Tân đi Nội Bài vừa chính thức được HĐND thành phố Hà Nội chọn mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh chụp đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang thi công từ địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội hướng về cầu Nhật Tân.

Ngắm những cây cầu độc đáo nhất Hà Nội

Long Biên, Chương Dương, Nhật Tân, Thanh Trì, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tuy... là những cây cầu bắc qua sông Hồng độc đáo nhất Hà Nội...

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do Pháp xây dựng năm 1898-1902. Những năm 80 và trước đó cầu chủ yếu phục vụ xe đạp, người đi bộ. Khi cầu Chương Dương quá tải, cây cầu trăm tuổi này phải cõng thêm hàng nghìn lượt xe máy mỗi ngày.
 Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do Pháp xây dựng năm 1898-1902. Những năm 80 và trước đó cầu chủ yếu phục vụ xe đạp, người đi bộ. Khi cầu Chương Dương quá tải, cây cầu trăm tuổi này phải cõng thêm hàng nghìn lượt xe máy mỗi ngày. 

Năm 1985 - 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành nút giao thông quan trọng và hiệu quả của thủ đô. Thiết kế ban đầu ước tính đáp ứng được 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe cộ tăng gấp 3 - 4 lần. Cuối những năm 90, cầu Chương Dương liên tục quá tải, Hà Nội liền cho xây dựng hệ thống vòng xoay ở phía Nam của cầu góp phần giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn ở lối lên xuống (hướng đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật).
 Năm 1985 - 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành nút giao thông quan trọng và hiệu quả của thủ đô. Thiết kế ban đầu ước tính đáp ứng được 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe cộ tăng gấp 3 - 4 lần. Cuối những năm 90, cầu Chương Dương liên tục quá tải, Hà Nội liền cho xây dựng hệ thống vòng xoay ở phía Nam của cầu góp phần giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn ở lối lên xuống (hướng đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật).