Tiếp tục nhắm vào Huawei, Mỹ buộc tội giáo sư Trung Quốc đánh cắp công nghệ

Mặc dù chưa bị buộc tội, nhưng Huawei cho biết họ xem vụ kiện chống lại giáo sư Mao là trường hợp “truy tố có chọn lọc” mới nhất của chính phủ Mỹ.

Các công tố viên Mỹ cáo buộc một giáo sư Trung Quốc tội danh lừa đảo vì cho rằng ông này đã lấy cắp công nghệ từ một công ty ở Califonia để làm lợi cho Huawei. Đây được coi là một “phát súng” khác nhằm vào nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc - theo Reuters.
Theo thông tin từ tòa án, giáo sư người Trung Quốc, có tên là Bo Mao, bị bắt tại bang Texas hôm 14/8, và sau đó 6 ngày, được cho tại ngoại khi nộp đủ 100.000 USD và đồng ý sẽ tiếp tục phục vụ điều tra tại New York.
Trước đó, tại phiên tòa xét xử cấp quận ở Brooklyn hôm 28/8, ông Bo Mao không chịu nhận tội danh cấu kết để gian lận tài chính liên quan đến việc việc sử dụng viễn thông hoặc công nghệ thông tin.
Tiep tuc nham vao Huawei, My buoc toi giao su Trung Quoc danh cap cong nghe
 Logo Huawei tại Hội chợ hàng công nghệ tiêu dùng IFA ở Berlin, Đức ngày 6/9/2019. (Ảnh: Reuters)
Theo đơn tố cáo, ông Mao đã tham gia thỏa thuận với một công ty công nghệ giấu tên ở Califonia để có được bảng mạch của công ty này, với khẳng định rằng công việc này là vì mục đích nghiên cứu khoa học.
Đơn tố cáo cũng cáo buộc một tập đoàn viễn thông không xác định của Trung Quốc, mà theo các nguồn tin nói đó chính là Huawei, đã cố gắng đánh cắp công nghệ, đồng thời khẳng định ông Mao có đóng vai trò là một đầu mối trong kế hoạch này. Một tài liệu khác của tòa án cũng cho thấy vụ việc có liên quan đến Huawei.
Ông Mao - một giáo sư tại Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), đồng thời cũng mới trở thành giáo sư thỉnh giảng tại một trường đại học ở bang Texas từ mùa thu năm ngoái – lần đầu tiên được dư luận chú ý đến khi ông có liên quan đến một vụ án dân sự khác ở bang Texas giữa Huawei và công ty khởi nghiệp CNEX Labs ở thung lũng Silicon.
Vào tháng 12/2017, Huawei khởi kiện CNEX và một cựu nhân viên là ông Yiren Huang với cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại. Ông Huang, cựu giám đốc kỹ thuật tại một công ty con của Huawei, đã giúp thành lập công ty CNEX năm 2013, chỉ 3 ngày sau khi rời công ty.
Trong lập luận phản tố của mình, CNEX cho biết ông Mao đã yêu cầu cung cấp một trong các bảng mạch của công ty này để phục vụ cho dự án nghiên cứu, và sau khi bàn giao bảng mạch cho giáo sư, ông này đã sử dụng nó cho một nghiên cứu có liên quan tới Huawei.
Vụ án kết thúc vào tháng 6 với một bản án “bằng hòa”. Một mặt, bồi thẩm đoàn không thấy CNEX đánh cắp bí mật thương mại, nhưng mặt khác, lại ra phán quyết ông Huang vi phạm hợp đồng lao động khi không thông báo với công ty về những quyền sáng chế ông này nhận được trong 1 năm rời đi.
Bồi thẩm đoàn nhận thấy Huawei không chịu tổn hại nào và cũng không gây ra bất cứ thiệt hại nào. Bồi thẩm đoàn mặc dù xác đinh Huawei đã chiếm đoạt một bí mật thương mại của CNEX, nhưng CNEX cũng không được bồi thường thiệt hại.
Giờ đây, tại Brooklyn các công tố viên Mỹ lại có vụ kiện khác chống lại Huawei với cáo buộc gian lận ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Mặc dù chưa bị buộc tội, nhưng Huawei cho biết họ xem vụ kiện chống lại ông Mao là trường hợp “truy tố có chọn lọc” mới nhất của chính phủ Mỹ.

Vì sao Mỹ vẫn chưa dẫn độ nữ tướng Huawei?

Các công tố viên Mỹ cho đến nay chưa phát lệnh dẫn độ giám đốc tài chính Huawei, trong bối cảnh thời hạn tạm giam 60 ngày sắp hết.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), phía Mỹ cho đến nay vẫn án binh bất động, chưa làm các thủ tục cần thiết để yêu cầu tòa án Canada dẫn độ bà Meng sang Mỹ xét xử.

Công việc "nhiều người thèm muốn" ở đại bản doanh Huawei

Huawei được miêu tả là "công ty trả lương cao nhất nhì Trung Quốc cho nhân lực trình độ cao" và "nhiều người thèm muốn được làm việc ở đây".

Cong viec
Vườn hoa tỉa chữ “Chào mừng đến Huawei” bên ngoài cơ sở của Tập đoàn Huawei ở Thâm Quyến. Huawei đã mời nhiếp ảnh gia của hãng Getty Images tham quan ba cơ sở của công ty giữa lúc họ đang là đối tượng giằng co trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cấm các công ty Mỹ bán linh kiện, phần mềm cho Huawei, kéo theo nhiều hãng công nghệ lớn như Google, Qualcomm và Intel tuyên bố ngừng hỗ trợ Huawei, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sản phẩm mới của gã khổng lồ Trung Quốc. Ảnh: Getty Images. 

Cong viec
Nhân viên Huawei chợp mắt sau bữa trưa. Huawei đang gặp khó khăn lớn sau khi Mỹ ra lệnh cấm các thiết bị viễn thông của công ty này, gây thiệt hại cho công ty đang dẫn đầu cuộc đua triển khai mạng thế hệ mới 5G. Ảnh: Getty Images. 

Cong viec
Nhân viên Huawei ăn trưa tại cơ sở Bantian ở Thâm Quyến. Mọi nhu cầu của họ được đáp ứng trong đại bản doanh của Huawei: nhà ở giá rẻ, quán cà phê, phòng tập, khách sạn, phương tiện công cộng, và tàu điện nhập khẩu từ Thụy Sĩ. Ảnh: Getty Images. 

Cong viec
Một trò chơi trong giờ nghỉ trưa của nhân viên Huawei. Huawei có 180.000 nhân công trên toàn cầu, với hơn một phần ba trong số đó làm việc tại các cơ sở mà nhiếp ảnh gia Kevin Frayer của Getty Images ghé thăm ở Đông Quản và Thâm Quyến, nơi được coi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Ảnh: Getty Images. 

Cong viec
 Nhân viên Huawei đang chơi bi-a sau giờ làm tại khu nhà dành cho nhân viên. “Làm việc ở đây là điều mà nhiều người thèm muốn”, ông Frayer viết trên Guardian. Ảnh: Getty Images.

Cong viec
 Các nhân viên đang chơi bóng rổ tại khu nhà ở cho nhân viên. “Đây là công ty trả lương cao nhất nhì Trung Quốc cho nhân lực trình độ cao, và nhiều nhân viên học nước ngoài hoặc các trường hàng đầu”, ông Frayer viết. Ảnh: Getty Images.

Cong viec
 Một lớp vẽ sau giờ làm việc tại khu nhà dành cho nhân viên. Ảnh: Getty Images.

Cong viec
 Phòng tập gym dành cho nhân viên Huawei. Ảnh: Getty Images.

Cong viec
 Một nhân viên đang dọn rác trên mặt hồ trong khuôn viên của Huawei. Ảnh: Getty Images.

Cong viec
 Thiên nga đen Australia được nuôi trong khuôn viên Huawei, để nhắc nhở các nhân viên hãy để ý các biến cố “thiên nga đen” (black swan events), tức các khả năng khó lường trước nhưng có hậu quả vô cùng lớn, và không được có thái độ trì trệ thường thấy ở các tập đoàn lớn. Ảnh: Getty Images.

Cong viec
 Một buổi tập huấn ở Huawei. Ảnh: Getty Images.

Cong viec
 Nhiếp ảnh gia Frayer ấn tượng bởi quy mô của các cơ sở Huawei, đặc biệt là kiến trúc châu Âu của cơ sở Đông Quản (trong ảnh), vì “người sáng lập Huawei từng học kiến trúc”. Ảnh: Getty Images.

Cong viec
 Huawei đã mời nhiều người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu như diễn viên Scarlett Johansson, Gal Gadot và ngôi sao bóng đá Lionel Messi. Người sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi, từng là một kỹ sư quân đội, thành lập công ty năm 1987 với ba nhân viên và số vốn hơn 5.000 USD. Năm ngoái doanh thu Huawei đạt 100 tỷ USD. Ảnh: Getty Images.