Tiếp tục điều tra loạt thiết bị liên doanh, liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai

Ngoài vụ 'thổi giá' robot hỗ trợ phẫu thuật sọ não vừa được đưa ra xét xử, Thanh tra Chính phủ (TTCP) xác định, còn nhiều thiết bị liên doanh, liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, cần tiếp tục điều tra làm rõ.

Theo Thanh tra Chính phủ (TTCP), đối với Bệnh viện Bạch Mai, ngoài các sai phạm cơ quan tố tụng điều tra xét xử, kết luận thanh tra còn chỉ ra nhiều sai phạm khác. Trong đó, không xác định đầy đủ chi phí hoặc xác định không đúng quy định; kiểm tra 35 thiết bị liên doanh liên kết giai đoạn 2014 – 2018 bệnh viện thu về trên 4 tỷ đồng, các doanh nghiệp thu về trên 27 tỷ đồng.
Đáng chú ý, TTCP xác định, 11 thiết bị liên doanh, liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự quy định tại Điều 356 của Bộ Luật Hình sự tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", cần tiếp tục điều tra, làm rõ.
11 thiết bị liên doanh, liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai gồm: Hệ thống chụp CT-Scanner 128 lát cắt; Hệ thống máy nội soi Olympus (6 bộ nội soi dạ dày, đại tràng); Hệ thống máy CT 64 lớp cắt; Hệ thống chụp CT-Scanner 128 lát cắt có chức năng mô phỏng; Máy chụp cắt lớp điện toán; Hệ thống cộng hưởng từ 1.5 Tesla (siêu dẫn); Hệ thống chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc toàn thân 32 lát cắt;...
Còn tại Bệnh viện K, kết quả thanh tra cho thấy, bệnh viện này ký hợp đồng với các doanh nghiệp đặt máy và tổ chức đấu thầu đối với hóa chất chỉ sử dụng cho máy đã đặt sẵn tại Bệnh viện K không đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2013, cũng như quy định các hành vi bị cấm trong đấu thầu, vi phạm chỉ đạo của Bộ Y tế tại Văn bản số 8450 ngày 28/11/2016 và Văn bản số 16661 ngày 08/12/2017 của Bộ Tài chính.
Tiep tuc dieu tra loat thiet bi lien doanh, lien ket tai Benh vien Bach Mai

TTCP chuyển 2 gói thầu tại Bệnh viện K có dấu hiệu sai phạm sang cơ quan điều tra. Ảnh: N.T

Theo TTCP, việc thực hiện đấu thầu đi kèm điều kiện nhà thầu trúng thầu phải có trách nhiệm cung cấp máy kèm theo hóa chất, vật tư của gói thầu là trái quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Việc thực hiện mua sắm đối với một số gói thầu, TTCP xác định, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần chuyển hồ sơ hoặc chuyển thông tin sang cơ quan điều tra Bộ Công an như, gói thầu TB-05/2014 “Cung cấp lắp đặt thiết bị xạ trị 1” và gói thầu TB-06/2014 “Cung cấp và lắp đặt thiết bị xạ trị 2” tại Bệnh viện K.

Theo TTCP, nguyên nhân của những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm, khách quan do nền kinh tế phát triển, dẫn đến có sự đầu tư của các tổ chức kinh tế, cá nhân vào lĩnh vực y tế, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước liên quan phải đáp ứng về các loại hình bệnh viện ngoài công lập, công tác xã hội hóa, liên doanh liên kết, chi trả bảo hiểm y tế (BHYT)... Sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực y tế nói riêng trong những năm gần đây đòi hỏi việc đổi mới máy móc, thiết bị, vật tư y tế (VTYT) cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế phải theo kịp với thực tiễn.

Nguyên nhân chủ quan, việc phối hợp thực hiện giữa các bộ, ngành trong thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với công tác quản lý quỹ BHYT, việc quản lý hoạt động liên doanh, liên kết trong lĩnh vực y tế... còn chưa được tốt.

Công tác chỉ đạo của Bộ Y tế trong quản lý quỹ BHYT, đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế (TTBYT), VTTH, thuốc chữa bệnh còn chưa đồng bộ, thiếu thanh tra, kiểm tra thường xuyên và không tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kịp thời để chỉ ra các mặt được và những hạn chế, yếu kém để khắc phục. Việc phối hợp thực hiện giữa các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế trong quản lý quỹ BHYT, mua sắm TTBYT, VTTH, thuốc chữa bệnh còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được hiệu quả cao. Chưa chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng công tác đấu thầu mua sắm TTBYT, VTTH, thuốc chữa bệnh.

Trách nhiệm về các thiếu sót, vi phạm được phát hiện qua thanh tra trong việc quản lý sử dụng quỹ BHYT, mua sắm TTBYT và VTTH, đấu thầu thuốc chữa bệnh thuộc lãnh đạo Bộ Y tế được giao phụ trách thời kỳ 2014 - 2018, các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Y tế (Vụ BHYT, Cục QLD, Vụ TTB&CTYT, Vụ KHTC, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Trung tâm MSTTQG) giai đoạn 2014 - 2018. Trách nhiệm trong quản lý, sử dụng quỹ BHYT của BHXH Việt Nam thuộc lãnh đạo BHXH Việt Nam được giao phụ trách thời kỳ 2014.

Đối với Bệnh viện Nhân dân 115, quá trình kiểm tra xác minh tại Sở Y tế TPHCM, TTCP phát hiện một số sai phạm đối với gói thầu “Mua sắm 70 máy giúp thở”. Song do thời gian thanh tra và lực lượng thanh tra có hạn, TTCP chưa xác minh, làm rõ đầy đủ để kết luận. Ngoài ra, tại Bệnh viện Nhân dân 115 còn có những nội dung công dân tố cáo liên quan, nên TTCP đã có văn bản chuyển đơn tố cáo nêu trên tới UBND TPHCM để xử lý theo thẩm quyền.

Vì sao Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn bị khởi tố?

Bộ Công an làm rõ 2 gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư tại Bệnh viện Tim Hà Nội gây thất thoát trên 40 tỷ đồng. Trong đó, ông Tuấn đã ký một số văn bản có liên quan.

Chiều 21/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, cho tại ngoại đối với ông Nguyễn Quang Tuấn (54 tuổi, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015.

Cùng tội này, Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Đảng (45 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thiết bị y tế Hoàng Nga).

Bắt giam ông Nguyễn Quang Tuấn - cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bị can Nguyễn Quang Tuấn đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung điều tra mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để làm rõ tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của các bị can và đối tượng có liên quan; thu giữ vật chứng và xác minh thu hồi, kê biên triệt để tài sản cho Nhà nước.

Chuyên gia trường Y Johns Hopkins: Những di chứng lâu dài của Omicron có thể hủy hoại cuộc sống của con người

Theo Tiến sĩ Panagis Galiatsatos công tác tại Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), biến chủng Omicron dễ lây lan hơn và gây ra bệnh nhẹ hơn nhưng những di chứng lâu dài của nó có thể hủy hoại cuộc sống của con người.

Chuyen gia truong Y Johns Hopkins: Nhung di chung lau dai cua Omicron co the huy hoai cuoc song cua con nguoi
 Hiện Omicron là một trong những biến thể đáng lo ngại nhất thế giới khi nhiều nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao. Theo các nhà nghiên cứu, biến chủng Omicron dễ lây lan hơn và gây ra bệnh nhẹ hơn. Mới đây, Tiến sĩ Panagis Galiatsatos, Giám đốc Phòng khám Điều trị Thuốc lá và Trợ lý Giáo sư Y khoa tại Trường Y Johns Hopkins đưa ra cảnh báo về những di chứng lâu dài của Omicron có thể gây ra cho con người.