Thương tâm cặp bé gái sinh đôi thiếu tháng bị bại não

Bé Linh và bé Thùy bị sinh thiếu tháng khi mẹ mới mang thai được 29 tuần tuổi khiến cả hai bé đều bị mắc bệnh bại não, chân co quắp.

Vợ chồng anh Đào Xuân Thanh (29 tuổi) và chị Đào Thị Thắm (23 tuổi) trú tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nên duyên vợ chồng từ năm 2012. Niềm vui của vợ chồng son càng được nhân lên khi biết tin chị Thắm mang thai đôi. Nhưng đến tháng 4/2013, chị Thắm bất ngờ trở dạ, sinh non hai bé gái khi thai nhi mới được 29 tuần tuổi. Thấy hai bé được sinh ra đầy đủ, ăn uống bình thường thì cả nhà lại thở phào nhẹ nhõm. Ông bà hai bên nội ngoại cũng mừng rỡ khi thấy hai cháu lớn lên từng ngày, đặt tên cô chị là Đào Thị Thùy, tên cô em là Đào Thị Linh, hi vọng hai đứa nhỏ ăn khỏe, ngủ ngoan.
Nhưng khi hai bé gái sinh đôi được 13 tháng tuổi, chị Thắm mới phát hiện điều bất thường từ cơ thể con. Mặc dù cơ thể con phát triển cân đối nhưng chân phải lại bị co quắp lại, có nắn ra thế nào cũng không được. Vợ chồng chị Thắm cứ tưởng hai con bị gãy chân nên vội vã đưa con đi khám bệnh ở viện Nhi, lúc này cả nhà mới biết hai bé bị bệnh bại não do sinh thiếu tháng, dẫn đến việc co cứng cơ chân, không cử động được.
Chị Thắm nghe tin con mà muốn ngất lịm, hai đứa trẻ khi được sinh ra trông vô cùng trắng trẻo, bụ bẫm, không thể ngờ được là cả hai cháu đều bị mắc bệnh bại não.
Từ thời điểm phát hiện hai cháu bị bệnh đến nay đã gần 3 năm, cũng ngần ấy thời gian cả gia đình chị Thắm lặn lội đưa con đi khắp nơi chữa bệnh. Có bao nhiêu tiền của trong nhà cũng dốc sạch để điều trị cho con. Đến nay, bé Đào Thị Thùy và bé Đào Thị Linh đang được điều trị luân phiên tại khoa Nhi (tầng 3) bệnh viện Châm cứu TƯ, được chăm sóc bởi bà nội Trần Thị Thân nay đã hơn 60 tuổi.
Thuong tam cap be gai sinh doi thieu thang bi bai nao
Bà Trần Thị Thân bên cô cháu gái nhỏ bị co cứng cơ chân đang phải điều trị tại viện Châm cứu TƯ. Nhà không có điều kiện nên chỉ có thể cho hai đứa cháu thay phiên đi điều trị. 
Vừa ôm bé Linh trong tay, bà Thân vừa chia sẻ:"Đi khám ở bệnh viện Nhi, bác sĩ bảo hai cháu sinh non nên bị chứng nhuyễn hóa chất trắng bao quanh não thất làm rối loạn vận động cơ thể, co cứng cơ chân. Ngày xưa, bố mẹ hai cháu có đưa các cháu đến bệnh viện 108 để xin phẫu thuật chân. Nhưng các bác sĩ ở đấy bảo nguyên nhân bệnh là do bại não nên chỉ có thể can thiệp bằng châm cứu và xoa bóp vật lý trị liệu thôi".
Bà Thân cho biết, lúc gia đình mới đưa hai cháu đi chữa trị thì cả chị Thắm lẫn hai đứa nhỏ cùng đi. Nhưng rồi tiền bạc cạn kiệt, giờ chỉ có thể đủ tiền cho một cháu đi bệnh viện chữu bệnh. "Hai đứa sinh đôi đều cùng bị nên chi phí điều trị cũng gấp đôi. Nhà không có tiền nên chỉ còn cách để hai chị em luân phiên nhau lên viện. Đứa chị lên 4 - 5 tuần thì lại về, nghỉ khoảng 2 tuần ở nhà để bố mẹ các cháu vay mượn được tiền thì lại đưa đứa em lên bệnh viện. Hiện tại tôi đang đưa đứa em là cháu Linh đi chữa bệnh, còn cháu Thùy thì ở nhà với mẹ". Suốt những năm qua, bà Thân thương hai đứa cháu nhỏ nên thay cha mẹ chăm sóc cháu khi đi bệnh viện.
"Con dâu tôi mới sinh thêm cháu mới được 3 tháng tuổi nên không đi làm được, giờ ở nhà chăm 2 con nhỏ. Nguồn thu nhập chính hiện tại đều do con trai tôi gánh vác" - bà Thân cho hay, anh Đào Xuân Thanh hiện đang là lao động tự do, ai thuê gì thì làm nấy, anh cũng cố gắng tìm thêm công việc để có tiền nuôi cả gia đình và đưa con đi chữa bệnh. Nhưng thu nhập của anh Thanh mỗi tháng chỉ được khoảng 3 - 4 triệu, không đủ để trang trải hết các khoản tiền chi tiêu và viện phí cho các con. Vậy nên cả hai vợ chồng anh đều phải đi vay mượn trong mỗi lần đưa con đi nhập viện điều trị, giờ khoản nợ đã lên đến gầm 100 triệu đồng.
Bà Thân kể lại, ngày xưa khi chưa phát hiện con có bệnh, hai vợ chồng anh Thanh còn tích cóp được ít tiền xây một gian nhà nhỏ lợp tấm pro để ở. Nhưng giờ tiền của kiếm được đều dành cho con chữa bệnh nên hoàn cảnh gia đình không được cải thiện hơn nữa. Nếu bí tiền quá mà không vay được ai thì lại tạm cho con nghỉ chữa bệnh, đến khi lo được thì lại đưa con lên viện.
"Hai cháu đều có bảo hiểm nhưng chỉ chi trả được một phần nào, còn tiền ăn và tiền thuốc não thì phải tự mua lấy, chi phí mỗi tháng của hai bà cháu tính cả tiền thuốc thang là khoảng 5 triệu đồng. Mặc dù đầu óc cháu phát triển bình thường nhưng vẫn phải uống thuốc để hỗ trợ điều trị chân, điều trị bại não. Giờ cô chị đã có thể đi men men được một chút rồi, nhưng cô em thì chưa đứng được, khi tập đi thì chân cứ lết trên đất, đôi dép quai hậu cho cháu tập đi cứ bị bật tung cả ra nên tôi phải lấy dây chun để chế lại dép cho cháu" - bà Thân vừa bóp chân cho bé Linh vừa kể.
Bé Đào Thị Linh là cô em trong cặp sinh đôi được bà Thân đưa đi điều trị trong đợt này. Cô bé 4 tuổi trông rất xinh xắn, da trắng trẻo, đôi mắt trong veo nhưng lại đượm buồn. Bà nội bảo cả hai bé đều nhận thức được bệnh của mình, may mắn là cả hai bé đều ngoan, không quấy khóc gì. "Linh nó khôn và thương chị lắm. Khi có đoàn tình nguyện đến cho quà, cháu nó còn xin thêm cho chị vì chị phải ở nhà, sợ chị thiệt thòi. Hai chị em thương nhau".
Thuong tam cap be gai sinh doi thieu thang bi bai nao-Hinh-2
Nụ cười hiếm hoi của bé Linh khi hai bà nháu nhận được suất cháo tình thương của đoàn tình nguyện.
Nói về tương lai của hai đứa cháu nhỏ, bà Thân nước mắt lưng tròng tâm sự: "Nhìn khuôn mặt của hai cháu ai mà nghĩ được là cháu bị bại não, chân co quắp thế này. Gia đình cũng chỉ cố gắng tìm cách điều trị bệnh để hai cháu được phát triển đi lại bình thường như những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù đã 4 tuổi rồi nhưng từ bé đến giờ các cháu chỉ đi viện rồi về nhà, về nhà rồi lại đi viện, chưa một lần được gửi nhà trẻ. Không biết đến tuổi đi học thì sẽ thể nào, tôi chỉ hi vọng hai cháu có thể đi được nhưng các bác sĩ bảo phải điều trị lâu dài, không biết đến bao giờ mới hết được bệnh".

Cứu sống 2 trẻ sơ sinh bị vàng da nhân não sơ sinh

Sau khi được thay máu, hiện tại tình trạng của 2 trẻ sơ sinh bị vàng da nhân não đã ổn định, đã có thể bú được nhưng sẽ phải theo dõi về các di chứng thần kinh.

Ngày 19/7/2017, Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bé Vũ Văn N.(5 ngày tuổi), thường trú tại thị xã Quảng Phong, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh được đưa vào viện trong tình trạng trẻ bỏ bú, sau sinh 3 ngày xuất hiện vàng da toàn thân chuyển màu vàng sậm vùng mặt và tay chân. Qua thăm khám các bác sĩ phát hiện trẻ tăng trương lực cơ, gồng cứng người, có các cơn nhịp tim chậm, xuất hiện cơn ngừng thở ngắn, bú kém.

4 thực phẩm “trắng” mà bệnh nhân tiểu đường cần phải bỏ ngay

Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ngoài việc ăn bổ sung các loại rau củ, trái cây tươi..thì việc loại bỏ 4 thực phẩm "trắng" này rất quan trọng.

Đường tinh luyện ở đây chính là đường trắng là một disacarit (glucose + fructose) có công thức phân tử C12H22O11. Loại đường này cũng có trong các loại thực phẩm tự nhiên như mía, củ cải… Sau khi được tinh chế loại đường này được dùng để chế biến các loại nước ngọt, bánh kẹo…
4 thuc pham “trang” ma benh nhan tieu duong can phai bo ngay
 Ảnh minh họa đường tinh luyện, nguồn: Sức khỏe & Đời sống
Cơ thể chúng ta hấp thụ đường vào máu từ các loại thực phẩm ăn vào là khác nhau. Đường trắng trong nước ngọt, bánh kẹo sẽ bắn thẳng vào trong máu, đường trong sữa sẽ đi từng dòng vào trong máu, đường từ tinh bột sẽ chảy từ từ vào trong máu, đường trong trái cây sẽ vào máu theo kiểu nhỏ giọt và đường trong rau củ sẽ thẩm thấu từ từ vào máu.
Như vậy, đường vào máu càng chậm, càng tốt, bởi hậu quả của việc tăng đường huyết sẽ dẫn đến nhiều vấn để về sức khỏe, gây ra và làm trầm trọng hơn đối với người bị bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh tiểu đường. Để tiêu hóa được đường tinh luyện cơ thể phải tốn nhiều Calci, Natri, Kali, Magie, Crom lấy từ các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Và hậu quả là cơ thể sẽ bị thiếu hụt những vi chất thiết yếu đó.
Dưới đây là một số tác hại của đường tinh luyện:
- Đường gây tăng Glucose trong máu, suy nhược và mệt mỏi.
- Đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.
- Đường làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Đường đẩy nhanh quá trình lão hoá.
- Đường gây sâu răng, làm xấu da.
- Đường ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng.
- Đường gây stress.
Đường rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của con người nhưng đó là đường ở dạng tự nhiên chứa trong rau củ, trái cây chứ không phải là đường tinh luyện.
Muối
Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ muối là có thể duy trì một sức khỏe tốt, rất hữu ích cho tế bào thần kinh. Muối ở dạng tự nhiên có chứa trong các loại rau củ như: Hành tây, Khoai tây, Cà chua… là đủ để giúp chúng ta khỏe mạnh.
Trong muối ăn NaCl là hợp chất vô cơ có liên kết ion bền vững khác muối trong rau củ, cho nên cơ thể dễ dàng sử dụng các muối hữu cơ có liên kết cộng hóa trị này.
Việc sử dụng quá nhiều muối sẽ dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong máu, tăng gánh nặng cho tim và thận, dẫn đến hàng loạt bệnh về huyết áp, tim mạch, thận, xương khớp, ung thư… Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc hạn chế muối ăn càng cần thiết hơn bởi những nguy cơ mắc những bệnh trên càng tăng cao hơn.
Lượng muối thích hợp đưa vào trên bệnh nhân tiểu đường thường dưới 5g/ngày, tốt nhất nên sử dụng muối tự nhiên chứa trong rau củ và trái cây. Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn như Pizza, thịt hộp, cá muối, snack,… vì chúng chứa rất nhiều muối và các chất phụ gia độc hại khác.
Ngũ cốc tinh chế
Bột mì trắng và gạo trắng là hai loại ngũ cốc tinh chế được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đối với lúa mì và lúa gạo thì phần dinh dưỡng chứa nhiều Enzyme, Acid amin, Vitamin, chất xơ nhất lại nằm ở lớp vỏ cám bên ngoài và mầm của nó. Thế nhưng ngũ cốc tinh chế lại được chà sát hết lớp vỏ nâu ấy để tăng vị ngon và tăng thời gian sử dụng. Đặc biệt khi dùng các món ăn được chế biến từ bột mì và gạo trắng làm cơ thể chúng ta bị thiếu hụt Vitamin nhóm B (đó là những loại Vitamin cần thiết cho việc tiêu hóa và chuyển hóa các chất đường bột), chúng ta phải huy động nguồn Vitamin B lấy ra từ các bộ phận khác trong cơ thể và dẫn đến hàng loạt rối loạn như: Kích thích thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mỏi cơ, thiếu máu, giảm thị lực, rối loạn nhịp tim, tăng đường huyết…
4 thuc pham “trang” ma benh nhan tieu duong can phai bo ngay-Hinh-2
 
 Thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế làm nguồn lương thực chính hãy sử dụng ngũ cốc thô, nguyên cám như: Yến mạch, Gạo lứt… với hàm lượng Vitamin, Amino acid, Enzyme, chất xơ cao sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng hấp thu chống béo phì và ngăn chặn các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, tim mạch…

Vấn để đối với bệnh nhân tiểu đường không phải là lượng Carbohydrate đưa vào mà là nguồn Carbohydrate được lấy từ đâu. Những loại ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ là nguồn Carbohydrate có ích cho bệnh nhân tiểu đường.

Sữa

Sữa là sản phẩm tự nhiên mà tạo hóa ban tặng cho động vật có vú để nuôi con. Tuy nhiên nó chỉ thật sự tốt cho chính loài đó và trong giai đoạn đầu đời khi trẻ chưa có khả năng hấp thụ các chất khác. Việc con người uống sữa của loài động vật khác là một hình thức phá vỡ quy luật tự nhiên bởi loài người không có những Enzyme tiêu hóa sữa các các loài khác.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra mối liên quan giữa sữa bò và bệnh đái tháo đường type 1. Hệ miễn dịch của con người đã nhận lầm Protein trong sữa bò (Casein) với các tế bào β của cơ thể, và sẽ tấn công các tế bào đó và gây ra bệnh tự miễn và đái tháo đường Type 1. Ngoài ra, sữa nguyên kem còn chứa lượng lớn chất béo, chúng sẽ gây ra béo phì và hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác.