Thuế thừa kế Samsung 10 tỷ USD... đế chế nào chung “cảnh ngộ“?

(Kiến Thức) - Không chỉ Tập đoàn Samsung, nhiều nhà quản lý của các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đau đầu với mức thuế thừa kế cao ngất ngưởng.

Ngày 25/10, Samsung bất ngờ thông báo sự ra đi của Chủ tịch Lee Kun Hee. Ông Lee là người dẫn dắt Samsung với vai trò Chủ tịch từ năm 1987 đến năm 2008, góp phần đưa tên tuổi gã khổng lồ điện tử trở thành tập đoàn xưng bá trên thị trường công nghệ châu Á và thế giới.
Theo ước tính của Forbes, ông Lee Kun Hee là người giàu nhất Hàn Quốc với tài sản xấp xỉ 20,1 tỷ USD. Khối tài sản này sẽ được chia cho gia đình và các con ông Lee sau khi người thừa kế của ông nộp đủ thuế thừa kế theo đúng luật pháp Hàn Quốc.
Thue thua ke Samsung 10 ty USD... de che nao chung “canh ngo“?
 Gia tộc Lee có thể phải nộp đến 9 tỷ USD thuế để thừa kế khối tài sản khổng lồ của cố Chủ tịch Lee Kun Hee. Ảnh: Getty Image
Để thừa kế khối tài sản khổng lồ 20,1 tỷ USD này, người thừa kế tài sản của cố Chủ tịch Lee Kun Hee phải đóng mức thuế rất lớn. Theo ước tính của Reuters, thuế thừa kế đối với các tài sản nói trên dự kiến vào khoảng 10.600 nghìn tỷ won, tương đương 9,4 tỷ USD. Đây có thể là mức thuế thừa kế lớn nhất mà một gia đình phải trả từ trước đến nay trong lịch sử luật thừa kế.
Thực tế, gia tộc Samsung không phải là trường hợp đầu tiên phải nộp khoản thuế khổng lồ để thừa kế tài sản ở Hàn Quốc.
Năm 2019, người thừa kế của tập đoàn Hanjin Group cũng gặp trường hợp tương tự sau khi cố Chủ tịch tập đoàn Cho Yang-ho qua đời. Ông Choi Won-tae, Chủ tịch Korean Airlines và con trai của ông Cho Yang-ho, phải từ bỏ quyền quản lý và bán một phần cổ phần trong khoản tài sản được thừa kế để trả thuế. Ước tính mức thuế thừa kế mà ông Cho Won-tae phải trả hơn 270 tỷ won (232 triệu USD).
Năm 2018, Chủ tịch Tập đoàn LG Koo Kwang-mo và các thành viên trong gia đình phải trả khoản thuế thừa kế lên đến 921,5 tỷ Won (tương đương 817 triệu USD) trong hơn 5 năm khi tiếp quản LG sau khi bố ông qua đời.
Các đế chế "cha truyền con nối" khác tại Hàn Quốc cũng chịu chung hoàn cảnh thuế thừa kế cao ngất ngưởng. Trong đó bao gồm nhà sản xuất bao cao su lớn nhất trên thế giới Unidus, hãng bấm móng tay lớn nhất thế giới Three Seven hay nhà sản xuất hộp đựng thực phẩm lớn nhất tại Hàn Quốc Lock & Lock Co.
Ông Lee Woo-hyun, giám đốc điều hành công ty OCI, buộc phải từ bỏ vị trí cổ đông lớn nhất trong công ty vì đã bán cổ phiếu nắm giữ để trả 200 tỷ won (175,36 triệu USD) tiền thuế thừa kế.
Tuy nhiên, có rất nhiều công ty đã lách luật bằng cách điều chỉnh lượng cổ phần sở hữu ở mức 29,9% để tránh ngưỡng 30%.
Chẳng hạn như ở Tập đoàn Hyundai. Hai người con của tỷ phú Chung Mong Koo đã hạ tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại công ty liên kết Innocean Worldwide xuống 29,9% vào năm 2015 khi các quy định điều tra của FTC có hiệu lực.
Được biết chi nhánh này mang về tới 79,9% tổng doanh thu toàn tập đoàn trong năm 2016.

Gay cấn cuộc chiến thừa kế Samsung sau khi Chủ tịch Lee Kun-Hee chết?

(Kiến Thức) - Sau khi Chủ tịch Lee Kun-Hee qua đời, việc tái cơ cấu các công ty con của Samsung cũng như vấn đề ai sẽ là người kế vị tập đoàn thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

Theo công bố của Samsung, Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee từ trần ngày 25/10 bên cạnh gia đình nhưng công ty này không đề cập đến nguyên nhân cái chết. Ông đã phẫu thuật vào năm 2014 sau một cơn đau tim và được điều trị ung thư phổi vào cuối những năm 1990.

Kỳ quái những căn biệt thự đại gia Việt xây, nhìn đã rùng mình

(Kiến Thức) - Được xây dựng theo kiến trúc kỳ quái, những căn biệt thự này khiến không ít người phải "rùng mình".

Ky quai nhung can biet thu dai gia Viet xay, nhin da rung minh
 "Ngôi nhà quái dị" (Crazy House) hay biệt thự Hằng Nga rộng gần 2.000 m2, tọa lạc ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng (TP. Đà Lạt). Ảnh: Internet

Vì sao giới siêu giàu trên thế giới đổ xô tới Australia

Có nhiều lý do khiến Australia trở thành điểm đến hấp dẫn số một đối với giới nhà giàu trên toàn thế giới.

Nhờ các yếu tố như khí hậu, lối sống và sự an toàn, Australia đang thu hút một số lượng lớn triệu phú và tỷ phú USD tới định cư. Theo báo cáo của AfrAsia Bank, chỉ trong năm 2018 có tới 12.000 triệu phú USD di cư tới Australia, cao nhất thế giới.
Trong khi đó, số lượng triệu phú USD di cư tới Mỹ là 10.000 người. Canada xếp thứ 3 trong danh sách khi thu hút 4.000 người giàu có. Năm 2018 là năm thứ tư liên tiếp Australia đứng đầu bảng xếp hạng này.
Báo cáo cho biết thành phố Sydney là sự lựa chọn yêu thích của giới nhà giàu toàn cầu. "Sydney là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu châu Á và đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của giới siêu giàu thế giới nhờ lối sống, sự an toàn và khí hậu", AfrAsia Bank khẳng định.
Chính trị gia là công chức phục vụ nhân dân
Theo định nghĩa của ngân hàng UBS, "giới siêu giàu" là những cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên. Tuy nhiên, nhiều tổ chức tài chính cho rằng ở thời điểm hiện nay, mốc "siêu giàu" phải là từ 50-100 triệu USD.
Vi sao gioi sieu giau tren the gioi do xo toi Australia
Sydney trở thành điểm đến yêu thích của giới nhà giàu toàn cầu. Ảnh: AFP. 
Nền kinh tế Australia chưa từng rơi vào suy thoái trong suốt 28 năm qua - một kỷ lục - và được đánh giá là "một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 20 năm qua".
Từ năm 2007 đến nay, chính phủ Australia đã trải qua 7 đời thủ tướng. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn được ca ngợi là có hệ thống chính trị phát triển nhất thế giới.
“Các chính trị gia Australia là công chức phục vụ nhân dân và không sở hữu quyền lực quá lớn", báo cáo viết. "Đảng cầm quyền hoàn toàn có thể thay thủ tướng trong nhiệm kỳ nếu cảm thấy cần có sự thay đổi".
So với Mỹ, Australia có một số ưu điểm vượt trội đối với giới nhà giàu. Chính quyền Australia không đánh thuế thừa kế, do đó các triệu phú và tỷ phú có thể thoải mái chuyển giao tài sản cho con cháu.
Không giống như ở Mỹ, các vụ xả súng đẫm máu rất hiếm khi xảy ra tại Australia nhờ luật kiểm soát súng đạn chặt chẽ của quốc gia này. Hơn nữa, Australia có hệ thống bảo hiểm y tế dành cho tất cả mọi người, không phân biệt mức thu nhập.
Đặc biệt an toàn để nuôi dạy trẻ em
"Australia là quốc gia đặc biệt an toàn để nuôi dạy trẻ em", AfrAsia Bank nhấn mạnh. "Trong khi đó, Mỹ có nhiều vấn đề về an toàn, đặc biệt tại các thành phố lớn như Chicago và Los Angeles".
Chưa hết, Australia còn được ca ngợi nhờ có mức thu nhập tối thiểu cao nhất thế giới. Tại quốc gia này, chênh lệch thu nhập giữa lao động chân tay và lao động văn phòng là khá nhỏ. Do đó, xã hội Australia trở nên bình đẳng hơn.
Chính sách nhập cư của Australia cũng thiên về ưu ái lao động lành nghề thay vì tạo điều kiện cho việc đoàn tụ gia đình. "Phần lớn người được nhập cư vào Australia là những người chuyên nghiệp như bác sĩ, kỹ sư, luật sư...", báo cáo phân tích.
Ngoài Sydney, các thành phố khác tại Australia như Melbourne, Sunshine Coast, Perth và Brisbane cũng thu hút nhiều triệu phú và tỷ phú USD.
Trong danh sách người giàu nhất Australia có khá nhiều người nhập cư. Có thể kể đến đại gia bất động sản Harry Triguboff, người sở hữu 9,2 tỷ USD, hay doanh nhân Frank Lowy (6,5 tỷ USD), người sáng lập tập đoàn trung tâm mua sắm Westfield.
"Vua bán lẻ trực tuyến" Ruslan Kogan (349 triệu USD) sinh sống ở Melbourne, trong khi ông Alan Joyce, CEO của hãng hàng không Qantas, chuyển từ Ireland đến sinh sống tại Australia từ năm 1996.