Thực phẩm xung khắc với thịt lợn: Ăn chung vừa giảm dinh dưỡng, lại hại thân

Thịt lợn nấu chung với những thực phẩm này vừa có hương vị không hấp dẫn, vừa không tốt, bạn nên chú ý.

5 thực phẩm kỵ với thịt lợn

Gan dê

Người xưa có câu: "Thịt lợn mà có gan dê, não tâm hư khí khó bề hấp thu" để nói về sự kỵ nhau của hai thực phẩm này. Theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó thịt lợn có thể sinh nhiệt. Ăn hai loại thực phẩm này cùng lúc có thể gây chướng bụng, khó chịu và đau.

Ngoài ra, gan dê có mùi hôi, nếu chế biến cùng thịt lợn thì có thể khiến món ăn có mùi vị khó chịu, khó ăn.

Thuc pham xung khac voi thit lon: An chung vua giam dinh duong, lai hai than

Rau mùi tây

Theo Đông y, thịt lợn có tác dụng ích khí còn mùi tây tính ôn. Nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau thì có thể gây phản tác dụng, sinh ra chướng bụng, khó tiêu nếu ăn quá nhiều.

Nước trà

Theo y học cổ truyền, không nên uống trà đá và ăn thịt lợn cùng thời điểm vì nó dễ gây táo bón.

Thịt bò

Thịt bò và thịt lợn là hai loại thịt có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên kết hợp chúng với nhau vì có thể làm giảm công dụng của từng loại thịt. Tốt nhất bạn nên nấu riêng hai loại thịt để đảm bảo mùi vị và dinh dưỡng.

Đậu tương

Theo Sohu, thịt lợn và đậu tương là hai thực phẩm kỵ nhau. Nguyên nhân là do đậu tương có hàm lượng phốt pho cao (khoảng 60-80% là phốt pho ở dạng axit phytic). Nếu ăn đậu tương cùng thịt lợn thì giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm có thể bị giảm, đặc biệt là giảm các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm... 

Lưu ý khi mua thịt lợn
Thuc pham xung khac voi thit lon: An chung vua giam dinh duong, lai hai than-Hinh-2

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), khi đi mua thịt lợn, người tiêu dùng cần ghi nhớ một số nguyên tắc để chọn được loại thịt ngon, đảm bảo chất lượng.

Đầu tiên, hãy chọn những miếng thịt có màu hồng sáng, phần bì mềm mại, thớ thịt săn. Khi dùng tay ấn vào miếng thịt thì thấy độ đàn hồi tốt. Dùng dao cắt có thể thấy có máu tiết ra. Cầm miếng thịt có cảm giác chắc chắn, không lỏng lẻo. 

Nếu thấy thịt có mùi hôi, ra nhớt thì không được mua. 

Nên mua thịt lợn ở những địa chỉ tin cậy.

Khi mua thịt về, nên rửa sạch trước khi chế biến. Có thể dùng muốt hạt hoặc nước muối pha loãng để rửa thịt. 

Mẹo phân biệt thịt "lợn nhà" và thịt lợn công nghiệp

Ai cũng biết thịt lợn nhà được nuôi theo kiểu truyền thống thơm ngon hơn lợn nuôi công nghiệp, nhưng làm sao để phân biệt?

Thịt "lợn nhà” luôn được các bà nội trợ ưa chuộng vì được nuôi theo cách truyền thống bằng thức ăn tự nhiên, không có phụ gia độc hại hay chất kích thích tăng trưởng, nhiều gia đình còn nuôi thả rông. Lợn phải mất ít nhất 10 tháng mới đạt kích thước xuất chuồng, thịt thơm ngon, săn chắc và rất lành. Tuy nhiên, sản lượng thịt lợn nuôi truyền thống không cao, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu.

Phần lớn thịt lợn bán trên thị trường hiện nay được nuôi kiểu công nghiệp, lợn đạt kích thước xuất chuồng trong thời gian rất ngắn, thịt không săn chắc, thơm và ngọt như lợn nuôi kiểu truyền thống.

Gặp miếng thịt này hãy ăn hoặc mua ngay, đó là miếng thịt ngon

Rất hiếm khi bạn có thể mua được một miếng thịt như vậy. Vì thế, nếu thấy, hãy mua hoặc giữ lại ăn ngay.

Thịt bò là thực phẩm vừa thơm ngon lại vô cùng bổ dưỡng vì thế nó được sử dụng nhiều trong bữa cơm gia đình. Thịt bò có thể đem luộc, nướng, hầm, ngâm mắm hay nấu phở... Món nào được làm từ thịt bò đều có hương vị hấp dẫn riêng.

Tuy nhiên, khi thái thịt bò, nhiều chị em từng tá hỏa khi thấy miếng thịt bò có hiện tượng lạ, ở lát cắt của thịt xuất hiện ánh sắc cầu vồng. Người thì cho rằng thịt bò bị hỏng, người lại nghĩ do bò nhiễm kim loại nặng, nhiễm độc... vì thế vội vàng vứt bỏ.