Thực hư việc tăng học phí đào tạo lái xe lên 30 triệu đồng

Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ VN) trả lời về việc một số trang mạng xã hội đưa tin năm 2020 sẽ tăng học phí đào tạo lái xe lên 30 triệu đồng. 

Những ngày qua, một số trang mạng đưa tin mức học phí đào tạo lái xe sẽ tăng gấp đôi từ 15 triệu đồng lên 30 triệu đồng do bổ sung thêm 100 giờ bao gồm các chương trình học mới về đạo đức lái xe và học sửa chữa xe cơ bản...
Tuy nhiên trao đổi với VietNamNet, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ VN) khẳng định, không có chuyện giá đào tạo lái ô tô tăng lên mức vài chục triệu đồng.
"Hiện nay mức học phí của mỗi người học lấy bằng lái B2 chỉ 7-8 triệu đồng và hoàn toàn không có chuyện học phí tăng lên 30 triệu. Việc có thông tin tăng mức học phí chỉ là chiêu trò đồn thổi để dụ dỗ người học trước khi thông tư 38/2019 có hiệu lực", ông Thống nói.
Thuc hu viec tang hoc phi dao tao lai xe len 30 trieu dong
 Không có chuyện học phí lái ô tô tăng lên 30 triệu đồng.
Thông tư 38/2019 quy định từ ngày 1/5, các trung tâm phải lắp thiết bị giám sát môn học lý thuyết, điểm chỉ bằng vân tay...
Tuy nhiên, việc các trung tâm trang bị thêm thiết bị giá thành tương đối rẻ nên không ảnh hưởng nhiều đến chi phí đào tạo.
Vụ trưởng nói rõ, cơ quan quản lý không chi phối mức học phí của các trung tâm đào tạo lái xe. Theo thông tư liên tịch 72 giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính, giao cho cơ sở đào tạo tự xây dựng mức phí trên cơ sở nội dung, chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, chi phí đào tạo... để xây dựng mức học phí.
Cơ sở đào tạo phải công khai mức học phí và trình cơ quan quản lý nhà nước địa phương theo dõi giám sát.
“Tuy giao cho trung tâm tự định mức giá nhưng theo cơ chế thị trường, trung tâm nào tăng cao quá sẽ bị người học tẩy chay. Hơn nữa cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào mức tính toán của trung tâm để có mức giá phù hợp, khi trung tâm tăng học phí mà không báo cáo sẽ bị xử lý theo quy định”, ông Thống nói.

Người Gia Lai ra Hải Phòng học lái xe: Những bất thường cần làm rõ

(Kiến Thức) - Có quá nhiều những điều bất thường liên quan vụ việc hàng chục người dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai khăn gói ra tận Hải Phòng để thi giấy phép lái xe cần được các cơ quan chức năng sớm làm sáng tỏ.

Hàng chục thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) không học để thi lấy bằng lái xe ô tô trên địa bàn tỉnh, mà phải khăn gói ra tận Hải Phòng để đóng tiền, nộp hồ sơ. Chuyện thật như đùa này đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt là thông tin từ chính những người này cho biết, lý do về Hải Phòng để thi bằng lái xe là do họ đã được “bao đậu” 100%, kể cả những người không biết chữ.

Cabin tập lái điện tử gần 500 triệu/cái: Có thiết thực hay...?

(Kiến Thức) - Được đánh giá là "công nghệ hiện đại" để "nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô" nhưng đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về sự thiết thực, tính hiệu quả của cabin tập lái điện tử.

“Mỗi học viên phải có tối thiểu 3 giờ tập luyện trên cabin tập lái điện tử”, đó là một trong những quy định trong chương trình đào tạo lái xe ô tô mới đang được dư luận quan tâm.
Nhiều câu hỏi được đặt ra về sự thiết thực của thiết bị công nghệ này cũng như hoài nghi về tính hiệu quả. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, một cabin tập lái điện tử có giá thành lên đến 500 triệu đồng/cái, trong khi cả nước có đến gần 400 cơ sở đào tại lái xe thì số tiền phải chi cũng lên tới gần 400 tỷ đồng, có là sự lãng phí?